Vấn đề giải quyết tranh chấp về cạnh tranh không lành mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn và khuyến nghị xử lý tại việt nam (Trang 55)

6. Kết cấu của Luận văn

2.3.2. Vấn đề giải quyết tranh chấp về cạnh tranh không lành mạnh

Xuất phát từ thực tế các vụ việc về cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trong thời gian qua, có nhiều vụ việc đòi hỏi nhà cơ quan chức năng phải nghiên cứu và áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp đối với một số vụ việc về cạnh tranh không lành mạnh. Với cơ chế xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhƣ hiện nay, số vụ việc đƣợc cơ quan quản lý cạnh tranh xử lý rõ ràng không phản ánh đúng thực trạng về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đang diễn ra. Điều đó cũng phản ánh đúng việc thiếu nguồn nhân lực để xử lý triệt để các vụ việc về cạnh tranh không lành mạnh. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh mới đƣợc tiếp cận chủ yếu theo

hƣớng xử lý mà ít trƣờng hợp đi vào giải quyết tranh chấp do khiếu kiện của một trong các bên.

Theo điều tra về nhu cầu và nguyện vọng giải quyết cạnh tranh xoay quanh phản ứng của bên vi phạm quyền lợi trƣớc các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhƣ sau. Đối với các hành vi kinh doanh làm ảnh hƣởng tới quyền lợi của ngƣời tiêu dùng thì hầu hết ngƣời tiêu dùng cho biết họ sẽ khiếu nại ngƣời bán nếu hàng hóa có chất lƣợng không đúng nhƣ quảng cáo. Nếu ngƣời bán không giải quyết thỏa đáng thì hầu nhƣ không đi kiện vì do sợ mất thời gian và chi phí, một số ít sợ không thằng kiện hay không biết kiện ở đâu. Đối với hành vi cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh, thì hầu hết các doanh nghiệp bị hại sẽ đi kiện khi bị đối thủ cạnh tranh tung tin thất thiệt. Tuy nhiên họ chỉ đi kiện khi có bằng chứng rõ ràng về việc đối thủ cạnh tranh có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Khi chọn giải pháp đi kiện thì không nhiều các doanh nghiệp chọn giải pháp khiếu nại ra Cục CT&BVNTD vì họ cho rằng cơ quan này không phải là cơ quan tƣ pháp nên phán quyết có hiệu lực không cao và quan trọng là quyền và lợi ích bị vi phạm không đƣợc giải quyết thỏa đáng.

Việc xử lý trƣớc tiên bằng các hình thức xử phạt hành chính đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ không khuyến khích việc gửi đơn tới cơ quan quản lý cạnh tranh để bảo vệ quyền lợi cho mình. Họ sẽ mất thời gian và chi phí theo kiện mà không đƣợc bù đắp về thiệt hại. Đây cũng là nguyên nhân tại sao các vụ ciệc cạnh tranh không lành mạnh vẫn chƣa đƣợc đƣa tới cơ quan quản lý cạnh tranh để giải quyết (cho tới 01/09/2006, lần đầu tiên hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị xử lý hành chính trên lãnh thổ Việt Nam bởi thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ với công ty cổ phần dƣợc phẩm Hà Tây với tổng số tiền phạt là 10,5 triệu đồng).

Ngoài ra, để khiếu nại hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải trải qua nhiều khâu: khiếu nại, điều tra không chính thức, điều tra chính thức (tiêu tốn khoảng 5, 6 tháng) sau đó vụ việc mới đƣợc đƣa ra xử lý. Với cách xử lý chậm chạp nhƣ vậy sẽ không giải quyết đƣợc những vụ vi phạm mang tính thời sƣ̣. Thêm vào đó, quy định buộc doanh nghiệp khiếu nại phải nộp phí 10 triệu đồng khi đề nghị điều tra hành vi

cạnh tranh không lành mạnh cũng là chƣa hợp lí. Thực tế, các doanh nghiệp “nạn nhân” mực dù thiệt thòi rất lớn về uy tín và tài sản nhƣng họ không muốn ra tòa.

Hơn nữa, không phải lúc nào một hành vi cạnh tranh không lành mạnh diễn ra cũng bị cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện để xử lý, mà ngƣời phát hiện đầu tiên hành vi đó phải là chủ thể bị xâm phạm bởi hành vi đó. Nhƣng nếu chủ thể bị xâm hại đó không khiếu nại tới cơ quan quản lý cạnh tranh và cơ quan quản lý cạnh tranh không phát hiện ra thì hành vi đó đƣơng nhiên không bị xử lý. Thực trạng này rất dễ xảy ra trong tình trạng hiểu biết pháp luật của ngƣời dân ở nƣớc ta còn thấp. Lấy ví dụ nhƣ vị cạnh tranh “hi hữu” bằng mắm tôm giữa hai cửa hàng chuyên kinh doanh tơ lụa Hadong Silk và Tân Thành Silk. Cửa hàng Tân Thành Silk ở cùng số nhà, nhƣng do bị khuất bên trong nên bị cửa hàng Hadong Silk giành hết khách. Chủ hiệu Tân Thành Silk đã dùng hai chậu mắm tôm và lòng lợn thối trong nhà, dùng quạt công nghiệp và quạt hơi ra ngoài khiến khách hàng không thể chịu nổi mùi hôi thối đã bỏ đi. Hậu quả là cửa hàng Hadong Silk bị ảnh hƣởng mất khách hàng, thiệt hại trong 2 tháng liền lên tới năm, sáu chục triệu đồng. Khi đƣợc hỏi về cách xử lý vụ việc thì ông phó chủ tịch Ủy ban nhân dân phƣờng Hàng Gai (Hoàn Kiếm – Hà Nội) trả lời “… Phƣờng không biết dựa vào văn bản nào để xử lý cả…”. Các cơ quan chức năng cũng lâm vào tình trạng tƣơng tự. Đây là những thách thức rất lớn đặt ra trong quá trình xử lý, giải quyết tranh chấp phát sinh do hành vi cạnh tranh không lành mạnh

2.3.3. Vấn đề “Tố tụng kép” trong việc bồi thường thiệt hại

Luật Cạnh tranh không phân chia riêng biệt thẩm quyền xử lý các vụ vi phạm pháp Luật Cạnh tranh không lành mạnh cho Tòa án dân sự mà giao cho Cục CT&BVNTD trực tiếp xử lý. Vấn đề này cũng chƣa đƣợc thay đổi theo Luật Cạnh tranh năm 2018. Theo quy định tại Điều 118, khoản 2 Luật Cạnh tranh: “Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi khác vi phạm quy định của Luật này không thuộc trường hợp tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền xử phạt tiến hành phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan”. Nhƣ vậy về cơ

bản hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ đƣợc xử lý theo pháp luật hành chính. Trƣớc đó, Điều 117 có quy định: “Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại tới lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Ngƣời ta có thể hiểu đƣợc rằng, bên bị thiệt hại muốn đƣợc bồi thƣờng thiệt hại phải kiện ra Tòa dân sự (Toà án nhân dân) để bù đắp thiệt hại bởi hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Nhƣ vậy sẽ cần 2 giai đoạn tố tụng riêng biệt để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Hơn nữa, khi xem xét vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, các Tòa án Việt Nam có xu hƣớng xem xét cả nội dung lẫn hình thức vụ việc. Trong trƣờng hợp này ngƣời khiếu nại về cạnh tranh không lành mạnh sẽ phải thực hiện liên tiếp hai thủ tục tố tụng tại cơ quan quản lý cạnh tranh (để đình chỉ vi phạm) và Tòa án (để yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại). Có thể thấy cách làm nhƣ vậy tƣơng đối phức tạp, mất thời gian, mặt khác còn đặt ra vấn đề thẩm quyền của Tòa án xử lý.

2.3.4. Vấn đề văn hóa, thói quen kinh doanh

Văn hóa và thói quen kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hƣởng lớn hành vi kinh doanh và có thể dẫn tới hành vi cạnh tranh lành mạnh (hoặc không lành mạnh). Văn hóa và thói quen kinh doanh không chỉ là yếu tố giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín mà còn cơ sở nền tảng để doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, tôn trọng lợi ích của doanh nghiệp cùng cạnh tranh, của ngƣời tiêu dùng. Văn hoá và thói quen kinh doanh cũng thể hiện trình độ phát triển của doanh nghiệp, của quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thông thƣờng, nếu văn hóa và thói quen kinh doanh của doanh nghiệp thấp, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cạnh tranh không công bằng trên thị trƣờng càng nhiều và ngƣợc lại (Tăng Văn Nghĩa , 2014, tr. 96). Trong điều kiện kinh doanh tại Việt Nam hiện nay – do thời gian chuyển đổi cơ kinh tế (thị trƣờng) chƣa nhiều, những thói quen kinh doanh tốt chƣa đƣợc nhấn mạnh, nguy xuất hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là rất cao do doanh nghiệp luôn đặt mục tiêu lợi nhuận quá cao.

Tóm lại, trên thị trƣờng Việt Nam hiện nay các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngày càng nảy sinh phức tạp và tinh vi hơn gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hƣởng tới lợi ích của ngƣời tiêu dùng và làm phƣơng hại tới cả nền kinh tế. Với thực trạng nhƣ vậy thì vấn đề phát huy vai trò của các cơ quan chức năng, của pháp luật trong việc ngăn chặn, xử lý doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật là hết sức cần thiết.

CHƢƠNG III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT XỬ LÝ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

3.1. Xu hƣớng cạnh tranh không lành mạnh và nhu cầu xử lý tại Việt Nam. Nam.

Trong xu thế chung của nền kinh tế thị trƣờng, trong thời gian tới chắc chắn số lƣợng các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh do cơ quan cạnh tranh tiếp nhận và xem xét xử lý dự kiến sẽ tăng lên đáng kể. Do thực tiễn hoạt động thị trƣờng với tình hình kinh tế có dấu hiệu suy thoái, các doanh nghiệp sẽ tìm kiếm các biện pháp cạnh tranh mạnh mẽ hơn, có thể dẫn đến các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Mặt khác, với việc mở cửa nhiều ngành, lĩnh vực kinh doanh để đáp ứng các cam kết của nƣớc ta trong việc hội nhập WTO cũng nhƣ các hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới (FTA), các doanh nghiệp, tập đoàn nƣớc ngoài sẽ tham gia sâu rộng hơn vào đời sống kinh tế trong nƣớc, từ đó có thể xuất hiện các dạng thức cạnh tranh mới, đòi hỏi cơ quan quản lý có sự nghiên cứu, đánh giá cả hai mặt tích cực, tiêu cực và đề xuất các biện pháp điều chỉnh nếu cần thiết.

Tỷ lệ các vụ việc do Cục CT&BVNTD chủ động tiến hành điều tra sẽ giảm đi, đồng thời các vụ việc điều tra theo khiếu nại của các bên liên quan sẽ gia tăng. Xu hƣớng này phù hợp với bản chất của yêu cầu điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Do cơ chế thị trƣờng cho phép các doanh nghiệp tự do hoạt động kinh doanh và cạnh tranh, họ có thể lựa chọn và sáng tạo nhiều các biện pháp cạnh tranh đa dạng và phong phú xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận. Quy định của pháp luật cũng nhƣ cơ quan quản lý nhà nƣớc không thể can thiệp quá rộng hoặc quá sâu vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nếu không sẽ kìm hãm động lực phát triển của các doanh nghiệp trên thị trƣờng. Các hành vi cạnh tranh chỉ bị điều chỉnh, ngăn chặn khi trở nên thái quá, gây ảnh hƣởng tiêu cực tới lợi ích của các tổ chức, cá nhân khác và của cả xã hội. Do đó, các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh về dài hạn sẽ chủ yếu dựa trên cơ sở khiếu nại của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc đe dọa bị thiệt hại. Nếu các bên liên quan thể hiện ý chí chấp nhận hành vi cạnh tranh, coi là hoạt động thực tiễn thông thƣờng trên thị trƣờng, cơ quan quản lý sẽ không xem xét can thiệp, ngăn chặn hành vi đó.

Qua phân tích cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, thấy các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh ngày càng tinh vi nên rất khó kiểm soát. Tuy mức độ gay gắt, quyết liệt chƣa thể bằng các nƣớc phát triển nhƣng cũng gây nhiều tiêu cực cho nền kinh tế, ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp cùa doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng và lợi ích xã hội nói chung.

Các chủ thể kinh doanh vừa và nhỏ và cạnh tranh lành mạnh chịu sức ép nặng nề từ các đối thủ tiềm năng về sức mạnh kinh tế cũng nhƣ thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh. Do vây hơn lúc nào hết, các chủ thể kinh doành này thực sự cần một môi trƣờng kinh doanh bình đẳng, lành mạnh để tồn tại và phát triển.

Hơn nữa với những quy định của pháp luật hiện hành dù cho có đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh nhƣng cũng chƣa đủ điều kiện về tiền đề pháp lý để chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã, đang và sẽ diễn ra. Bởi vì các quy định nằm rải rác ở nhiều văn bản thuộc các lĩnh vực khác nhau, vừa không nêu rõ những dấu hiệu đặc trƣng của hành vi vi phạm vì thế việc thực thi có nhiều hạn chế.

Bên cạnh những thiếu sót của pháp luật, cơ chế đảm bảo trật tự quản lý cạnh tranh lành mạnh cũng chƣa đƣợc xác lập phù hợp, vững chắc. Kinh nghiệm của các nƣớc cho thấy ngay cả khi xây dựng đƣợc một hệ thống cơ quan chuyên trách việc đấu tranh chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì kết quả vẫn còn nhiều hạn chế. Trong khi đó ở nƣớc ta hiện nay Cục CT&BVNTD của Bộ công thƣơng chuyên trách trong lĩnh vực này hoạt động chƣa thật sự hiệu quả.

Cùng những đòi hỏi của việc thực thi thị trƣờng, chúng ta đã là thành viên của khối ASEAN, APEC, WTO, khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) cũng nhƣ ký kết nhiều hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới... điều đó có nghĩa chúng ta có cơ hội thúc đẩy giao lƣu kinh tế, thu hút đầu tƣ, chuyển giao công nghệ... vừa phải cam kết thực hiện mọi tuyên bố, mọi hiệp định về kinh tế của tổ chức đó nhƣ cắt giảm thuế quan, loại bỏ hạn chế sản lƣợng hàng nhập khẩu, mở cửa thị trƣờng... Điều đó có nghĩa là nền kinh tế thị trƣờng của nƣớc ta ngày càng phát triển và cơ hội cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngày càng gia tăng.

Chính vì vậy nhu cầu về xử lý và giải quyết tranh chấp cạnh tranh không lành mạnh ở nƣớc ta một cách thỏa đáng là tất yếu khách quan. Đòi hỏi chúng ta phải thiết lập và duy trì trật tự cạnh tranh, chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thông qua việc xử và giải quyết nhóm hành vi này một cách hữu hiệu.

3.2. Một số đề xuất cụ thể nhằm đảm bảo hiệu quả việc xử lý và giải quyết tranh chấp về cạnh tranh không lành mạnh tranh chấp về cạnh tranh không lành mạnh

3.2.1. Về cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp

3.2.1.1. Đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh a) Về khái niệm cạnh tranh không lành mạnh a) Về khái niệm cạnh tranh không lành mạnh

Với mô hình một luật điều chỉnh cả hành vi hạn chế cạnh tranh và chống cạnh tranh không lành mạnh đã khép lại những tranh luận của giới khoa học pháp lý xung quanh việc ban hành một hay nhiều điều luật về cạnh tranh ở Việt Nam khi so sánh với hệ thống pháp luật cạnh tranh của nhiều nƣớc trên thế giới, mà ở đó pháp luật cạnh tranh đƣợc ban hành ở nhiều đạo luật (Ở Hoa Kì có ít nhất 6 đạo luật, Trung Quốc có Luật Cạnh tranh không lành mạnh và Luật kiểm soát độc quyền…)

Nhƣ chúng ta đã phân tích tại phần Chƣơng I về khái niệm cạnh tranh không lành mạnh tại khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh thì việc cần thiết hiện nay là làm rõ nội dung “các chuẩn mực thông thƣờng về đạo đức kinh doanh”. Tƣơng tự nhƣ vậy, Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác” (khoản 6 Điều 3). Về cơ bản, Luật Cạnh tranh mới không tiếp tục quy định một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã đƣợc quy định trong một số luật khác và khẳng định nguyên tắc các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã đƣợc quy định tại các luật khác đƣợc thực hiện theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn và khuyến nghị xử lý tại việt nam (Trang 55)