Các chế tài áp dụng đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn và khuyến nghị xử lý tại việt nam (Trang 40 - 42)

6. Kết cấu của Luận văn

2.1.2. Các chế tài áp dụng đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều trực tiếp hay gián tiếp gây thiệt hại cho các quan hệ đƣợc pháp Luật Cạnh tranh bảo vệ. Do đó, các chủ thể thực hiện hành vi này phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý nhất định.

*) Trách nhiệm hành chính:

Việc xử lý hành vi vi phạm về cạnh tranh không đƣợc lành mạnh đƣợc quy định tại mục 8 Chƣơng V Luật Cạnh tranh năm 2004 và đƣợc hƣớng dẫn chi tiết trong các Nghị định 105/2005/NĐ-CP, Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2014 của chính phủ quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp

luật trong lĩnh vực cạnh tranh (tƣ̀ nay go ̣i tắt là Nghi ̣ đi ̣nh 71), cũng nhƣ trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Khoản 1 Điều 3 Nghị định 71 tại khoản 1 Điều 3 quy định các hình thức xử phạt chính gồm:

- Cảnh cáo. - Phạt tiền.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

- Tịch thu tang vật, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu đƣợc từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định nêu trên, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau:

- Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng;

- Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua;

- Buộc cải chính công khai;

- Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh;

- Buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhƣng không sử dụng;

- Buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trƣờng hoặc phát triển kinh doanh;

- Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;

- Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;

- Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có lý do chính đáng;

- Buộc khôi phục lại hợp đồng đã hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.

*) Trách nhiệm dân sự:

Tổ chức, cá nhân có hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thƣờng. Việc bồi thƣờng thiệt hại đƣợc thực hiện theo các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.

*) Trách nhiệm hình sự:

Pháp nhân thƣơng mại, cá nhân có hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại chƣơng XVIII: “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” của Bộ luật Hình sự năm 2015 bao gồm: tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (điều 194); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú ý, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 195), tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Điều 217), tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phƣơng thức đa cấp (Điều 217a)… Hình phạt có thể áp dụng đối với những ngƣời phạm các tội danh trên thƣờng là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn và khuyến nghị xử lý tại việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)