Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn và khuyến nghị xử lý tại việt nam (Trang 26 - 28)

6. Kết cấu của Luận văn

1.3.6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Nhƣ chúng ta đã biết, quảng cáo là một trong những phƣơng tiện cạnh tranh của doanh nghiệp. Mục đích của quảng cáo là để giới thiệu, khuyếch trƣơng hàng

hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Quảng cáo là việc giới thiệu đến khách hàng về hình ảnh của doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ...nhằm cung cấp thông tin, đẩy nhanh tốc độ giao dịch giữa nhà cung cấp và khách hàng. Quảng cáo có thể làm cho khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế của doanh nghiệp. Ngày nay nhu cầu quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng của doanh nghiệp ngày càng tăng, đƣợc thể hiện trên phƣơng tiện thông tin đại chúng, các xuất bản phẩm, các loại bảng biển, pano, áp phích... Điều 102 Luật thƣơng mại 2005 quy định: “Quảng cáo thƣơng mại là hoạt động xúc tiến thƣơng mại của thƣơng nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình”.

Từ khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, có thể coi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là hành vi quảng cáo không trung thực và không thiện chí của doanh nghiệp, thƣơng nhân nhằm mục đích cạnh tranh. Không trung thực thể hiện ở việc cung cấp những thông tin sai lệch, gian dối để lôi kéo khách hàng. Không thiện chí thể hiện ở việc công kích hoặc lợi dụng hoạt động kinh doanh của đối thủ để nâng cao vị thế của mình. Nhằm bảo vệ các doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng và duy trì môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, Điều 45 Luật Cạnh tranh quy định cụ thể các hành vi quảng cáo bị cấm sau đây:

- So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác.

- Bắt chƣớc một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng; việc bắt chƣớc một sản phẩm quảng cáo khác có thể thông qua hình ảnh quảng cáo, nội dung quảng cáo… tƣơng tự làm cho ngƣời tiêu dùng nhầm tƣởng sản phẩm đang quảng cáo là sản phẩm quảng cáo trƣớc đó.

- Đƣa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về giá, số lƣợng, chất lƣợng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, nơi sản xuất, ngƣời gia công, nơi gia công, hoặc cách thức sử dụng, phƣơng thức phục vụ, thời hạn bảo hành, hoặc các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.

- Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm. Đây là một quy định có tính chất mở của Luật Cạnh tranh năm 2004 để cấm các hoạt động quảng cáo khác đƣợc quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật ngoài Luật Cạnh tranh nhƣ Luật Thƣơng mại, Luật Quảng cáo...

Nhìn chung, Luật Cạnh tranh năm 2004 đã có những chế định khá đầy đủ để điều chỉnh hành vi quảng cáo không lành mạnh. Các hành vi quảng cáo luôn biến đổi không ngừng và có những biểu hiện hết sức phong phú. Vì vậy, vấn đề hoàn thiện chế định này cần đƣợc chú trọng.

Tóm lại, những quảng cáo với mục đích cạnh tranh không lành mạnh bao gồm quảng cáo so sánh nhằm hạ thấp chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ của thƣơng nhân khác (quảng cáo so sánh); quảng cáo hàng hóa của mình trên cơ sở bắt chƣớc, lạm dụng uy tín của một sản phẩm khác cùng loại (bắt chƣớc, lạm dụng uy tín); sử dụng sản phẩm quảng cáo hoặc những thông tin có thể gây nhầm lẫn lừa dối khách hàng để dụ dỗ khách hàng (quảng cáo không trung thực). Những hoạt động quảng cáo nhƣ vậy bị cấm theo quy định của Luật Cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn và khuyến nghị xử lý tại việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)