Bán hàng đa cấp bất chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn và khuyến nghị xử lý tại việt nam (Trang 32 - 34)

6. Kết cấu của Luận văn

1.3.9. Bán hàng đa cấp bất chính

Mặc dù vẫn còn có những ý kiến khác nhau về phạm vi điều chỉnh của Luật cạnh tranh, trong giai đoạn xây dựng Luật Cạnh tranh cơ quan lập pháp đã mở rộng nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh đến cả hoạt động bán hàng đa cấp5.

Có thể hiểu bản hàng đa cấp là một hình thức bán hàng trực tiếp, trong đó hàng hóa đƣợc bán trực tiếp từ nhà phân phối độc lập đến ngƣời tiêu dùng mà không nhất thiết phải thông qua địa điểm bán lẻ cố định. Mối quan hệ giữa nhà phân phối và doanh nghiệp trong mạng lƣới bán hàng đa cấp là mối quan hệ của việc tham gia, hoặc rút khỏi mạng lƣới bán hàng. Doanh nghiệp là chủ sở hữu hàng hóa, ngƣời phân phối nhận tiền thù lao từ doanh nghiệp.

Mức thù lao tính trên cơ sở doanh số bán hàng trực tiếp của nhà phân phối và doanh số của những ngƣời bán hàng cấp dƣới trong mạng lƣới bán hàng của nhà phân phối.

Cùng với sự phát triển của phƣơng thức bán hàng đa cấp (chân chính), mô hình kinh doanh kim tự tháp cũng xuất hiện chứa đựng nhiều bất cập liên quan đến quyền lợi của các thành viên tham gia và khách hàng. Đây là mô hình kinh doanh dễ bị lạm dụng nhằm thu lợi bất chính. Theo quy định của Luật Cạnh tranh, về nguyên tắc bán hàng đa cấp không vi phạm pháp luật. Pháp luật chỉ cấm hành vi này khi có dấu hiệu bất chính.

Việc phân biệt giữa bán hàng đa cấp thông thƣờng và bán hàng đa cấp bất chính cũng dựa vào tiêu chí, đặc điểm của cạnh tranh không lành mạnh. Ngƣời ta thƣờng dựa vào các tiêu chí nhƣ: việc thực hiện nghĩa vụ đặt cọc, nguồn gốc tiền thƣởng, có mua lại hàng hóa đã giao cho ngƣời bán hàng hay không...

Điều 48 Luật Cạnh tranh năm 2004 cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi bán hàng đa cấp nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng ngƣời tham gia mạng lƣới bán hàng đa cấp nhƣ sau:

- Yêu cầu ngƣời muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lƣợng hàng hóa ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để đƣợc tham gia vào mạng lƣới bán hàng đa cấp. Đặt cọc về bản chất là một trong những biện pháp bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên trong phƣơng thức bán hàng đa cấp, đặt cọc –một biện pháp đƣợc sử dụng nhƣ là việc buộc ngƣời muốn tham gia phải mua quyền đƣợc tham gia vào mạng lƣới bán hàng mà không liên quan đến việc đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Thực tế xảy ra trƣờng hợp doanh nghiệp bán hàng đa cấp yêu cầu ngƣời muốn tham gia vào mạng lƣới này phải đặt cọc hoặc phải mua một lƣợng hàng hóa ban đầu rồi chiếm dụng tiền, lừa đảo, thu lợi bất chính từ những ngƣời muốn tham gia mạng bán hàng đa cấp.

- Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho ngƣời tham gia để bán lại. Đây là hành vi của thành viên tham gia mạng lƣới bán hàng đa cấp khi chấm dứt hợp đồng bán hàng đa cấp có thể đƣợc trả lại hàng hóa đã mua từ doanh nghiệp bán hàng đa cấp và đƣợc nhận lại số tiền tối thiểu bằng 90% số tiền đã bỏ ra để mua hàng hóa sau khi trừ đi chi phí hợp lý.Việc mua lại hàng hóa trên nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng và của ngƣời tham gia bán hàng đa cấp. Tuy nhiên trên thực tế nhiều doanh nghiệp bán hàng đa cấp không cam kết mua lại hàng hóa mức giá ít nhất 90% giá hàng hóa đã bán cho ngƣời tham gia để bán lại, gây thiệt hại cho ngƣời tham gia và ngƣời tiêu dùng.

- Cho ngƣời tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thƣởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ ngƣời khác tham gia mạng lƣới bán hàng đa cấp. Ngƣời tham gia mạng lƣới bán hàng đa cấp phải làm cho hàng hóa đến tay ngƣời tiêu dùng. Nếu ngƣời này chỉ giới thiệu cho ngƣời khác tham gia vào mạng lƣới bán hàng đa cấp thì sẽ dẫn đến trƣờng hợp những ngƣời tham gia không quan tâm đến việc bán hàng mà chỉ tìm cách lôi kéo, dụ dỗ càng nhiều ngƣời tham gia vào mạng lƣới càng tốt để hƣởng tiền hoa hồng. Những ngƣời bị dụ dỗ đó phải trả tiền mua quyền tham gia vào mạng lƣới bán hàng nhƣng chƣa chắc đã nhận đƣợc tiền hoa hồng vì chƣa biết có khả năng bán đƣợc hàng hay không nên họ lại tiếp tục dụ dỗ những ngƣời khác tham gia vào mạng lƣới. Doanh nghiệp đƣợc lợi vì không cần bán hàng đến tay ngƣời tiêu dùng mà vẫn tiêu thụ đƣợc hàng hóa với giá cao.

- Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lƣới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ ngƣời khác tham gia.

Trong những năm gần đây, phƣơng thức bán hàng đa cấp xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô cũng mở rộng hơn tại thị trƣờng Việt Nam. Bởi vậy các hành vi bán hàng đa cấp bất chính có xu hƣớng gia tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn và khuyến nghị xử lý tại việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)