Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn và khuyến nghị xử lý tại việt nam (Trang 28 - 30)

6. Kết cấu của Luận văn

1.3.7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Theo khoản 1 Điều 88 Luật Thƣơng mại 2005, khuyến mại là “hoạt động xúc tiến thƣơng mại của thƣơng nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”. Trong điều kiện tự do cạnh tranh, các hoạt động khuyến mại của doanh nghiệp ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, theo đó cũng xuất hiện những thủ thuật khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Khi khuyến mại bị lạm dụng quá mức có thể làm các doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản. Hệ quả là ngƣời tiêu dùng sẽ không còn cơ hội để lựa chọn nhà cung cấp khác và doanh nghiệp khuyến mãi sau khi chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng sẽ bỏ khuyến mãi và có thể áp dụng những điều kiện thƣơng mại bất lợi cho khách hàng.

Dƣới giác độ kinh tế, khuyến mại mang lại lợi ích trực tiếp và trƣớc mắt cho khách hàng, làm cho các giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng đƣợc thúc đẩy. Do có lợi ích trƣớc mắt, khách hàng bởi các biện pháp khuyến mại cho doanh

nghiệp có thể xây dựng và củng cố mối quan hệ với khách hàng tốt hơn. Tuy nhiên nếu khuyến mại bị lạm dụng nhằm lôi kéo khách hàng, nó có thể gây thiệt hại cho các chủ thể cạnh tranh khác, đặc biệt là doang nghiệp vừa và nhỏ. Trƣờng hợp nghiêm trọng, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể bị phá sản do không thể thực hiện đƣợc chiến lƣợc cạnh tranh tƣơng ứng. Hệ quả là ngƣời tiêu dùng sẽ không còn cơ hội lựa chọn nhà cung cấp khác và doanh nghiệp khuyến mại sau khi đã chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng sẽ bỏ khuyến mại và áp đặt những điều kiện bất lợi với khách hàng. Pháp luật cạnh tranh tiếp cận khuyến mại ở mặt trái của hành vi, nghĩa là chỉ đề cập tới khuyến mại có mục đích cạnh tranh không lành mạnh và chúng có thể bị cấm.

Do đó, Điều 46 Luật Cạnh tranh năm 2004 cấm các hoạt động khuyến mại sau đây:

- Tổ chức khuyến mại gian dối về giải thƣởng. Hành vi này nhằm lôi kéo khách hàng, ngƣời tiêu dùng tham gia vào chƣơng trình khuyến mại một cách không trung thực. Hành vi này có thể thực hiện bằng nhiều cách thức nhƣ: không có giải thƣởng, hoặc có nhƣng không đúng với những gì đã công bố, cách thức lựa chọn ngƣời trúng thƣởng gian dối đƣa ngƣời ngầm chỉ định nhận giải thƣởng.

- Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa đối khách hàng. Hành vi này doanh nghiệp đƣa ra những thông tin không đúng đối tƣợng về khuyến mại, hàng hóa, dịch vụ có kèm theo khuyến mại nhằm lừa dối khách hàng. Trƣờng hợp này có thể hiểu nếu không có thông tin về khuyến mại gian dối nhƣ vậy, khách hàng sẽ không lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp.

- Phân biệt đối xử với các khách hàng nhƣ nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chƣơng trình khuyến mại. Đây là hành vi phân biệt đối xử trực tiếp đến quyền lợi chính đáng của khách hàng, ngƣời tiêu dùng . Doanh nghiệp đã lạm dụng khuyến mại để thu hút khách hàng mà không thực hiện trao giá trị khuyến mại bình đẳng giữa họ với trƣờng hợp tƣơng tự.

- Tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhƣng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình;

- Các hoạt động khuyến mại khác mà pháp luật có quy định cấm.

Ngoài ra để xác định một khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh cũng cần xem xét những dấu hiệu bổ sung sau đây:

-Liệu khuyến mại có giá trị quá lớn trong mối tƣơng quan với giá trị của hàng hóa, dịch vụ đƣợc cung cấp hay không, chẳng hạn nhƣ “mua 2 tặng 1”?

- Liệu khuyến mại có thời gian quá dài hay không? Nếu khuyến mại trong thời gian dài, đồng nghĩa với doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ giá thấp nhằm tạo lợi thế cạnh tranh.

- Liệu hàng hóa mua và sản phẩm khuyến mại có quan hệ gần gũi với nhau hay không? Trong mối quan hệ nếu hàng hóa mua bán và sản phẩm khuyến mại có quan hệ phụ thuộc vào nhau và với giá trị nhỏ thƣờng chấp nhận.

- Liệu việc đƣa ra khuyến mại có hợp lý về việc thúc đẩy quan hệ mua bán hàng hóa hay không?

- Liệu khuyến mại có phù hợp với chuẩn mực đạo đức kinh doanh hay không? Nhƣ vậy, bên cạnh nhƣng mặt tích cực của hoạt động khuyến mại thì nó cũng đang bộc lộ những hạn chế ngày một nhiều hơn trong nền kinh tế thị trƣờng… Luật Cạnh tranh năm 2004 đã có những quy định bƣớc đầu tại cơ sở để các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền áp dụng trong quá trình đấu tranh chống lại hành vi này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn và khuyến nghị xử lý tại việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)