Xu hƣớng cạnh tranh không lành mạnh và nhu cầu xử lý tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn và khuyến nghị xử lý tại việt nam (Trang 60 - 62)

6. Kết cấu của Luận văn

3.1. Xu hƣớng cạnh tranh không lành mạnh và nhu cầu xử lý tại Việt Nam.

Nam.

Trong xu thế chung của nền kinh tế thị trƣờng, trong thời gian tới chắc chắn số lƣợng các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh do cơ quan cạnh tranh tiếp nhận và xem xét xử lý dự kiến sẽ tăng lên đáng kể. Do thực tiễn hoạt động thị trƣờng với tình hình kinh tế có dấu hiệu suy thoái, các doanh nghiệp sẽ tìm kiếm các biện pháp cạnh tranh mạnh mẽ hơn, có thể dẫn đến các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Mặt khác, với việc mở cửa nhiều ngành, lĩnh vực kinh doanh để đáp ứng các cam kết của nƣớc ta trong việc hội nhập WTO cũng nhƣ các hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới (FTA), các doanh nghiệp, tập đoàn nƣớc ngoài sẽ tham gia sâu rộng hơn vào đời sống kinh tế trong nƣớc, từ đó có thể xuất hiện các dạng thức cạnh tranh mới, đòi hỏi cơ quan quản lý có sự nghiên cứu, đánh giá cả hai mặt tích cực, tiêu cực và đề xuất các biện pháp điều chỉnh nếu cần thiết.

Tỷ lệ các vụ việc do Cục CT&BVNTD chủ động tiến hành điều tra sẽ giảm đi, đồng thời các vụ việc điều tra theo khiếu nại của các bên liên quan sẽ gia tăng. Xu hƣớng này phù hợp với bản chất của yêu cầu điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Do cơ chế thị trƣờng cho phép các doanh nghiệp tự do hoạt động kinh doanh và cạnh tranh, họ có thể lựa chọn và sáng tạo nhiều các biện pháp cạnh tranh đa dạng và phong phú xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận. Quy định của pháp luật cũng nhƣ cơ quan quản lý nhà nƣớc không thể can thiệp quá rộng hoặc quá sâu vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nếu không sẽ kìm hãm động lực phát triển của các doanh nghiệp trên thị trƣờng. Các hành vi cạnh tranh chỉ bị điều chỉnh, ngăn chặn khi trở nên thái quá, gây ảnh hƣởng tiêu cực tới lợi ích của các tổ chức, cá nhân khác và của cả xã hội. Do đó, các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh về dài hạn sẽ chủ yếu dựa trên cơ sở khiếu nại của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc đe dọa bị thiệt hại. Nếu các bên liên quan thể hiện ý chí chấp nhận hành vi cạnh tranh, coi là hoạt động thực tiễn thông thƣờng trên thị trƣờng, cơ quan quản lý sẽ không xem xét can thiệp, ngăn chặn hành vi đó.

Qua phân tích cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, thấy các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh ngày càng tinh vi nên rất khó kiểm soát. Tuy mức độ gay gắt, quyết liệt chƣa thể bằng các nƣớc phát triển nhƣng cũng gây nhiều tiêu cực cho nền kinh tế, ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp cùa doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng và lợi ích xã hội nói chung.

Các chủ thể kinh doanh vừa và nhỏ và cạnh tranh lành mạnh chịu sức ép nặng nề từ các đối thủ tiềm năng về sức mạnh kinh tế cũng nhƣ thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh. Do vây hơn lúc nào hết, các chủ thể kinh doành này thực sự cần một môi trƣờng kinh doanh bình đẳng, lành mạnh để tồn tại và phát triển.

Hơn nữa với những quy định của pháp luật hiện hành dù cho có đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh nhƣng cũng chƣa đủ điều kiện về tiền đề pháp lý để chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã, đang và sẽ diễn ra. Bởi vì các quy định nằm rải rác ở nhiều văn bản thuộc các lĩnh vực khác nhau, vừa không nêu rõ những dấu hiệu đặc trƣng của hành vi vi phạm vì thế việc thực thi có nhiều hạn chế.

Bên cạnh những thiếu sót của pháp luật, cơ chế đảm bảo trật tự quản lý cạnh tranh lành mạnh cũng chƣa đƣợc xác lập phù hợp, vững chắc. Kinh nghiệm của các nƣớc cho thấy ngay cả khi xây dựng đƣợc một hệ thống cơ quan chuyên trách việc đấu tranh chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì kết quả vẫn còn nhiều hạn chế. Trong khi đó ở nƣớc ta hiện nay Cục CT&BVNTD của Bộ công thƣơng chuyên trách trong lĩnh vực này hoạt động chƣa thật sự hiệu quả.

Cùng những đòi hỏi của việc thực thi thị trƣờng, chúng ta đã là thành viên của khối ASEAN, APEC, WTO, khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) cũng nhƣ ký kết nhiều hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới... điều đó có nghĩa chúng ta có cơ hội thúc đẩy giao lƣu kinh tế, thu hút đầu tƣ, chuyển giao công nghệ... vừa phải cam kết thực hiện mọi tuyên bố, mọi hiệp định về kinh tế của tổ chức đó nhƣ cắt giảm thuế quan, loại bỏ hạn chế sản lƣợng hàng nhập khẩu, mở cửa thị trƣờng... Điều đó có nghĩa là nền kinh tế thị trƣờng của nƣớc ta ngày càng phát triển và cơ hội cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngày càng gia tăng.

Chính vì vậy nhu cầu về xử lý và giải quyết tranh chấp cạnh tranh không lành mạnh ở nƣớc ta một cách thỏa đáng là tất yếu khách quan. Đòi hỏi chúng ta phải thiết lập và duy trì trật tự cạnh tranh, chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thông qua việc xử và giải quyết nhóm hành vi này một cách hữu hiệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn và khuyến nghị xử lý tại việt nam (Trang 60 - 62)