Tổng quan xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn và khuyến nghị xử lý tại việt nam (Trang 42 - 49)

6. Kết cấu của Luận văn

2.2.1. Tổng quan xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế thị trƣờng ngày càng đa dạng và phát triển trên tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên viê ̣c xảy ra các tranh chấp là điều khó tránh khỏi . Việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp nào vừa đảm bảo có lợi cho doanh nghiệp, vừa duy trì các mối quan hệ làm ăn là việc doanh nghiệp cần cân nhắc. Việc giải quyết tranh chấp dựa trên

nguyên tắc quan trọng là quyền tự định đoạt giữa các bên. Cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chỉ can thiệp khi có yêu cầu của một trong các bên.

Kể từ khi Luật Cạnh tranh năm 2004 có hiệu lực, Cục QLCT đã thụ lý và giải quyết một khối lƣợng lớn các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh. Số lƣợng các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh lớn hơn rất nhiều so với vụ việc hạn chế cạnh tranh. Trong năm 2016, Cục đã tiếp nhận 18 hồ sơ đề nghị tham vấn hoặc phản ánh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trong đó chủ yếu là các hành vi bán hàng đa cấp bất chính (Cục QLCT&BVNTD, 2016, tr. 11). Trong năm 2017, đã ban hành quyết định điều tra đối với 19 vụ việc liên quan đến 12 hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có 18 vụ việc đã ban hành quyết định xử lý (thu ngân sách nhà nƣớc tổng số tiền phạt là 2.691.000.000 đồng) và 01 vụ việc đang trong quá trình điều tra. Trong 19 vụ việc đƣợc điều tra và xử lý, có 01 vụ việc liên quan đến hành vi quảng cáo so sánh trực tiếp, 08 vụ việc liên quan đến hành vi quảng cáo đƣa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng, 10 vụ việc liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp (Cục QLCT&BVNTD, 2017, tr. 17).

*) Thông qua Cục CT&BVNTD:

Lịch sử xây dựng và phát triển của pháp luật cạnh tranh trên thế giới cho thấy có quan quản lý cạnh tranh có vai trò quyết định trong việc đảm bảo thực thi luật cạnh tranh có hiệu quả. Mỗi quốc gia, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể đã xây dựng mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh với đặc điểm riêng biệt, song mục đích chung của các cơ quan này là đảm bảo thực thi luật cạnh tranh một cách có hiệu quả.

Cục CT&BVNTD là cơ quan thuộc Bộ Công thƣơng có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trụ sở chính đặt tại Hà Nội. Ngoài ra để tăng cƣờng công quác quản lý của Cục CT&BVNTD còn có thêm hai chinh nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Các đơn vị trực thuộc gồm: Ban điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh, Ban giám sát và quản lý cạnh tranh, Ban điều tra và xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Ban bảo vệ ngƣời tiêu dùng, Ban xử lý chống

bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, Ban hợp tác quốc tế, Văn phòng, Trung tâm thông tin, Trung tâm đào tạo điều tra viên.

Chức năng của Cục CT&BVNTD là giúp Bộ trƣởng Bộ công thƣơng thực hiện quản lý nhà nƣớc về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nƣớc ngoài vào Việt Nam; và đặc biệt là thực hiện việc điều tra, ra quyết định xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Cục CT&BVNTD đã và đang nỗ lực trong mọi hoạt động nhằm thúc đẩy môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng trƣớc những hành vi hạn chế cạnh tranh, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh hơn cho sản xuất trong nƣớc, hỗ trợ ngành sản xuất trong nƣớc, phòng chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp, tự vệ của nƣớc ngoài và chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là một trong những mục tiêu then chốt của Cục CT&BVNTD.

Luật Cạnh tranh ra đời là cơ sở pháp lý để xây dựng môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, công bằng thế nhƣng vai trò của nó hầu nhƣ vắng bóng trƣớc hàng loạt vụ việc. Một thực tế cho thấy từ khi Luật Cạnh tranh ra đời đến nay Cục CT&BVNTD là cơ quan nhà nƣớc đƣợc giao nhiệm vụ bảo vệ ngƣời tiêu dùng, bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính nhƣng vẫn chƣa làm đƣợc nhiều việc nhƣ kỳ vọng. Số vụ xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn ít, nhiều vụ việc xử lý chƣa đƣợc dứt điểm.

Các vụ kiện liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu là bán hàng đa cấp bất chính, quảng cáo sai lệch, thông tin sai lệch về sản phẩm nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

Kết quả thống kê cho thấy số lƣợng các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh Cục CT&BVNTD đã điều tra và xử lý chƣa nhiều, chƣa tƣơng xứng với nhu cầu, song phần lớn các vụ việc đã qua giải quyết là đình chỉ điều tra sơ bộ, thƣơng lƣợng và hòa giải hoặc phạt tiền. Đây cũng có lẽ là nguyên nhân khiến cho nhiều vụ việc vi phạm cạnh tranh không lành mạnh tiếp diễn và đối tƣợng chịu ảnh hƣởng nhiều nhất chính là các doanh nghiệp.

Qua điều tra tâm lý của các doanh nghiệp khi có tranh chấp xảy ra cho thấy 53,42% doanh nghiệp đƣợc điều tra cho biết đối với các tranh chấp về cạnh tranh họ sẽ gửi đơn đến tòa án kinh tế chứ không gửi đến Cục CT&BVNTD, trong đó 47% cho rằng đây không phải là cơ quan tƣ pháp nên phán quyết không có hiệu lực, còn 21,36% doanh nghiệp không kiện tại Cục CT&BVNTD do họ không tin ở khả năng xét xử công bằng. Ngoài ra một số ý kiến tỏ ra quan ngại về chức năng hành pháp lẫn chức năng tƣ pháp của Cục CT&BVNTD. Thực tế này cho thấy các doanh nghiệp vẫn chƣa đề cao vai trò của Cục CT&BVNTD.

Bên cạnh đó, kết quả xử lý cạnh tranh chỉ dừng lại ở việc hòa giải, nhắc nhở cao hơn là xử phạt hành chính nên tính răn đe còn chƣa cao, đôi khi không đạt đƣợc mức độ hài lòng củ a bị hại. Chủ trƣơng chung của Cục CT&BVNTD thì việc thực thi Luật Cạnh tranh không phải chỉ là điều tra hay xử phạt vi phạm mà công việc chính của cơ quan quản lý cạnh tranh là làm thế nào để các doanh nghiệp không vi phạm hoặc nếu có và chƣa đến mức quá nặng thì có thể hòa giải với nhau. Tuy nhiên nhiều chuyên gia lại không đồng tình với ý kiến này. Họ cho rằng chính việc giải quyết không triệt để kiểu nửa vời này, nghĩa là cứ hòa giải nên nhiều doanh nghiệp không thiết tha đến khiếu kiện hay nhờ các cơ quan chức năng giải quyết.

Trong thời gian tới dự kiến số lƣợng các vụ cạnh tranh không lành mạnh do Cục CT&BVNTD tiếp nhận và xử lý tăng lên đáng kể. Do thực tiễn hoạt động thị trƣờng với tình hình kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp sẽ tìm đến các biện pháp cạnh tranh mạnh mẽ hơn và có thể dẫn đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó thông qua hoạt động tích cực tuyên truyền và triển khai điều tra xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của cục trong thời gian vừa qua, cộng đồng doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng đã hiểu biết nhiều hơn về pháp luật cạnh tranh và hoạt dộng điều tra xử lý của Cục, các hoạt động khiếu nại đến Cục vì thế tăng lên đáng kể.

*) Thông qua Tòa án:

Trong bối cảnh nền kinh tế nƣớc ta chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, các tranh chấp kinh tế không đơn thuần là tranh chấp giữa hai chủ thể giao kết hợp đồng

kinh tế mà còn là những dạng tranh chấp khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tòa án là một thiết chế nhà nƣớc, hoạt động của Tòa án là một hoạt động rất đặc biệt, mang tính kỹ thuật cao và cũng tham gia vào việc xử lý, giải quyết hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên vai trò của Tòa án trong việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn bị hạn chế. Sự hạn chế đó xuất phát từ nguyên nhân sau:

- Các vụ việc đƣợc giải quyết bằng Tòa án ở Việt Nam thƣờng kéo dài và trải qua nhiều giai đoạn tố tụng, trải qua giai đoạn xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm (đối với các vụ có kháng cáo). Trung bình thời gian giải quyết ở mỗi giai đoạn khoảng 04 tháng. Có những vụ lại phải trải qua nhiều lần xét xử nhƣ sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm nên thời gian giải quyết có thể kéo dài hàng năm. Do đó ngƣời khởi kiện có tâm lý e ngại khi giải quyết bằng Tòa án.

- Các vụ về cạnh tranh không lành mạnh thƣờng mang tính chuyên môn cao, do đó đòi hỏi thẩm phán phải là ngƣời có trình độ chuyên môn và hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực này, số thẩm phán đáp ứng yêu cầu này còn hạn chế ở Việt Nam.

- Vấn đề bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ việc về cạnh tranh không lành mạnh thƣờng đƣợc đặt làm yếu tố trọng tâm. Song Bộ luật dân sự lại không quy định phƣơng thức bồi thƣờng cho bị hại mà chỉ quy định vào căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại. Vấn đề xác định mức độ thiệt hại là vấn đề phức tạp, khó đạt đƣợc độ chính xác. Do vậy trong nhiều trƣờng hợp không đạt đƣợc mức độ thỏa đáng cho cả phía ngƣời có hành vi vi phạm và ngƣời bị hại.

- Hiện nay cũng chƣa có một phƣơng thức giải quyết tranh chấp nào đƣợc quy định cụ thể khi có tranh chấp xảy ra giữa ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp. Do vậy ngƣời tiêu dùng khó có thể kiện thẳng lên Tòa án khi quyền lợi của họ bị xâm phạm.

*) Các vụ việc do các cơ quan khác xử lý:

Trong năm 2008, theo thống kê của Cục CT&BVNTD từ thông tin các cơ quan hữu quan cung cấp, thực tiễn xử lý các vụ việc liên quan nhƣ sau:

- Trong năm 2008, theo thông tin từ Cục sở hữu trí tuệ, cơ quan này đã đánh giá và cho ý kiến chuyên môn về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ căn cứ theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức liên quan. Cần lƣu ý, Cục sở hữu trí tuệ là cơ quan quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tuy nhiên cơ quan này không có chức năng xử lý vi phạm. Do đó, căn cứ thực hiện khiếu nại theo thủ tục hành chính hoặc khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình.

- Thanh tra Khoa học công nghệ: theo thông tin từ thanh tra Bộ khoa học công nghệ, hoạt động của cơ quan này trong thời gian vừa qua tập trung vào các hành vi xâm phạm quyền, số lƣợng vụ việc cạnh tranh không lành mạnh không nhiều. Một trong những nguyên nhân dẫn đến số lƣợng vụ việc cạnh tranh không lành mạnh không nhiều là do thủ tục khiếu nại theo pháp luật về sở hữu trí tuệ có nhiều điểm phức tạp khiến việc thực hiện gặp khó khăn. Cụ thể trong năm 2008, thanh tra Bộ khoa học công nghệ mới chỉ tiếp nhận 1 vụ việc khiếu nại về cạnh tranh không lành mạnh, tuy nhiên sau đó không xử lý do bên khiếu nại rút đơn.

Thanh tra các sở khoa học công nghệ tại địa phƣơng cũng có tiếp nhận và xem xét một số vụ việc khiếu nại về cạnh tranh không lành mạnh, tuy nhiên do quy định về thủ tục giải quyết còn chƣa rõ ràng nên chƣa xử lý vụ việc nào trong thực tiễn.

- Lực lƣợng quản lý thị trƣờng: đây là lực lƣợng chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra và xử lý gian lận thƣơng mại và các vi phạm khác trong hoạt động thƣơng mại trên thị trƣờng. Trong năm 2008, số lƣợng vụ việc do lực lƣợng quản lý thị trƣờng rất lớn, tuy nhiên tập trung chủ yếu vào các vi phạm về hàng giả, hàng lậu, không có thông tin về vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Nhận xét:

Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng nƣớc ta hiện nay ngoài việc giải quyết tranh chấp cạnh tranh không lành mạnh thông qua Cục CT&BVNTD hay Tòa án còn thông qua trọng tại hay thƣơng lƣợng, hòa giải. Với phƣơng thức thƣơng lƣợng, hòa giải có ƣu điểm là đơn giản, gọn nhẹ, ít tốn kém. Song nhƣợc điểm của phƣơng thức

này là tính cƣỡng chế không cao và phụ thuộc nhiều vào sự thiện chí của hai bên. Với phƣơng thức trọng tài có tính linh động, chủ động, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, đảm bảo bí mật song phƣơng thức này chi phí tƣơng đối cao và không phải lúc nào cũng trôi chảy thuận lợi nhƣ thi hành bản án của Tòa án.

Do vậy, mặc dù số lƣợng các vụ cạnh tranh không lành mạnh tƣơng đối nhiều nhƣng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thói quen khởi kiện đến Tòa án và những năm gần đây một số vụ việc thông qua Cục CT&BVNTD. Song các cơ quan này chƣa phát huy đƣợc hết năng lực để tƣơng xứng với nhu cầu thực tế.

Từ khi Luật Cạnh tranh ra đời đến nay, Cục CT&BVNTD vẫn chƣa phát huy đƣợc hết tác dụng nhƣ mong đợi. Số lƣợng các vụ việc Cục tiếp nhận còn quá ít, chủ yếu các vụ liên quan đến bán hàng đa cấp và quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Trong số các vụ đƣợc cục tiếp nhận thì chỉ một số vụ có kết luận cuối cùng, một số ít vụ chỉ dừng lại ở việc điều tra sơ bộ hay trả lại hồ sơ cho ngƣời khởi kiện.

Các doanh nghiệp khi bị xâm phạm thì cũng không hào hứng với việc khiếu kiện lên Cục CT&BVNTD do thời gian khiếu kiện dài, kết quả xử lý chỉ là xử phạt hành chính nên mức độ răn đe còn chƣa cao. Hơn nữa thẩm quyền xử lý tranh chấp của Cục CT&BVNTD còn chƣa cao do tính độc lập chƣa coi trọng, trong quá trình xử lý phụ thuộc nhiều vào bộ, ngành khác.

Trong thời gian gần đây, cộng đồng doanh nghiệp cũng nhƣ bộ ngành khác đã hiểu hơn về Luật Cạnh tranh năm 2004 cũng nhƣ vai trò của Cục CT&BVNTD, do vậy số lƣợng vụ việc tiếp nhận của Cục tăng lên đáng kể.

Việc xử lý cạnh tranh không lành mạnh tại Tòa án có ƣu điểm là công khai, minh bạch, có tính cƣỡng chế cao song nó có nhƣợc điểm là thời gian giải quyết kéo dài, trải qua nhiều giai đoạn tố tụng gây tâm lý nặng nề cho ngƣời khởi kiện cũng nhƣ ngƣời bị kiện. Thêm vào đó, hình thức giải quyết này không đảm bảo tính bảo mật cho những doanh nghiệp có những thông tin quan trọng.

Ngƣời bị hại dù có quyết định đệ đơn kiện bằng con đƣờng nào thì cũng phải cân nhắc đến các yếu tố trên để giảm thiểu thiệt hại cũng nhƣ công sức của cho

doanh nghiệp mình. Pháp luật cũng cần có cơ chế thông thoáng hơn để tạo điều kiện tốt nhất cho bị hại và cộng động ngƣời tiêu dùng có thể dễ dàng đệ đơn kiện lên các cơ quan thực thi pháp luật đầu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho mình cũng nhƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn và khuyến nghị xử lý tại việt nam (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)