Một số vụ việc cụ thể về xử lý các hành vi cạnh tranh không lành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn và khuyến nghị xử lý tại việt nam (Trang 49 - 54)

6. Kết cấu của Luận văn

2.2.2. Một số vụ việc cụ thể về xử lý các hành vi cạnh tranh không lành

2.2.2. Một số vụ việc cụ thể về xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh mạnh

Vụ việc 1: Vụ việc quảng cáo so sánh trực tiếp sản phẩm thức ăn chăn nuôi

Tháng 12 năm 2016, nhận đƣợc đơn khiếu nại của Công ty TNHH Kim Lợi Đại Thành cho rằng Công ty TNHH Woosung Việt Nam đã tổ chức hội nghị khách hàng trong đó có so sánh trực tiếp sản phẩm của mình với sản phẩm của Công ty TNHH Kim Lợi Đại Thành.

Tháng 01 năm 2017, tiến hành điều tra vụ việc. Kết quả điều tra cho thấy: Bên bị điều tra đã tổ chức sự kiện “sử dụng hiệu quả thức ăn chăn nuôi” tại một nhà hàng ở tỉnh Bến Tre với sự tham gia của hơn 200 khách hàng và hộ nông dân nuôi heo.

Tại sự kiện, bên bị điều tra đã phát cho khách hàng các tài liệu “cân heo đối chứng”, trong đó có thông tin so sánh sản phẩm thức ăn chăn nuôi của mình với sản phẩm thức ăn chăn nuôi của của Công ty TNHH Kim Lợi Đại Thành và kết luận sản phẩm của mình có hiệu quả tốt hơn sản phẩm của của Công ty TNHH Kim Lợi Đại Thành.

Căn cứ kết quả điều tra, xác định bên bị điều tra đã thực hiện hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh dƣới hình thức so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác, vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh. Theo đó, ban hành quyết định xử lý vụ việc, trong đó phạt Công ty TNHH Woosung Việt Nam với mức phạt 70.000.000 đồng (Cục QLCT&BVNTD, 2017)7.

Vụ việc 2: Trường hợp của Công ty cổ phần Dược Traphaco, địa chỉ 75 Yên ninh -Ba Đình – Hà Nội là chủ sở hữu của giấy chứng nhận số 03763 đối với sản phẩm thuộc nhóm 5, trong đó có dòng nƣớc súc miệng T-B đang đƣợc tiêu thụ tại Việt Nam gần 10 năm nay. Sản phẩm nƣớc súc miệng T-P của Công ty TNHH Hoàng Hƣơng với thiết kế nhãn hàng hóa gắn ngoài chai nƣớc tƣơng tự với sản phẩm nƣớc súc miệng T-B của Công ty Traphaco đã gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng tại Việt Nam và ảnh hƣởng nghiêm trọng tới uy tín, quyền lợi chính đáng của chủ nhãn hiệu. Theo quyền sở hữu đã đƣợc đăng ký của Traphaco, mẫu sản phẩm nƣớc súc miệng T-B của Công ty (dƣới chai nhựa thể tích 500 ml), có màu trắng và xanh nhạt. Nhìn từ chính diện, chữ T-B đƣợc viết hoa, màu đỏ. Nhìn sang bên phải là hình miệng 1 cô gái đang cƣời với hàm răng trắng thể hiện công dụng của sản phẩm - đây là một yếu tố mang tính phân biệt cao của sản phẩm T-B, phía trên là công ty Traphaco và địa chỉ. Phía sau của nhãn hàng hóa là phần ghi công thức (acid boric 15 g; tá dƣợc, gồm tinh dầu quế, bạc hà, nƣớc), mã số, mã vạch, số đăng ký, lô sản xuất và hạn dùng.

Trong khi đó công ty TNHH Hoàng Hƣơng ở số 6, ngõ 111, Láng Hạ, Đống Đa tiến hành sản xuất sản phẩm nƣớc súc miệng T-P. Về mẫu sản phẩm nƣớc súc miệng T-P của công ty TNHH Hoàng Hƣơng (cùng dạng chai nhựa, thể tích 500ml), nƣớc trong suốt. Phần nhãn hàng hóa đƣợc thể hiên trên nền màu xanh nhạt tƣơng tự với sản phẩm T-B. Nhìn từ chính diện chữ T-P đƣợc viết hoa màu đỏ. Bình thƣờng nếu không đọc rõ 2 chữ này thì rất dễ gây nhầm lẫn, bên dƣới chữ P là chữ 500ml màu đỏ. Nhìn sang phía bên phải là phần trình bày giống hệt sản phẩm T-B cũng là hình miệng một cô gái đang cƣời với hàm răng trắng, các yếu tố khác đều trình bày tƣơng tự, chỉ khác phần tên công ty và địa chỉ mà thôi…

*) Xử lý vụ việc: Tại công văn số 521/SHTT-TTKN ngày 22/3/2006, Cục sở

hữu trí tuệ xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Công ty TNHH Hoàng Hƣơng vi phạm khoản 1 Điều 29 Nghị định 59/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp mà tại khoản 1 Điều 39 và Điều 40 của Luật Cạnh tranh. Ngày 13/6/2006

Chi cục quản lý thị trƣờng thành phố Hà Nội đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 10.000.000đ theo khoản 2 điểm a Điều 50 Nghị định 120- 2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ.

Vụ việc 3: Nước tương Chin-su quảng cáo, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Ngày 15/7/2007, Hiệp hội lƣơng thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh đã có công văn gửi Sở công thƣơng TP. Hồ Chí Minh phản ánh chƣơng trình quảng cáo, khuyến mại sản phẩm nƣớc tƣơng Tam thái tử vi phạm luật cạnh tranh, gây hiểu lầm cho ngƣời tiêu dùng về các nhãn hiệu nƣớc tƣơng khác. Cụ thể chƣơng trình quảng cáo này giới thiệu một em bé gái cầm chai nƣớc tƣơng có cặn rồi hỏi: “Nƣớc tƣơng này có cặn, có dùng đƣợc không mẹ?” Ngay sau đó, đài chiếu chai nƣớc tƣơng nhãn hiệu Tam thái tử với lời thuyết minh: “Nƣớc tƣơng Tam thái tử không độc tố 3-MCPD, không cặn, đảm bảo sức khỏe”. Đặc biệt tham gia chƣơng trình này khách hàng sẽ đƣợc tặng miễn phí hàng ngàn chai nƣớc tƣơng Tam thái tử không cặn với điều kiện hết sức dễ dàng. Chỉ cần mang chai nƣớc tƣơng đang sử dụng thuộc bất kì nhãn hiệu nào và còn ít nhất ¼ chai cùng tờ rơi có điền đầy đủ thông tin đến các điểm đổi là nhận đƣợc ngay 1 chai Tam thái tử mới. Về mặt đạo đức kinh doanh, đây là hình thức kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnh. Còn về mặt pháp lý, chƣơng trình quảng cáo khuyến mãi trên có hành vi vi phạm luật cạnh tranh.

*) Xử lý vụ việc: Ngày 9/7/2007, Sở Công thƣơng tỉnh An Giang đã có công văn đề nghị Công ty TNHH Thiết kế quảng cáo Sao Ban Mai- đơn vị thực hiện chƣơng trình quảng cáo cho nhãn nƣớc tƣơng Tam thái tử chấm dứt ngay chƣơng trình dự định tổ chức tại chợ Long Xuyên. Việc chấm dứt phải công bố công khai tại nơi tổ chức khuyến mãi hoặc ít nhất trên một phƣơng tiện thông tin đại chúng. Sở công thƣơng An Giang cho biết việc đình chỉ nƣớc tƣơng Tam thái tử khuyến mãi là do chƣơng trình này vi phạm khoản 9 Điều 100 Luật Thƣơng mại về khuyến mãi nhằm cạnh tranh không lành mạnh và khoản 4 Điều 46 Luật Cạnh tranh về tặng hàng hóa nhƣng yêu cầu khách hàng đổi quà cùng loại. Sở Công thƣơng TP. Hồ Chí

Minh đã có biện pháp yêu cầu nhà sản xuất nƣớc tƣơng Tam thái tử ngƣng chƣơng trình quảng cáo, thu hồi toàn bộ tờ rơi.

Vụ việc 4: công ty TNHH Noni Vina quảng cáo sai lệch và bán hàng đa cấp bất chính:

Công ty TNHH Noni Vina, một công ty phân phối sản phẩm nƣớc trái nhàu ở Việt Nam. “Để có thể trở thành thành viên cấp I của mạng lƣới phân phối, các phân phối viên phải mua 1 thùng 4 chai nƣớc Tahitian Noni Juice với giá gốc là 2,7 triệu đồng, giá phân phối là 3,2 triệu đồng. Nếu thành viên cấp I giới thiệu đƣợc thêm 3 ngƣời khác tham gia vào mạng lƣới (mỗi ngƣời lại đóng 2,7 triệu đồng) thì sẽ đƣợc hƣởng hoa hồng 20% tổng số tiền những ngƣời này mua sản phẩm, 3 ngƣời sau này đƣợc coi là thành viên cấp II. Nếu thành viên cấp II này giới thiệu đƣợc thêm 3 ngƣời khác tham gia vào mạng lƣới thì thành viên cấp I sẽ tự động đƣợc hƣởng thêm 5% tổng số tiền mà 3 thành viên cấp III nộp để mua sản phẩm”. Theo tính toán khi phát triển mạng lƣới đến tầng thứ VIII thì số tiền hoa hồng đƣợc chuyển về tài khoản của “ngƣời lôi kéo” ban đầu là 56,2 triệu đồng mặc dù ngƣời này không phải làm gì ngoài việc rủ rê đƣợc 3 ngƣời mới tham gia vào mạng lƣới phân phối. Nhƣ vậy theo mô hình trả hoa hồng này, thu nhập có đƣợc không phải xuất phát từ việc bán sản phẩm mà là do chiếm dụng tiền của các thành viên tiếp theo trong mạng lƣới.

*) Xử lý vụ việc:

- Thời gian: tháng 10-12/2008, vụ việc này đã đƣợc Cục CT&BVNTD khởi xƣớng và điều tra đối với hoạt động bán hàng đa cấp. Kết quả điều tra là Cục CT&BVNTD đã xác định đƣợc hành vi của công ty Noni Vina là quảng cáo sai lệch và buộc ngƣời tham gia đóng tiền để tham gia bán hàng đa cấp.

- Kết quả: quyết định phạt 100 triệu đồng (Quyết định số 118/QĐ-QLCT ngày 30/12/2008).

Vụ việc 5: Tháng 6 năm 2009, Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel có văn bản gửi Cục CT&BVNTD và Thanh tra Bộ thông tin- truyền thông “tố” Mobifone

cạnh tranh không lành mạnh8. Theo nội dung đơn cảu Viettel, thời gian qua tại một số tỉnh miền Tây nhƣ Đồng Tháp, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ… xuất hiện các poster quảng cáo giá cƣớc dịch vụ mới của Mobifone. Các poster này đã in thông tin từ một bài báo so sánh giá cƣớc của Mobifone thấp hơn giá cƣớc của Viettel 10 đồng/phút ở tất cả gói cƣớc tƣơng ứng giữa 2 mạng và ở cƣớc thuê bao trả sau thì thấp hơn 1000 đồng/tháng. Nghiêm trọng hơn Mobifone còn thực hiện chƣơng trình “đổi sim mạng khác lấy sim Mobifone có 230.000 đồng trong tài khoản”. Cụ thể khách hàng có Sim của mạng khác còn tài khoản dƣới 15.000 đồng và hạn sử dụng, có thể đổi miễn phí một Sim Mobizone của Mobifone có sẵn tài khoản 50.000 đồng, mỗi tháng tặng thêm 15.000 đồng trong 12 tháng.

*) Xử lý vụ việc: Hành vi này của Mobifone đã vi phạm nghiêm trọng pháp Luật Cạnh tranh khi gián tiếp vi phạm cả hai điều luật là: Cấm quảng cáo so sánh trực tiếp và tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhƣng lại yêu cầu khách hàng thay đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình. Do đó, Mobifone đã phải chấm dứt hành vi này.

Ngoài các vụ việc trên còn có thể kể đến các tranh chấp nhƣng chƣa đƣợ c xƣ̉ lý triê ̣t để, nhƣ vu ̣ công ty Tôn Hoa Sen kiê ̣n công ty thép Nam Kim vì đã tuyển du ̣ng ông Phạm Văn Trung, ngƣờ i làm viê ̣c lâu năm cho Tôn Hoa Sen và tƣ̀ng giữ chức vụ tổng giám đốc của công ty này trong vòng 15 ngày. Lý do mà công ty Tôn Hoa Sen đƣa ra là ông Trung là nhân viên lâu năm , lại đã giữ chức vụ quan trọng trong công ty nên đã nắm giƣ̃ các thông tin mâ ̣t quan tro ̣ng cấu thành bí quyết kinh doanh của Tôn Hoa Sen, nay lại làm viê ̣c cho đối thủ ca ̣nh tranh thì đã vi pha ̣m điều khoản bảo mâ ̣t thông tin và không ca ̣nh tranh trong hợp đồng . Ngoài ra , công ty Thép Nam Kim cũng đã thƣ̣c hiê ̣n hành vi ca ̣nh tranh kh ông lành ma ̣nh khi đã tuyển du ̣ng ông Trung, mà thực chất của việc tuyển dụng này là nhằm khai thác các kỹ năng và

8

Thị trường viễn thông di động: Ai quản, quản ai, xem tại: https://baomoi.com/thi-truong-vien-thong-di- dong-ai-quan-quan-ai/c/2901984.epi

thông tin mà ông Trung có đƣợc khi làm viê ̣c cho Tôn Hoa Sen9. Vụ việc này đã kéo dài nhiều năm nhƣng vẫn chƣa có kết luận bằng một bản án của Tòa.

Các vụ việc nêu trên cho thấy tính chất phức tạp của các vụ việc cạnh tranh không lành ma ̣nh. Các vụ việc này không chỉ liên quan đến pháp luật cạnh tranh , mà còn cả các ngành luật khác nhƣ luật sở hữu trí tuệ, luâ ̣t dân sƣ̣, luâ ̣t bảo vê ̣ ngƣời tiêu dùng, luâ ̣t lao đô ̣ng và thâ ̣m chí cả Hiến pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn và khuyến nghị xử lý tại việt nam (Trang 49 - 54)