2.1 Khái quát chung về Hải quan Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
2.1.1 Giới thiệu chung về Hải quan Việt Nam
Ngày 10/9/1945 Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký Sắc lệnh số 27 – SL thành lập “Sở thuế quan và thuế gián thu” (tiền thân của Hải quan Việt Nam) với nhiệm vụ lúc đầu là đảm bảo kiểm sốt hàng hóa xuất nhập khẩu và duy trì nguồn thu ngân sách. Trải qua hơn 70 năm xây dựng và phát triển, “Sở thuế quan và thuế gián thu” đã thay đổi tên nhiều lần theo các giai đoạn khác nhau, chính thức đổi tên thành Tổng cục Hải quan vào ngày ngày 30/08/1994 theo phê chuẩn của Nghị quyết số 547/NQ – HĐNN của Hội đồng Nhà nước. Lúc này, Tổng cục Hải quan (TCHQ) trực thuộc Chính phủ và mở rộng mục tiêu hoạt động nhằm tạo thuận lợi cho phát triển xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển du lịch và giao thương quốc tế. Ngày 4-9-2002, Thủ tướng Chính phủ kí quyết định 96/2002/NĐ-CP chuyển TCHQ vào Bộ Tài chính, cơ cấu tổ chức này được giữ nguyên cho đến nay (Hải quan Việt Nam, 2017).
Hải quan Việt Nam hiện nay được tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất. Theo Điều 100, Luật Hải quan 2014: “Chính phủ là cơ quan cao nhất, thống nhất quản lý nhà nước về hải quan, Bộ Tài chính là cơ quan chủ quản của Tổng cục Hải quan, chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hải quan. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lý nhà nước về hải quan. Tiếp đó, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật hải quan tại địa phương” (Quốc hội, 2014a).
2.1.1.1 Cơ cấu tổ chức của Hải quan Việt Nam
Hiện nay, Hải quan Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất thành hệ thống từ trung ương đến địa phương, theo cơ chế ba cấp: TCHQ là cơ quan trực thuộc Bộ Tài Chính, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về hải quan; thống nhất quản lý và thực thi pháp luật hải quan trong phạm vi cả nước. Giúp việc cho TCHQ có các tổ chức hành chính (14 đơn vị) và các đơn vị sự nghiệp (3 đơn vị). Dưới TCHQ là các Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố (sau đây gọi tắt là Cục hải quan) với trách nhiệm thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về hải quan ở từng địa phương được giao. Cuối cùng là các Chi cục hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát hải quan và các đơn vị tương đương, có trách nhiệm thực thi pháp luật hải quan ở các địa bàn cụ thể.
Hình 2.1: Mơ hình tổ chức bộ máy Tổng cục Hải quan
Nguồn: Tổng hợp từ website http://www.customs.gov.vn
2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam
Hải quan là ngành có vai trị, nhiệm vụ đặc thù, xuất phát từ công việc của ngành hải quan là kiểm sốt hàng hóa, con người, phương tiện vận tải ra vào biên giới hải quan, do vậy, ngành hải quan vừa đóng vai trị quản lý, kiểm sốt kinh tế, vừa đóng vai trị đảm bảo an ninh, chủ quyền quốc gia.
Điều 1 quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/ 2015 qui định chức năng của ngành hải quan: “TCHQ là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan” (Thủ tướng chính phủ, 2015).
Theo điều 12, Luật hải quan 2014, ngành hải quan Việt Nam có những nhiệm vụ sau:
- Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải;
- Phòng chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, phương tiện vận tải qua biên giới;
- Tổ chức, thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; - Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Quốc hội, 2014a).
2.1.2 Q trình hiện đại hố của Hải quan Việt Nam
Trước áp lực giảm thời gian thông quan hàng hóa cho DN nhưng vẫn phải bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước cùng với yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế nhằm tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất, nhập khẩu, ngành hải quan xác định công tác cải cách, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Trọng tâm là cải cách thủ tục hải quan dựa trên phương pháp quản lý hải quan hiện đại theo hướng tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ và cam kết quốc tế, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thơng tin. Có thể nói hải quan đã trở thành một trong những đơn vị đi đầu về cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng cơng nghệ thơng tin và đổi mới phương thức quản lý.
Hiện nay, ngành hải quan đang trong quá trình thực hiện Kế hoạch cải cách, phát triển, hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2016-2020 (đây là kế hoạch lần thứ 4, kế tiếp 3 giai đoạn 2004-2006, 2008-2010 và 2011-2015). Trong những năm qua, TCHQ đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm sau:
- Về xây dựng thể chế: Đây là nhiệm vụ luôn được ngành hải quan thực hiện
chủ động, tích cực, tạo nền tảng pháp lý cho hoạt động hải quan đến năm 2020 và các năm tiếp theo nhằm tạo cơ sở pháp lý cho cải cách hiện đại hóa hải quan. Điển hình nhất là Luật Hải quan (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIII thơng qua ngày
23/6/2014 tại Kỳ họp thứ 7 và có hiệu lực thực hiện vào 1/1/2015. Luật Hải quan 2014 ra đời là nền tảng pháp lý đổi mới toàn diện hoạt động hải quan, năm 2016 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ban hành ngày 06 tháng 4 năm 2016 và có hiệu lực ngày 01/9/2016 tạo nền tảng pháp lý để hội nhập sâu rộng hơn, khuyến khích và bảo hộ hợp lý sản xuất kinh doanh trong nước phù hợp với định hướng phát triển của Đảng, Nhà nước và các cam kết quốc tế đã ký kết; đơn giản, thuận lợi cho người nộp thuế.
Bên cạnh đó, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 cũng được ban hành, trong đó có quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đáp ứng các yêu cầu: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế; tạo thuận lợi, giảm chi phí, thời gian của người nộp thuế; Thúc đẩy cơng tác hiện đại hóa hệ thống thuế, hải quan; Tăng cường các biện pháp quản lý kiểm tra, giám sát, hậu kiểm để nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của cơng tác quản lý hành chính thuế nhằm chống thất thu ngân sách, giảm nợ thuế.
- Về thủ tục hải quan điện tử: Thực hiện thủ tục hải quan điện tử là một vấn đề
tất yếu trong nội dung tạo thuận lợi thương mại, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang tích cực tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thủ tục hải quan có bước chuyển căn bản từ khai báo hải quan thủ công sang điện tử. Thành quả đạt được ở chỗ, tờ khai hải quan được điện tử hóa và có giá trị như tờ khai giấy; thời gian khai báo không giới hạn, người khai hải quan được thực hiện 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.
Ngày 01/4/2014, Hệ thống VNACCS/VCIS đã chính thức đi vào hoạt động. VNACCS là hệ thống thơng quan hàng hóa tự động Việt Nam có cơ chế để kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa VNACCS và các hệ thống cơng nghệ thơng tin hiện có. Đặc biệt, với mục tiêu thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia nên hệ thống VNACCS cho phép mở rộng, tăng cường kết nối với các Bộ, ngành và hệ thống công nghệ thông tin của các bên liên quan như: DN kinh doanh kho bãi, cảng, dịch vụ, giao nhận, vận chuyển, ngân hàng. VCIS là hệ thống cơ sở dữ liệu thơng tin tình báo, dành riêng cho nội bộ CQHQ, được xây dựng trên nền tảng và có sự kết nối với các hệ thống thông tin hiện tại của ngành hải quan như: thông quan điện tử,
thông tin QLRR, thông tin vi phạm... Không những thế, VCIS giữ vai trò quan trọng trong đánh giá, xếp hạng DN, giúp cho q trình thơng quan được diễn ra nhanh chóng, chính xác. Khác với VNACCS, hệ thống VCIS có tính bảo mật cao, được phân quyền cụ thể và chặt chẽ để chỉ những cán bộ có trách nhiệm xử lý cơng việc có liên quan mới có thể tiếp cận và khai thác thơng tin.
Thực hiện thủ tục hải quan điện tử, các khâu tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký phân luồng tờ khai hải quan điện tử được tự động hóa thơng qua hệ thống xử lý dữ liệu hải quan. Việc tự động hóa các khâu này giúp CQHQ tăng hiệu quả làm việc, giảm thiểu các tiêu cực xảy ra, đồng thời đảm bảo tính minh bạch của các thủ tục hành chính. Đối với cộng đồng DN: các đơn vị sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ do khơng phải đi đến trực tiếp CQHQ để khai báo.
- Thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) đảm bảo cam kết của Chính phủ. Thực hiện kết nối kỹ thuật với cổng thông
tin Một cửa quốc gia, ngày 26/02/2014 giữa các Bộ: Tài chính, Cơng Thương, Giao thơng vận tải. Tính đến hết tháng 12/2016, có 10/14 Bộ chuyên ngành đã kết nối NSW, thực hiện 36 thủ tục, xử lý 236 nghìn bộ hồ sơ hành chính, với hơn 8,7 nghìn DN (Tổng cục hải quan, 2017). Từ tháng 9-2015, Cơ chế một cửa ASEAN đã kết nối kỹ thuật thành công với bốn nước ASEAN (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore). Các nước thành viên đang triển khai thực hiện giai đoạn 2 kết nối thử nghiệm để trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D cho hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ ASEAN và sẵn sàng để chính thức kết nối Cơ chế một cửa ASEAN khi Nghị định thư pháp lý về Cơ chế một cửa ASEAN có hiệu lực. Hiện có 6 trong số 10 nước thành viên ASEAN là Bruney, Myanmar, Malaysia, Thái-lan, Lào, Việt Nam phê duyệt Nghị định thư này (Vĩnh Khang, 2017).
- Đẩy mạnh thực hiện chương trình doanh nghiệp ưu tiên để nâng cao hiệu quả của quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp.
Nhằm xây dựng hải quan hiện đại theo các chuẩn mực, thông lệ và khuyến nghị của Tổ chức hải quan thế giới để tạo thuận lợi và đảm bảo an ninh thương mại tồn cầu. Chương trình DN ưu tiên là bước đi quan trọng trong tiến trình cải cách, hiện đại hóa của hải quan Việt Nam; là mũi nhọn trong đơn giản hóa thủ tục hải
quan, thể hiện sự chuyển đổi trong quan điểm quản lý của CQHQ từ việc xem DN là đối tượng quản lý sang thành đối tác hợp tác của CQHQ. Với những quy định mới về chương trình DN ưu tiên, các DN tuân thủ tốt sẽ được phân loại để quản lý thuận lợi, nhận những ưu đãi vượt trội so với những DN khác cả trong thông quan và sau thơng quan, giúp giảm thời gian, chi phí. Tính đến tháng 02/2017, hải quan Việt Nam đã công nhận được 56 DN ưu tiên (Thái Bình, 2017). TCHQ sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi của chương trình, khơng chỉ các DN trực tiếp XNK mà cịn cho các thương nhân tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế như các hãng tàu, đại lý hải quan, công ty vận tải, kinh doanh cảng…
- Về công tác nghiệp vụ:
+ Tăng cường kiểm tra, giám sát hải quan: Toàn ngành đã trang bi ̣ hê ̣ thống máy soi container cho các địa bàn có kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu lớn tại 06 cục hải quan và được vận hành thống nhất theo quy trình do TCHQ ban hành, bước đầu đáp ứng yêu cầu soi chiếu của hải quan và phù hợp với thông lệ quốc tế. Các dự án trang bị hệ thống camera giám sát hải quan được thực hiện từ năm 2005. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã chỉ đạo tăng cường trang thiết bị, máy móc kỹ thuật phục vụ cơng tác kiểm tra, giám sát hải quan. Tính đến tháng 6/2016, đã trang bị 11 hệ thống máy soi container; 97 máy soi hành lý, hàng hóa; 19 hệ thống camera và hệ thống, thiết bị an tồn phóng xạ, các trang thiết bị kiểm tra, giám sát… (Thời báo tài chính Việt Nam, 2016).
Nhằm giảm thời gian thơng quan hàng hóa cho DN theo mục tiêu Nghị quyết 19, từ cuối năm 2015 và trong năm 2016, ngành hải quan đã chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành thành lập được 10 địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung tại 8 địa bàn hải quan trọng điểm; triển khai 29 thủ tục liên quan đến hoạt động quản lý chuyên ngành và kiểm tra chuyên ngành trên cổng thông tin một cửa quốc gia. Hiệu quả đem lại góp phần làm giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính cho cơ quan kiểm tra khoảng từ 10 - 20% thời gian phân tích, thử nghiệm mẫu giữ nguyên theo quy trình (Song Linh và Phúc Hải, 2017).
+ Công tác quản lý thuế: Trong giai đoạn vừa qua công tác quản lý thuế đã đạt được nhiều kết quả khả quan, điển hình là cơng tác đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, tạo thuận lợi, giảm chi phí, thời gian của người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế; đẩy mạnh quản lý thuế điện tử, đáp ứng yêu cầu hội nhập và đồng bộ các cam kết quốc tế. Triển khai hiệu quả “Dự án phối hợp thu ngân sách nhà nước bằng phương thức điện tử giữa TCHQ với các ngân hàng thương mại”. Đến tháng 3/2017, TCHQ đã ký thoả thuận hợp tác trao đổi thông tin với 35 ngân hàng; Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu về thuế phục vụ cho triển khai thủ tục hải quan điện tử, triển khai e-Payment (Hương Giang, 2017).
- Nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính.
Trong những năm qua, công tác cải cách thủ tục hành chính ln được Chính phủ, Bộ Tài chính và TCHQ xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hướng tới mục tiêu đơn giản, rõ ràng, minh bạch, công khai, thuận tiện và thống nhất, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về hải quan tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động của DN và người dân.
Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp XNK, trong năm 2017, TCHQ sẽ quan tâm mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ công trực tuyến với mục tiêu 100% dịch vụ công được cung cấp trực tuyến tối thiểu mức độ 3 (cổng thông tin điện tử có đầy đủ thơng tin về quy trình thủ tục thực hiện dịch vụ, các giấy tờ cần thiết, các bước tiến hành, thời gian thực hiện, chi phí thực hiện dịch vụ, cho phép người sử dụng tải về các mẫu đơn, hồ sơ để người sử dụng có thể in ra giấy, hoặc điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ, việc thanh tốn lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ) và 70% dịch vụ công thuộc các lĩnh vực cốt lõi của ngành hải quan sẽ được cung cấp trực tuyến mức độ 4 (hơn mức độ 3 ở chỗ: việc thanh tốn chi phí sẽ được thực hiện trực tuyến, việc trả kết quả có thể thực hiện trực tuyến hoặc gửi qua đường bưu điện) (Song Linh và Phúc Hải, 2017).
2.1.3 Tổng quan về quá trình áp dụng hệ thống quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam
2.1.3.1 Sự cần thiết của quản lý rủi ro đối với Hải quan Việt Nam
Thứ nhất, QLRR đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của hải quan
Trong bối cảnh hội nhập diễn ra tích cực, nhiệm vụ trọng tâm của hải quan là tạo thuận lợi cho các hoạt động XNK và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài. Do