2.2 Phân tích thực trạng hệ thống quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam
2.2.4 Thực tiễn áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ của Hả
quan Việt Nam
Ngành hải quan đã tổ chức triển khai đồng bộ các hoạt động nghiệp vụ chuyên trách QLRR, trên cơ sở phù hợp với tiêu chuẩn chung của hải quan thế giới và thực tiễn của Việt Nam, bao gồm 06 mặt cơng tác chính là: Xây dựng, quản lý, áp dụng tiêu chí QLRR; Tổ chức hoạt động thu thập, xử lý thông tin hải quan; Phân tích, xác định trọng điểm kiểm tra trong thông quan và sau thông quan đối với hàng hóa XNK; Quản lý tuân thủ DN; Theo dõi, đánh giá và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ hải quan; Quản lý vận hành hệ thống thông tin hải quan. Kết quả thực hiện các mặt công tác trên cụ thể như sau:
2.2.4.1 Về xây dựng, quản lý, áp dụng tiêu chí QLRR
Tiêu chí QLRR là một trong những biện pháp kỹ thuật của việc áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Việc quyết định và thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các hoạt động nghiệp vụ khác phải dựa trên các nguyên tắc, biện pháp kỹ thuật và các sản phẩm QLRR. Tuy nhiên, do những thay đổi về kinh tế xã hội, chính trị văn hóa và nhiệm vụ mục tiêu của cơng tác hiện đại hố của ngành hải quan mà tiêu chí QLRR trong từng thời kỳ
được thiết lập áp dụng trong QLRR ở các góc độ khác nhau. Để áp dụng kỹ thuật
QLRR vào quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, sau khi nhận diện và nêu rõ các loại rủi ro có thể xuất hiện, cần cụ thể hóa hơn một bước nữa bằng cách xác định bộ tiêu chí đo lường mức độ rủi ro.
Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, ngành hải quan đã thực hiện áp dụng 04 loại tiêu chí QLRR, bao gồm: Tiêu chí quy định, tiêu chí phân tích, tiêu chí tính điểm và tiêu chí lựa chọn ngẫu nhiên kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Tuy nhiên do yêu cầu quản lý của ngành hải quan giai đoạn mới, trong bối cảnh tồn quốc triển khai chính thức thủ tục hải quan điện tử từ ngày 01/01/2013 và Luật Quản lý thuế năm 2012, các văn bản áp dụng và hướng dẫn cụ thể về QLRR nêu trên khơng cịn phù hợp với tình hình thực tế của hoạt động quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu và cần được thay thế. Đáp ứng u cầu đó, Thơng tư 175/2013/TT- BTC ngày 29/11/2013 được ban hành quy định về áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan thay thế cho Quyết định 48/2008/QĐ-BTC. Kèm theo thông tư 175/2013/TT-BTC là các Quyết định số 279/QĐ-BTC ngày 14/05/2014 về ban hành Bộ tiêu chí QLRR và Quyết định số 159/QĐ-TCHQ ngày 07/08/2014 đưa ra
các chỉ số tiêu chí QLRR của mỗi tiêu chí. Cùng với việc triển khai hệ thống
VNACCS/VCIS, căn cứ vào nhiệm vụ được giao, Ban QLRR đã tiến hành xây dựng và chuẩn hóa 04 Bộ chỉ số tiêu chí để áp dụng trên hệ thống VCIS: Chỉ số tiêu chí quy định; Chỉ số tiêu chí xếp hạng DN; Chỉ số tiêu tiêu chí phân tích; và Chỉ số tiêu chí ngầm định.
Để phù hợp với một số nội dung mới về công tác QLRR trong Luật hải quan năm 2014 và Luật Quản lý thuế năm 2012, TCHQ đã triển khai nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến QLRR và quản lý tuân thủ. Thông tư 175/2013/TT-BTC ngày 29/11/2013 của Bộ Tài chính được ban hành quy định về áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan thay thế cho Quyết định 48/2008/QĐ-BTC. Trong đó, tiêu chí QLRR được định nghĩa: “Tiêu chí QLRR là
các yếu tố được sử dụng làm cơ sở để đánh giá tuân thủ pháp luật hải quan, đánh giá phân loại mức độ rủi ro và lựa chọn kiểm tra giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan đối với người khai hải quan, hàng hoá xuất nhập khẩu, hành lý của người xuất nhập cảnh, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh và hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh". Như vậy, Tiêu chí gồm 03 nhóm:
Nhóm 1: Tiêu chí đánh giá tuân thủ bao gồm: Tiêu chí đánh giá tuân thủ DN
xuất nhập khẩu; Tiêu chí đánh giá tuân thủ điều kiện áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng xuất khẩu; Tiêu chí đánh giá tuân thủ điều kiện bảo lãnh số tiền nộp thuế phải nộp; Tiêu chí đánh giá tuân thủ điều kiện cho phép đưa hàng về bảo quản.
Nhóm 2: Tiêu chí đánh giá rủi ro bao gồm: Tiêu chí xếp hạng rủi ro DN xuất
nhập khẩu; Tiêu chí đánh giá DN trọng điểm theo lĩnh vực xuất nhập khẩu; Tiêu chí đánh giá, phân loại hàng hóa theo danh mục rủi ro.
Nhóm 3: Tiêu chí lựa chọn kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh (sau đây gọi là "Tiêu chí lựa chọn") bao gồm: Tiêu chí lựa chọn kiểm tra hàng hóa trong q trình xếp, dỡ
từ phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu nhập; Tiêu chí kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai hải quan; Tiêu chí lựa chọn kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan trong thực hiện thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu; Tiêu chí lựa chọn trực tiếp hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa trong thực hiện thủ tục hải quan; Tiêu chí lựa chọn kiểm tra hàng hóa xuất khẩu sau khi đã thông quan, được tập kết tại các địa điểm trong khu vực cửa khẩu xuất; Tiêu chí lựa chọn kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu trong quá trình giám sát hải quan tại khu vực cửa khẩu; Tiêu chí lựa chọn kiểm tra hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan; Tiêu chí lựa chọn kiểm tra trong quản lý hoạt động gia công, sản xuất hàng xuất khẩu; Tiêu chí lựa chọn kiểm tra sau thơng quan đối với DN tuân thủ; Tiêu chí lựa chọn kiểm tra sau thơng quan dựa trên QLRR; Tiêu chí lựa chọn kiểm tra hồ sơ hồn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Tiêu chí lựa chọn giám sát, kiểm tra hải quan đối với hành lý của người xuất nhập cảnh; Tiêu chí lựa chọn giám sát, kiểm tra hải quan đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh (Bộ Tài chính, 2013c). Kết quả cụ thể: Năm 2012: Toàn ngành đã áp dụng 8.037 tiêu chí, trong đó 7.339 tiêu chí phân tích và 698 tiêu chí quy định, ngồi ra cịn áp dụng 13 tiêu chí miễn kiểm tra đối với DN ưu tiên. Năm 2013: Toàn ngành đã thiết lập được 6.781 tiêu chí phân tích và 438 tiêu chí quy định. Năm 2014: 90.469 chỉ số tiêu chí các loại được áp dụng để phục vụ đánh giá, phân luồng rủi ro. Năm 2015: Ngành hải quan đã xây dựng, quản lý, áp dụng trên 100.000 tiêu chí phục vụ quyết định kiểm tra trong thủ tục hải quan, tăng hơn 12 lần so với năm 2012 (Ban quản lý rủi ro, 2013,2014,2015,2016). Năm 2016: ngành đã thiết lập, cập nhật 14.338 tiêu chí phân tích vào hệ thống QLRR phục vụ phân luồng hỗ trợ quyết định kiểm tra hải quan; thiết lập, cập nhật áp dụng khoảng 164.000 tiêu chí xếp hạng DN (Cục quản lý rủi ro, 2017).
2.2.4.2 Về thu thập, xử lý thông tin hải quan
Trong những năm qua ngành hải quan đã xây dựng 09 hệ thống thông tin, dữ liệu hải quan để đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan, bao gồm: Hệ thống thông tin tờ khai hải quan; hệ thống thông tin DN; hệ thống thông tin QLRR; hệ thống thông tin quản lý vi phạm; hệ thống thông tin quản lý nộp thuế; hệ thống thơng tin trị giá; hệ thống thơng tin tình báo; hệ thống thông tin kiểm tra sau thông quan; hệ thống tiếp nhận thơng tin về hàng hóa XNK, phương tiện vận tải XNC trước khi đến cảng. Các hệ thống thông tin này đã tạo nền tảng cho việc xử lý dữ liệu, tự động hóa hải quan và áp dụng QLRR trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
Tổng cục Hải quan đã tăng cường phối hợp, hợp tác trao đổi, cung cấp thông tin hải quan với các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hải quan, cụ thể:
+ Triển khai công tác trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan chức năng thuộc các Bộ, ngành trên cơ sở 06 Thông tư liên tịch đã được ký kết.
+ Thiết lập quan hệ hợp tác với cộng đồng DN trong việc trao đổi, cung cấp thông tin, nhiều biên bản ghi nhớ đã được ký kết giữa CQHQ với các hiệp hội ngành hàng; qua đó giúp cho CQHQ chủ động kiểm sốt trước các nguy cơ rủi ro, đồng thời tạo thơng thống đối với các DN tn thủ.
+ Tiếp nhận, xử lý và trao đổi thông tin nghiệp vụ với các đơn vị nghiệp vụ nội bộ ngành Hải quan.
Năm 2015, trên cơ sở triển khai Quyết định 574/QĐ-BTC ngày 30/3/2015 về trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa CQHQ và cơ quan Thuế đã tiếp nhận thông tin của 79.679 DN từ Tổng cục Thuế kiểm tra và cập nhật vào Hệ thống RM phục vụ việc đánh giá tuân thủ DN. Năm 2016, Tổng cục hải quan đã tiến hành cập nhật hơn 16 nghìn lượt thơng tin với 13.865 hồ sơ DN tạo cơ sở cho việc theo dõi, đánh giá, tiếp nhận 5.459 lượt thông tin do cơ quan thuế chuyển giao và cung cấp 2.440 lượt thông tin cho cơ quan thuế, phối hợp xác nhận hoàn thuế VAT và xác minh các thông tin cụ thể phục vụ yêu cầu nghiệp vụ của 2 bên, cung cấp thông tin
này cho thấy được sự quan tâm chú trọng của ngành Hải quan đối với việc trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng liên quan. Bên cạnh đó, vẫn khơng ngừng tiếp nhận, xử lý và trao đổi thông tin nghiệp vụ với các đơn vị nghiệp vụ thuộc TCHQ. Năm 2015, lượng thông tin trao đổi giữa các đơn vị trong ngành là 457 thông tin, năm 2016 con số này tăng lên đạt 747 thông tin, đa phần là các thông tin về dấu hiệu vi phạm hay là các thông tin cập nhật về các vụ vi phạm tới các cục Hải quan, hay cục KTSTQ, Vụ thanh tra, Cục thuế XNK.
2.2.4.3 Về phân tích, xác định trọng điểm kiểm tra trong thông quan và sau thơng quan đối với hàng hóa XNK
Hàng năm, CQHQ đều tổ chức thu thập, phân tích rủi ro đối với DN và hàng hóa để xác định trọng điểm kiểm tra trong thông quan. Cụ thể:
Bảng 2.3: Số lượng tờ khai kiểm tra trọng điểm giai đoạn 2012 - 2016 Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số TK 1.863.987 2.302.985 2.991.018 3.787.963 3.813.439
Tỷ lệ 36,75% 39,90% 43,75% 45,20% 40,20%
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết công tác QLRR các năm 2012-2016
Năm 2015, bước đầu lựa chọn đối tượng trọng điểm giám sát, kiểm tra đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Áp dụng quy trình QLRR và triển khai cài đặt, ứng dụng hệ thống thông tin hành khách xuất nhập cảnh tại các Cục hải quan có sân bay quốc tế và sân bay có chuyến bay quốc tế; phân tích, xác định đối tượng rủi ro, chỉ đạo các địa phương liên quan tới việc kiểm tra giám sát hành lý người XNC; Chỉ đạo, hướng dẫn Cục hải quan Hà Nội – Chi cục hải quan Sân bay Quốc tế Nội Bài tiếp tục triển khai hiệu quả Quyết định 3933/QĐ-TCHQ ngày 30/12/2014 thông qua việc xây dựng phương án kiểm soát tuyến trọng điểm và hồ sơ rủi ro hành khách XNC.
Năm 2016, cùng với việc xây dựng và triển khai “Kế hoạch kiểm soát rủi ro”, Cục QLRR đã xây dựng, triển khai các chuyên đề kiểm sốt rủi ro tồn ngành đối với các lĩnh vực, loại hình, hàng hóa trọng điểm về bn lậu, gian lận thương mại như: (i) chuyên đề kiểm soát rủi ro trong hoạt động hủy, sửa tờ khai hải quan đối
với hàng hóa XK, NK, cung cấp danh sách 215 DN có dấu hiệu rủi ro về hủy, sửa tờ khai cho các Cục hải quan (rủi ro thất thu thuế); (ii) Chuyên đề kiểm soát rủi ro trong hoạt động XK, NK hàng giả. Đồng thời, thực hiện 02 chuyên đề kiểm soát rủi ro cấp Cục, gồm: (i) chuyên đề kiểm sốt rủi ro đối với hàng bách hóa nhập khẩu, đã xây dựng danh mục hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu rủi ro và ban hành văn bản (số 01/QLRR-P5 ngày 05/8/2016) hướng dẫn các Cục hải quan xử lý vướng mắc trong việc chuyển luồng kiểm tra hàng bách hóa nhập khẩu; (ii) chuyên đề KSRR đối với hàng chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất; kho ngoại quan: xác định trọng điểm 265 DN (tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan) đề xuất áp dụng tiêu chí đối với 09 DN tại Hải Phòng; xác định trọng điểm 165 DN (hàng chuyển khẩu từ Hải Phòng về Hà Nội và Bắc Ninh), đề xuất áp dụng tiêu chí đối với 04 DN (Cục quản lý rủi ro, 2017).
Trong năm 2016, ngành đã thực hiện điều phối công tác soi chiếu trước và sau thơng quan đối với hàng hóa XNK, trước thơng quan: đã soi chiếu 16.512 kiện và 16.604 container, phát hiện 268 container có dấu hiệu vi phạm, trong đó có 28 container vi phạm, đặc biệt có 08 container cất giấu ngà voi; trong thơng quan: đã soi chiếu 50.979 container, phát hiện 564 container vi phạm, kiểm tra trên 100 DN XNK hàng bách hóa, tiêu dùng, điện tử, máy móc, thép... Các đơn vị đã thực hiện soi chiếu 2.878 container, cung cấp danh sách 303 DN và 1.000 tờ khai chuyển sang lực lượng sau thông quan (Cục quản lý rủi ro, 2017). Cùng trong năm này, ngành hải quan tiếp tục rà soát, triển khai cơng tác QLRR đối với hoạt động hồn thuế giá trị gia tăng của người xuất cảnh; theo dõi, đánh giá việc áp dụng Danh mục dấu hiệu rủi ro của người và hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trên tuyến đường hàng khơng; thường xun tổ chức phân tích thơng tin, cảnh báo đối tượng trọng điểm để hướng dẫn kiểm tra hành lý của người XNC theo đường hàng không.
2.2.4.4 Về quản lý tuân thủ DN
Theo thống kê của TCHQ tính từ khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử đến hết năm 2016, cả nước có khoảng 90.000 DN có thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa trên hệ thống VNACCS/VCIS (Riskman, 2016). Lượng tờ khai XNK không ngừng tăng, năm 2011 tổng số tờ khai XNK CQHQ đã tiếp nhận và xử lý thông quan là 4,6 triệu tờ khai, năm 2015 là 8,3 triệu tờ khai, đến năm 2016 con số này đạt hơn 9,4
triệu tờ khai. Để quản lý tuân thủ đối với các DN này, CQHQ phải tổ chức quản lý hệ thống thông tin về DN, hoạt động của DN cũng như quá trình chấp hành pháp luật của DN. Hàng năm, ngành hải quan phân cấp nhiệm vụ cho các đơn vị có trách nhiệm thu thập, cập nhật bổ sung các thông tin mới về DN vào hồ sơ DN. Việc thu thập thông tin này được thực hiện dựa trên nhu cầu thông tin phục vụ đánh giá tuân thủ và phân loại rủi ro DN, hải quan thực hiện đánh giá phân loại 3 nhóm DN để phục vụ áp dụng chính sách quản lý hải quan, gồm: DN ưu tiên; DN tuân thủ; DN không tuân thủ.
Năm 2016, Cục QLRR đã thực hiện, phối hợp, hướng dẫn các Cục hải quan và các đơn vị liên quan tổ chức thu thập thông tin, kiểm tra đánh giá tuân thủ và xếp hạng rủi ro đối với 89.013 DN có hoạt động XNK, tăng 2,29% so với cùng kỳ năm 2015 (86.908 DN). Cũng trong năm 2016, Cục QLRR đã phối hợp tham gia các hội thảo đối thoại với DN; tổ chức họp báo chuyên đề về QLRR "Áp dụng quản lý tuân thủ đối với DN XNK nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ" (Cục quản lý rủi ro, 2017).
2.2.4.5 Về theo dõi, đánh giá và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ hải quan