Giải pháp đối với ngành Hải quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro của hải quan việt nam (Trang 92 - 104)

3.3.1.1 Hoàn thiện về hệ thống pháp luật

Đến hết năm 2016, hành lang pháp lý quy đinh về QLRR trong nghiệp vụ hải quan đã và đang được cải cách đi vào giai đoạn hoàn thiện, tuy nhiên, trước tình hình kinh tế chính trị trong nước và quốc tế có nhiều biến động, rủi ro trong quản lý kiểm soát tỷ lệ thuận với khối lượng hàng hóa gia tăng, vì vậy việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và quy trình, quy định về áp dụng QLRR là yêu cầu tất yếu để Hải quan Việt Nam có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Các công việc cụ thể cần tiến hành là:

Thứ nhất, trên cơ sở Luật hải quan 2014, tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy

trình, quy định, hướng dẫn về QLRR, nhằm thiết lâp hệ thống khuôn khổ pháp lý thống nhất, cập nhật cho toàn ngành, đáp ứng tiến độ thời gian và đạt được mục tiêu mà ngành đã đặt ra. Cụ thể: nghiên cứu, sửa đổi Quyết định quy định áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; bộ tiêu chí và chỉ số tiêu chí QLRR thay thế qui định cũ đề phù hợp hơn với Luật hải quan 2014.

Thứ hai, liên tục rà soát lại các văn bản pháp lý liên quan đến áp dụng QLRR

để phát hiện những quy định không đồng bộ, thiếu nhất quán, chồng chéo, mâu thuẫn nhau, những quy định quá chung chung, khó thực hiện; tích cực cập nhật thông tin, tiếp nhận những vướng mắc, phản hổi về khó khăn của DN, cũng như đánh giá các kết quả trong mối quan hệ với Bộ, ngành liên quan; phát hiện các xung đột về mặt pháp lý, các quy định đã lỗi thời, mâu thẫu; chủ động phát hiện sự

thiếu đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Cần có sự phân công rõ ràng việc rà soát theo dõi thực thi các văn bản cho một bộ phận chuyên trách tại Cục quản lý rủi ro (nằm trong phòng tổng hợp). Theo đó, bộ phận này cần chuyên sâu nghiên cứu các văn bản qui định, các báo cáo vướng mắc, và thực hiện nghiên cứu thực tiễn triển khai bằng việc cử CBCC đi thực tế hoặc phối hợp với các CBCC chuyên trách các cấp Cục, Chi cục.

Thứ ba, công tác xây dựng văn bản liên quan đến áp dụng QLRR cần có lộ

trình cụ thể để các văn bản ban hành đúng thời hạn. Cục QLRR cần gấp rút hoàn thành để ban hành và áp dụng đề án “DN tự nguyện tuân thủ” nhằm chuyển mạnh việc đánh giá QLRR từ hàng hóa sang đánh giá DN. Để làm được điều này, đơn vị cần làm tốt công tác thu thập thông tin, nêu ra những khó khăn và tìm giải pháp tháo gỡ.

Thứ tư, xây dựng quy định áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải

quan, để thống nhất về cơ chế, biện pháp, nội dung thu thập, xử lý thông tin và áp dụng QLRR trong các hoạt động nghiệp vụ của ngành hải quan.

Thứ năm, nghiên cứu quy định về công tác hải quan có các nội dung liên quan

đến QLRR tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập (trong khuôn khổ WTO, WCO, ASEAN, APEC...); rà soát, đối chiếu nội dung của các điều ước quốc tế để xây dựng phát triển hệ thống phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Đẩy mạnh nội luật hóa các chuẩn mực của Công ước quốc tế, vận dung tối đa các công cụ hướng dẫn của WCO: bộ tiêu chí rủi ro, tiêu chuẩn đánh giá rủi ro, hướng dẫn QLRR, sổ tay nghiệp vụ hải quan để hoàn thiện hệ thống pháp luật QLRR của hải quan Việt Nam.

Thứ sáu, xây dựng bổ sung các văn bản pháp luật quy định về cơ chế phối hợp

trong và ngoài ngành về công tác QLRR, cơ chế hợp tác quốc tế, nguyên tắc trao đổi thông tin phục vụ công tác QLRR.

3.3.1.2 Hoàn thiện bộ máy tổ chức

Thực hiện hiện đại hóa hải quan, bộ máy tổ chức hải quan nói chung, bộ máy tổ chức hệ thống QLRR nói riêng cần phải được đổi mới theo hướng xây dựng hải

quan chuyên nghiệp, minh bạch, hiêu quả, vì vậy cần triển khai những giải pháp sau:

Thứ nhất, rà soát và củng cố lại cơ cấu tổ chức thực hiện hoạt động QLRR.

Kiện toàn tổ chức, bộ máy QLRR ngành hải quan 3 cấp để vừa đảm bảo tính thống nhất, vừa đảm bảo tính đặc thù phân cấp theo chức năng nhiệm vụ và giúp tăng cường hiệu quả hoạt động. Tổ chức bộ máy QLRR thực hiện theo hướng bố trí, sắp xếp CBCC chuyên trách QLRR đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng.

Thứ hai, cần xây dựng quy chế luân chuyển cán bộ một cách phù hợp với sự

thay đổi quy trình thủ tục để triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ QLRR theo phân cấp, ngang tầm với nhiệm vụ mà bản thân công tác QLRR đang đảm nhiệm.

Thứ ba, cần ban hành kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị

nghiệp vụ tại hải quan các cấp trong việc tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, kiểm soát các nguy cơ rủi ro.

Thứ tư, xây dựng cơ chế ràng buộc trách nhiệm một cách rõ ràng (xử lý kỷ

luật) khi thực thi công vụ cũng như có chế độ đãi ngộ thỏa đáng (phụ cấp theo tháng và có chế độ khen thưởng nếu có đạt thành tích) nhằm khuyến khích CBCC công tác trong lĩnh vực này làm việc có chất lượng hiệu quả, hạn chế tình trạng CBCC hải quan còn coi nhẹ công tác QLRR.

3.3.1.3 Đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là yếu tố quyết định sự thành công cũng như hiệu quả của hệ thống hải quan điện tử nói chung và hệ thống QLRR nói riêng.

Các giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng gồm:

- Để đảm bảo hiệu quả của công tác QLRR nói riêng, nghiệp vụ hải quan nói chung, hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin đóng vai trò rất quan trọng. Giả sử đường truyền nhanh, CBCC có trình độ năng lực CNTT tốt nhưng hệ thống máy tính lạc hậu sẽ cản trở, gây ảnh hưởng nhiều đến tiến độ, chất lượng của công tác. Ngành Hải quan có các công chức được tuyển dụng riêng về chuyên ngành tin học, cần có các qui định rõ về việc báo cáo cập nhật, đồng thời thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, đánh giá về tình trạng hệ thống máy tính bàn, máy chủ và các thiết bị

đi kèm để TCHQ nắm rõ được hiện trạng của các trang thiết bị của ngành để có kế hoạch thay mới, bổ sung kịp thời đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ công tác.

- Hải quan cần chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống máy tính, đường truyền dữ liệu. Hiện nay có rất nhiều Chi cục Hải quan, Cục Hải quan đang gặp nhiều khó khăn với các máy chủ cấu hình thấp, không đáp ứng được yêu cầu xử lí thông tin ngày một gia tăng và quản lí một CSDL khổng lồ và phức tạp. Vì vậy, CQHQ cần phải trang vị hệ thống máy tính hiện đại hơn. Về đường truyền dữ liệu, CQHQ nên đầu tư thêm để nâng cao tốc độ kết nối thông tin nội bộ.

- Bên cạnh đó, CQHQ cũng cần đầu tư, cung cấp đầy đủ điều kiện nhà cửa, văn phòng, trang thiết bị để phục vụ cho công tác QLRR như công tác quản lí, lưu trữ hồ sơ rủi ro, công tác phát hiện vi phạm: nâng cấp, mua mới các thiết bị hiện đại như máy soi X – quang lưu động, máy soi container, hệ thống cân điện tử, camera, bộ đàm. Việc trang bị thiết bị hiện đại có vai trò quan trọng trong việc rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa. Các thiết bị này nếu được kết nối trực tiếp với hệ thống thông tin sẽ giúp cho việc ra quyết định nhanh chóng, chính xác hơn.

Các giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin gồm:

- Phát triển hệ thống thông tin, dữ liệu tập trung đảm bảo kết nối thống nhất các hệ thống thông tin dữ liệu nhằm đảm bảo kết nối, đồng bộ với việc triển khai hệ thống VNACCS/VCIS. CQHQ cũng cần tiếp tục duy trì, phát triển hệ thống sao lưu dữ liệu, đảm bảo an ninh an toàn cho các hệ thống CNTT ngành hải quan, tránh nguy cơ mất mát, bị thay đổi và khai thác bất hợp pháp. Ngành hải quan trong thời gian tới nên có kế hoạch phối hợp với Tổng cục An ninh về công tác này.

- Xây dựng hệ thống thông tin hải quan một cửa quốc gia và đưa vào ứng dụng, từng bước đảm bảo kết nối, chia sẻ thông tin đầy đủ với các Bộ, ngành nhằm đáp ứng yêu cầu thủ tục hải quan điện tử.

- Phát triển hệ thống thông tin nghiệp vụ đảm bảo các yêu cầu: Tích hợp, quản lý các cơ sở dữ liệu nghiệp vụ phục vụ QLRR; Cung cấp đầy đủ chức năng phân tích, đánh giá rủi ro đáp ứng cho các yêu cầu nghiệp vụ hải quan; Kết nối hệ thống thông tin tình báo (VCIS) trong khuôn khổ dự án hợp tác hỗ trợ do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.

- Hệ thống CNTT ngành hải quan được triển khai theo mô hình xử lý tập trung tại Tổng cục, theo đó phải có 1 đường truyền kết nối thẳng từ các đơn vị hải quan địa phương lên TCHQ đảm bảo việc truyền nhận, trao đổi, cung cấp thông tin thông suốt, kịp thời trong phạm vi toàn quốc. Đồng thời, chú ý có ý kiến với các nhà cung cấp dịch vụ đường truyền hiện nay (VNPT, FPT và Viettel) phải đảm bảo chất lượng kênh truyền và thời gian khắc phục sự cố đúng như cam kết để đảm bảo chất lượng quản lý của ngành hải quan. CQHQ cần có giải pháp về đường truyền dự phòng trong trường hợp xảy ra các sự cố về đường truyền để đảm bảo sự thông suốt cho hoạt động khai báo hải quan điện tử của các DN. CQHQ cần có biện pháp rút ngắn thời gian xử lý đối với những cập nhật trên hệ thống điện tử để các cập nhật có hiệu lực nhanh nhất có thể.

3.3.1.4 Hoàn thiện công tác đào tạo, tuyên truyền về QLRR

- Công tác đào tạo: Cần thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất, cần có chương trình đào tạo tổng thể, thống nhất của toàn ngành,

đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hệ thống giáo trình về QLRR để đưa vào giảng dạy, đồng thời thường xuyên rà soát, cập nhật những điểm mới, thay đổi trong các văn bản qui định liên quan để kịp thời tập huấn cho các cán bộ công chức tham gia học tập.

Thứ hai, phân chia nhóm đối tượng đào tạo: do đặc thù của hệ thống QLRR,

đào tạo cho cán bộ cần chia thành 02 nhóm đối tượng cụ thể:

Nhóm 1 – Nhóm đại trà. Nhóm này gồm các công chức mới tuyển dụng, chuyển ngành hoặc các CBCC chưa từng qua đào tạo về QLRR. Việc tổ chức đào tạo đối với số này được thực hiện theo chương trình, kế hoạch của Trường hải quan. Đơn vị chuyên trách QLRR cấp Tổng cục sẽ phối hợp cử cán bộ (giảng viên kiêm chức) tham gia giảng dạy; đồng thời thường xuyên bổ sung, cập nhật giáo trình, tài liệu đào tạo. Chương trình này nên lồng ghép thành môn học trong chương trình học nghiệp vụ hải quan – chương trình bắt buộc của mỗi công chức khi vào ngành. Nhóm 2 – Nhóm chuyên trách. Nhóm này gồm các CBCC được phân công chuyên trách về QLRR ở các cấp. Đối với nhóm này cần tổ chức 02 hình thức đào tạo:

+ Đào tạo chuyên sâu lần đầu: Đào tạo các kiến thức chuyên sâu được tổ chức theo các nhóm chuyên đề cụ thể như: thu thập, xử lý thông tin, xác định trọng điểm đối với hàng hóa, hành khách, hồ sơ rủi ro, kỹ thuật đo lường, đánh giá tuân thủ... Việc đào tạo được kết hợp với các cuộc hội thảo, tổng kết rút kinh nghiệm... qua đó nhằm từng bước nâng cao kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ.

+ Đào tạo chuyên sâu bổ sung, cập nhật: Chương trình này do đơn vị chuyên trách QLRR tổ chức đào tạo hàng năm cho cán bộ chuyên trách để cập nhật những nội dung, kiến thức mới về QLRR; cập nhật xu hướng buôn lậu, gian lận thương mại, qua đó giúp cho cán bộ làm công tác này nắm bắt kịp thời rủi ro và các yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ, giai đoạn cụ thể.

Thứ ba, CQHQ cần có cơ chế kiểm tra, đánh giá chất lượng CBCC định kỳ: về

kiến thức chuyên môn nói chung, về QLRR nói riêng, đặc biệt là năng lực công nghệ thông tin.

- Về công tác tuyên truyền: Cần thực hiện những giải pháp sau:

Đối với trong ngành: Công tác QLRR mới được đưa vào triển khai thực hiện ở

trong ngành hải quan. Thực tế, ngay ở các cấp cơ sở trong ngành hải quan hiện nay cũng chưa hiểu hết ý nghĩa và vai trò của công tác QLRR. Do vậy, ngành hải quan cần phải tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng tuyên truyền phổ biến để triển khai được đồng bộ và có hiệu quả thông qua các hội thảo, các cuộc họp của các đơn vị hải quan các cấp để đảm bảo tất cả các công chức hải quan đều nằm được và hiểu rõ quản lý rủi ro là gì, QLRR có vai trò gì trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Đối với cộng đồng DN: ngành hải quan cần phải có chiến lược tuyên truyền

cho cộng đồng DN để họ hiểu được những lợi ích cũng như xây dựng được mối quan hệ cộng đồng trách nhiệm, khuyến khích DN làm ăn chính đáng thông qua các buổi hội thảo, họp báo, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các ấn phẩm tờ rơi, áp phích phát hoặc dán tại các địa điểm làm thủ tục hải quan.

3.3.1.5 Nâng cao chất lượng công tác nghiệp vụ chuyên môn

a. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thu thập, xử lý thông tin

Hệ thống thông tin, dữ liệu cần được xây dựng, tích hợp tập trung, thống nhất bằng cách tổ chức lại cơ chế, cách thức thu thập, xử lý thông tin ở phạm vi toàn ngành, phân công, phân cấp cụ thể trách nhiệm, đảm bảo cập nhật chính xác, đầy đủ, kịp thời nhằm phục vụ tốt hơn trong quá trình thực thi nhiệm vụ: chia sẻ, tra cứu trực tiếp, hạn chế việc truyền nhận dữ liệu giữa các cấp, dễ gây nên sai lệch số liệu.

Tăng cường công tác thu thập, trao đổi, cung cấp thông tin giữa bộ phận QLRR với các đơn vị nghiệp vụ khác trong ngành: kiểm soát chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan, kế toán thuế, thanh tra... Hình thành đầu mối chuyên trách thu thập, xử lý thông tin, sử dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ làm công cụ cho việc thu thập, phân tích, cung cấp thông tin đến các cấp, các đơn vị trong ngành. Các thông tin thu thập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị như đối tượng trọng điểm về buôn lâụ, nguy cơ vi phạm của người xuất nhập khẩu cần phải được cung cấp kịp thời đến bộ phận QLRR để phân tích, đánh giá.

Các biện pháp thu thập, xử lý thông tin được tổ chức thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp, sản phẩm thông tin đa dạng, có khả năng bao quát, hỗ trợ đầy đủ cho các hoạt động nghiệp vụ hải quan, bao gồm:

- Chuẩn hóa các dữ liệu phục vụ cho việc xử lý dữ liệu tự động và phân tích đánh giá rủi ro;

- Dự báo xu hướng hoạt động thương mại ở trong nước và nước ngoài; - Dự báo tình hình, xu hướng vi phạm pháp luật hải quan;

- Chỉ ra và kiến nghị khắc phục những bất cập, sơ hở thiếu sót trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan;

- Cung cấp thông tin về những nguy cơ và các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; kiến nghị áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát phù hợp và có hiệu quả.

Qui định rõ trách nhiệm của mỗi CBCC là phải thường xuyên cập nhật, phản hồi thông tin khi tiến hành các hoạt động nghiệp vụ trên các phần mềm thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro của hải quan việt nam (Trang 92 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)