Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro của hải quan việt nam (Trang 53 - 56)

2.2 Phân tích thực trạng hệ thống quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam

2.2.2 Cơ cấu tổ chức

Tổng cục Hải quan đã chính thức triển khai áp dụng QLRR trong thơng quan hàng hố XNK kể từ ngày 01/01/2006. Để đảm bảo việc xây dựng và tổ chức triển khai công tác này, TCHQ đã thành lập hệ thống đơn vị chuyên trách QLRR theo 03 cấp: Tổng cục, Cục hải quan và Chi cục hải quan. Trong đó, tại cơ quan Tổng cục, ngay từ tháng 01/2006, đơn vị chuyên trách QLRR cấp Phòng (thuộc Cục Điều tra CBL) đã được thành lập.

Đến tháng 6/2011, để đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan trong bối cảnh mới, đơn vị chuyên trách là Phòng QLRR thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu đã được Bộ Tài chính ra quyết định nâng cấp phát triển thành Ban QLRR hải quan (ngang cấp Vụ, Cục) thuộc TCHQ theo Quyết định số 1402/QĐ-BTC ngày 7/06/2011 của Bộ

trưởng Bộ Tài chính. Ban QLRR là đơn vị được giao nhiệm vụ giúp Tổng cục trưởng chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thu thập xử lý thông tin và áp dụng QLRR.

Tháng 12/2015, Quyết định 65/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ đã nâng cấp Ban QLRR thành Cục QLRR. Cục QLRR là đơn vị trực thuộc TCHQ có chức

năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng TCHQ tổ chức triển khai thực hiện, áp dụng QLRR và quản lý tuân thủ trong quản lý hải quan; tổ chức thực hiện thu thập, xử lý thông tin hải quan; xây dựng, quản lý áp dụng tiêu chí; quản lý, đánh giá tuân thủ, phân loại rủi ro và tiến hành các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Theo đó, lực lượng chuyên trách QLRR đã từng bước kiện tồn theo mơ hình 3 cấp. Sơ đồ bộ máy tổ chức của hệ thống QLRR của hải quan Việt Nam được thể hiện trong hình 2.2 dưới đây:

Hình 2.2: Cơ cấu bộ máy quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ dữ liệu websiste http://www.customs.gov.vn

Trong đó, nhiệm vụ cụ thể của từng cấp chuyên trách như sau:

* Cấp Tổng cục hải quan: Cục QLRR có 05 Phịng, 74 CBCC, có nhiệm vụ: - Tham mưu trong việc xây dựng kế hoạch, chiến lược, cơ sở pháo lý, quy trình nghiệp vụ QLRR;

CỤC QUẢN LÝ RỦI RO

P. Tổng hợp

P. Thu thập và Xử lý thông tin P. Quản lý tuân thủ

P. Kiểm sốt RR hàng hóa XNK

P. Kiểm sốt RR người và phương tiện XNC

Phịng QLRR hoặc đơn vị chuyên trách QLRR tại Phịng điều tra chống bn lậu và xử lý vi pham hoặc Phòng Nghiệp vụ

Tổ QLRR nằm trong đơn vị làm thủ tục hải quan

CHI CỤC HẢI QUAN TỔNG CỤC CỤC HẢI QUAN TỈNH, THÀNH PHỐ

- Tổ chức nghiên cứu kinh nghiệm, các biện pháp nghiệp vụ QLRR trên thế giới để đề xuất việc ứng dụng trong hoạt động quản lý nghiệp vụ hải quan Việt Nam;

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ về thu nhập, xử lý thông tin nghiệp vụ, xây dựng tiêu chí rủi ro, hồ sơ rủi ro cấp tổng cục, phân tích đánh giá rủi ro;

- Cập nhật, theo dõi, phân tích, đánh giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro và áp dụng chế độ, chính sách quản lý tuân thủ đối với DN, tổ chức, cá nhân hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh;

- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, các quy định, quy chế và quy trình nghiệp vụ trong lĩnh vực được phân công quản lý.

* Cấp Cục hải quan hiện tổ chức theo 03 mơ hình:

10 Cục hải quan có Phịng QLRR, 13 Cục hải quan có bộ phận QLRR chun trách trực thuộc Phịng Tham mưu CBL và xử lý; và 11 Cục hải quan có bộ phận QLRR chuyên trách trực thuộc Phòng Nghiệp vụ. Tổng số CBCC chuyên trách là: 202 người. Nhiệm vụ chủ yếu:

- Truyền, nhận dữ liệu đánh giá rủi ro;

- Thu thập thông tin phục vụ QLRR: quản lý, hướng dẫn, theo dõi việc thu thập, cập nhật thơng tin, thẩm định đánh giá tính chính xác của thơng tin, cung cấp thơng tin hồ sơ rủi ro;

- Xây dựng hồ sơ rủi ro cấp cục;

- Cập nhật, áp dụng tiêu chí phân tích để lựa chọn kiểm tra hải quan trong phạm vi cục hải quan;

- Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện trên địa bàn cục hải quan. * Cấp Chi cục hải quan: có bộ phận QLRR nằm trong đơn vị làm thủ tục hải quan. Tổng số CBCC cấp Chi cục hiện có trong tồn ngành là: 588 người. Nhiệm vụ chính:

- Tiếp nhận thơng tin dữ liệu, hồ sơ rủi ro từ cấp trên: Tổng cục, Cục;

- Chủ trì thực hiện thu thập, xử lý thơng tin và phân tích, đánh giá rủi ro, tao nền tảng thông tin nghiệp vụ giúp thống nhất các hoạt động;

- Cập nhật, quản lý, áp dụng tiêu chí phân tích để lựa chọn kiểm tra hải quan trong phạm vi chi cục;

- Theo dõi việc thực hiện thu thập, cập nhật thông tin, áp dụng QLRR trên địa bàn chi cục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro của hải quan việt nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)