Dự báo xu hướng quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro của hải quan việt nam (Trang 83 - 86)

3.1.1 Dự báo xu hướng phát triển của hàng hóa xuất nhập khẩu

3.1.1.1 Bối cảnh nền kinh tế thế giới

Cuối năm 2016, các nền kinh tế lớn đã dần lấy lại được đà tăng trưởng, đáng kể nhất là kinh tế Mỹ đã đạt tốc độ tăng GDP lên tới 3,2% trong quý 3 năm 2016, đồng thời, thị trường tiếp tục có những phản ứng tích cực sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống (Tâm Hiếu, 2017). Liên Minh Châu Âu (EU) mặc dù phải chung sức giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp, làn sóng di cư từ Trung Đông, châu Phi và chịu tác động của sự kiện Anh quyết định rút khỏi EU (Brexit), nhưng vẫn giảm được tỷ lệ thất nghiệp, tăng lượng hàng hóa xuất khẩu và duy trì tỷ lệ lạm phát thấp.

Kinh tế toàn cầu cũng đã được hưởng lợi từ một số sự kiện và xu hướng lớn trong năm 2016 như: việc cử tri Mỹ lựa chọn ông Donald Trump làm Tổng thống tạo ra cú hích cho nền kinh tế lớn nhất thế giới, cuộc cách mạng nông nghiệp tại châu Phi đã đem lại thành quả khi giúp nhiều nước trong khu vực thoát khỏi đói nghèo và đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế tại lục địa này. Đặc biệt sự kiện có tác động tích cực nhất là việc các nước OPEC đưa ra quyết định cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng dầu/ngày vào tháng 11/2016, quyết định này được đánh giá là nỗ lực không chỉ giúp ổn định thị trường dầu mỏ nói riêng mà còn cả nền kinh tế thế giới nói chung (Tâm Hiếu, 2017).

Năm 2017, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ có nhiều biến động do những thay đổi về chính sách kinh tế, cũng như chính sách đối ngoại của tân Tổng thống Donald Trump. Ông Trump dự kiến sẽ cắt giảm thuế và gia tăng chi tiêu chính phủ, từ đó có thể làm gia tăng lạm phát, thâm hụt ngân sách, tăng nợ chính phủ, kích thích kinh tế tăng trưởng trong ngắn hạn. Chủ trương bảo hộ thương mại, hướng nội và thực dụng (rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, đàm phán lại Khu vực Thương mại Tự do Bắc Mỹ - NAFTA, tăng thuế nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc…) sẽ tác động mạnh đến tự do hóa thương mại và đầu tư và xa hơn là trật tự

kinh tế thế giới. Chủ nghĩa bảo hộ sẽ khiến giá đồng USD có khả năng tăng giá mạnh. Điều này sẽ khiến dòng vốn đầu tư tháo chạy khỏi các nền kinh tế đang nổi và đang phát triển. Tăng trưởng kinh tế Mỹ được OECD dự báo sẽ đạt mức 2,4% trong năm 2017 (Trang Trần, 2017).

Kinh tế châu Âu được dự báo sẽ hồi phục một cách từ từ trong năm 2017 nhờ chính sách mở rộng tài khóa, nhưng mức tăng trưởng tiềm năng vẫn yếu do hệ lụy từ cuộc khủng hoảng nợ công, tác động của sự kiện Brexit, những bất ổn chính trị liên tục đang diễn ra, vấn đề già hoá dân số và sự suy giảm năng suất lao động. Theo đó, tăng trưởng kinh tế khu vực Châu Âu năm 2017 được OECD dự báo sẽ đạt mức 1,6% vào năm 2017, giảm so với mức 1,61 % năm 2016 (Trang Trần, 2017).

Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản được dự báo sẽ đạt mức 1,2% trong năm 2017, tăng so với mức 0,51% trong năm 2016 (Trang Trần, 2017). Động lực chính trong tăng trưởng của Nhật là chính sách nới lỏng chính sách tiền tệ, mở rộng tài khóa và việc hoãn tăng thuế tiêu dùng để hỗ trợ tiêu dùng cho cá nhân trong tương lai gần. Những yếu tố này sẽ bù đắp cho những ảnh hưởng tiêu cực của việc đồng Yen mạnh và kinh tế toàn cầu phục hồi chậm.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2017 được OECD dự báo sẽ đạt mức 6,5%, giảm so với mức 6,7% trong năm 2016 (Trang Trần, 2017). Nếu tổng thống Mỹ Donald Trump tiến hành đánh thuế 45% đối với hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ như ông tuyên bố khi vận động tranh cử, thì có thể sẽ khiến Trung Quốc rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị-xã hội, bởi Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Một khi Mỹ đánh thuế ở mức cao đối với hàng hóa Trung Quốc, các DN của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ phá sản ở quy mô lớn, khiến hàng triệu người thất nghiệp, gây bất ổn lớn đối với chính trị, kinh tế, xã hội Trung Quốc. Điều này sẽ khiến kinh tế thế giới bất ổn và có khả năng rơi vào một cuộc khủng hoảng mới.

Tăng trưởng của các nền kinh tế đang nổi năm 2017 được dự báo sẽ khả quan hơn và tăng trưởng tại các nền kinh tế này có khả năng bù đắp lại cho sự sụt giảm tăng trưởng tại Trung Quốc. Theo đó, các nền kinh tế đang nổi được dự báo tăng trưởng 4,7% cho năm 2017. Kinh tế Nga và Brazil được dự báo sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 0,84% và 0,37% trong năm 2017, tăng so với mức -0,6% và -3,5% trong

năm 2016. Ấn Độ vẫn là một điểm sáng của nền kinh tế thế giới, tăng trưởng 7,3% trong 2017 (Lương Văn Khôi, 2017). Tuy nhiên, Ấn Độ đang phải đối mặt với tình trạng nợ DN ngày càng tăng.

Theo OECD, triển vọng kinh tế thế giới năm 2017 dự báo sẽ được cải thiện với mức tăng GDP dự kiến đạt trên 3% khi các nền kinh tế lớn đang dần lấy lại đà tăng trưởng trong giai đoạn cuối năm 2016, mức tăng trưởng của kinh tế thế giới năm 2017 được dự báo sẽ đạt mức 3,3%, tăng so với mức 2,97% của năm 2016 (Tâm Hiếu, 2017).

3.1.1.2 Xu hướng phát triển của hàng hóa xuất nhập khẩu trong nước

Kinh tế Việt Nam năm 2017 được dự báo có nhiều yếu tố bất định, cả thuận lợi và khó khăn. Về thuận lợi, đầu tư nước ngoài và kim ngạch xuất - nhập khẩu dự báo sẽ tiếp tục tăng từ kết quả của một số FTA đã ký và đi vào thực thi, cơ hô ̣i tiếp nhận dòng vốn FDI di ̣ch chuyển ra khỏi một số quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, mặt khác, giá dầu và lương thực có xu hướng tăng gây sức ép lạm phát tăng trở lại. Việc ổn đi ̣nh tỷ giá và lãi suất cũng sẽ gă ̣p khó khăn do áp lực điều chỉnh theo sự tăng giá của đồng ngoa ̣i tê ̣ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, việc tham gia cộng đồng ASEAN và việc ký kết, triển khai các FTA mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng tạo ra những thách thức rất lớn, nhất là việc phát triển thị trường, tăng khả năng cạnh tranh cả ở thị trường quốc tế và trong nước.

Năm 2016, kinh tế thế giới chứng kiến 2 biến động lớn về hội nhập quốc tế, đó là việc nước Anh rời khỏi EU và việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Về xuất khẩu, trong khối EU, Anh là đối tác thương mại đứng thứ 3 của Việt Nam sau Đức và Hà Lan với tỷ trọng chiếm khoảng 13% - 15% tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU. Về nhập khẩu, Anh đứng thứ 4 sau Đức, Pháp và Italia, chiếm khoảng 7% trong kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU. Tuy nhiên, xét trong các thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam, thị trường Anh chỉ chiếm gần 3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và 0,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam (Đào Ngọc Tiến, 2017). Theo Hiệp ước, nước Anh cần 2 năm để tiến hành các thủ tục chính thức cho việc rời khỏi EU. Như vậy, trong năm 2016 sự kiện Brexit hầu như không có tác động trực tiếp đến luồng hàng hóa giao dịch giữa 2 quốc gia.

đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nói chung, cũng như đối với nhóm hàng điện thoại và linh kiện nói riêng, do hãng điện tử này đã ra đời các dòng sản phẩm khác để bù đắp, tuy nhiên mức tăng trưởng của nhóm hàng này được dự báo sẽ chậm dần trong các năm tới.

Về cơ cấu mặt hàng xuất - khẩu nhập, trong ngắn hạn và trong năm 2017 nói riêng, việc đạt được những thay đổi lớn về cơ cấu hàng hóa là hết sức khó khăn. Vì vậy, Việt Nam cần đẩy mạnh việc xuất khẩu nông sản và trái cây để tận dụng những lợi thế cạnh tranh của nước ta.

Về cơ cấu thị trường, các FTA và các khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế đã tạo ra mức độ tự do hóa thuế quan của Việt Nam với các đối tác FTA đã giảm ở mức khá cao: Trong ATIGA đạt khoảng 93%, FTA ASEAN - Trung Quốc 84% số dòng thuế về 0%, FTA ASEAN - Hàn Quốc 78% và FTA ASEAN - Nhật Bản 62% (Vũ Nhữ Thăng, 2017). Vớ i kết quả của các FTA, thị trường nhập khẩu đã tiếp tục được mở rộng, đa da ̣ng hóa, giảm dần sự phụ thuộc vào các thị trường nguyên liệu truyền thống.

Bên cạnh đó, thách thức trong năm 2017 từ sự gia tăng ca ̣nh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước do sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ các nước do giá thành rẻ hơn, chất lượng và mẫu mã đa dạng, cũng như sự gia tăng của các nhà cung cấp nước ngoài do mở cửa thi ̣ trường di ̣ch vu ̣. Theo Bộ Công Thương, các DN FDI đã chiếm khoảng 17% thị phần bán lẻ qua trung tâm thương mại, siêu thị; khoảng 70% thị phần bán lẻ qua cửa hàng tiện lợi; khoảng 15% thị phần của phương thức bán hàng qua siêu thị mini và khoảng 50% thị phần bán lẻ không thông qua cửa hàng (bán hàng trực tuyến qua internet, qua truyền hình, qua điện thoại...) (Đào Ngọc Tiến, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro của hải quan việt nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)