2.2 Phân tích thực trạng hệ thống quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam
2.2.1 Cơ sở pháp lý
2.2.1.1 Các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về quản lý rủi ro Việt Nam đã tham gia
a. Công ước Kyoto sửa đổi, bổ sung năm 1999:
Năm 1973, công ước quốc tế về đơn giản và hài hóa hóa thủ tục hải quan ra đời, chính thức có hiệu lực vào năm 1974. Tháng 06/1999, Tổ chức hải quan Thế giới đã quyết định sửa đổi cơng ước trên và có tên gọi mới là Công ước Kyoto sửa đổi. Năm 2008, Việt Nam đã gia nhập và trở thành thành viên thứ 56 của nghị định
thư sửa đổi công ước Kyoto. Thực hiện cơng ước Kyoto sửa đổi chính là thực hiện các qui định của Hiệp định Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch GATT/WTO (điều 5, 7, 8, 10). Công ước Kyoto sửa đổi khuyến nghị áp dụng phương pháp QLRR trong thực hiện quy trình thủ tục hải quan nhằm đảm bảo tạo thuận lợi thương mại và nâng cao chất lượng kiểm soát hải quan. Cụ thể:
- Tiêu chuẩn 6.3: Khi thực hiện kiểm tra hải quan, CQHQ phải áp dụng
QLRR.
- Tiêu chuẩn 6.4: CQHQ phải sử dụng kỹ thuật phân tích rủi ro để xác định
những người và hàng hoá, kể cả phương tiện vận tải cần được kiểm tra và mức độ kiểm tra
- Tiêu chuẩn 6.5: CQHQ phải thiết lập một chiến lược đo lường tuân thủ để
hỗ trợ QLRR (WCO, 1999).
b. Khung tiêu chuẩn Đảm bảo An ninh và Tạo thuận lợi thương mại toàn cầu (SAFE)
Vào tháng 06/2005, Khung tiêu chuẩn được thông qua và sửa đổi 3 lần tiếp theo vào các năm 2007, 2010, 2012 điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn triển khai tại các nước thành viên. Việt Nam đã gia nhập và thực hiện khung tiêu chuẩn SAFE từ tháng 08/2005. Khung tiêu chuẩn đưa ra những nguyên tắc và chuẩn mực tối thiểu mà các thành viên phải thực hiện để tập trung vào việc xây dựng chuỗi cung ứng đảm bảo an ninh và tạo thuận lợi thương mại… Khung tiêu chuẩn gồm 17 tiêu chuẩn và thể hiện ở 4 yêu cầu cơ bản: Cung cấp thông tin điện tử đến trước về hàng hóa; Thực hiện QLRR; Thực hiện kiểm tra hàng hóa XNK dựa trên đánh giá rủi ro và sử dụng thiết bị khơng xâm nhập; Thực hiện chương trình DN ưu tiên.
2.2.1.2 Cơ sở pháp luật Việt Nam về quản lý rủi ro
a. Quyết định 3273/QĐ-BTC ngày 30/12/2013 ban hành quy định áp dụng QLRR trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Quyết định quy định các lĩnh vực: thủ tục hải quan, kiểm tra hải quan, giám sát hải quan, kiểm sốt hải quan, kiểm tra sau thơng quan và các hoạt động nghiệp vụ khác liên quan. Quyết định bổ
sung sửa đổi các khác niệm về hồ sơ rủi ro, các tiêu chí QLRR, đồng thời xác định phạm vi áp dụng QLRR.
b. Luật Hải quan năm 2014 (Luật số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014)
Ngày 23/06/2014, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII đã thơng qua Luật Hải quan 2014, có hiệu lực chính thức từ 01/01/2015, thay thế Luật hải quan số 29/2001/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung số 42/2005/QH11. Luật 2014 sửa dổi và bổ sung các quy định nhằm cải cách thủ tục hải quan theo hướng minh bạch, thống nhất, tạo thuận lợi thương mại, thực hiện hải quan điện tử và một cửa quốc gia.
Luật hải quan 2014 đã bổ sung một số điều quy định về công tác QLRR: khái niệm, nguyên tắc, nội dung, thông tin hải quan… đồng thời bổ sung các quy định về trách nhiệm của CQHQ và các bên liên quan trong việc áp dụng QLRR. Trong đó: Khoản 2 điều 16 qui định nguyên tắc kiểm tra, giám sát hải quan thực hiện dựa trên cơ sở áp dụng QLRR nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của quản lý Nhà nước về hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, xuất nhập cảnh; Điều 17 qui định phạm vi áp dụng QLRR, các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ QLRR. Các điều 32, 33, 34, 38, 78, 93, 96 qui định về việc áp dụng QLRR trong từng khâu trong quy trình nghiệp vụ hải quan. Luật hải quan đã mở rộng phạm vi, đối tượng kiểm tra giám sát hải quan dựa trên nguyên tắc áp dụng QLRR trong các quá trình trước, trong và sau thông quan.
c. Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 21/1/2014 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
Sau khi Luật Hải quan được sửa đổi bổ sung năm 2014, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP được ban hành quy định về áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Nghị định qui định về công tác QLRR từ việc đánh giá mức độ tuân thủ của DN để áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp với từng mức độ tuân thủ đến việc phân loại rủi ro theo từng mức độ khác nhau để áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát, thanh tra phù hợp tại các điều 13, 14, 15. Ngoài ra, trên cơ sở áp dụng QLRR, trải dài nội dung của Nghị định 08 có đề cập đến kỹ thuật nghiệp vụ áp dụng QLRR như: khoản 4 điều 26 về tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký tờ khai; khoản 1 điều 28 về kiểm tra hải quan trong quá trình xếp dỡ, khoản 2 điều 29 về kiểm tra thực tế
hàng hóa; khoản 2 điều 32 về giải phóng hàng và thơng quan hàng hóa; khoản 4 điều 34 về giám sát hải quan; từ điều 38 đến 41 về nguyên tắc kiểm tra giám sát đối với hàng nhập gia công, sản xuất xuất khẩu; Điều 97, 98 qui định về kiểm tra sau thông quan.
d. Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thông tư 38 qui định về công tác QLRR như đề cập đến đánh giá tuân thủ của DN ở điều 8, qui định về áp dụng QLRR trong từng lĩnh vực từ điều 9 đến 14, điều 15 quy định trách nhiệm của Tổng cục trưởng TCHQ trong việc thực hiện QLRR.
e. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29/11/2006; Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế; Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 quy định về quản lý rủi trong quản lý thuế bao gồm: thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng các bộ tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; đề xuất, áp dụng các biện pháp quản lý thuế dựa trên ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để đánh giá rủi ro, mức độ tuân thủ pháp luật, lựa chọn đối tượng kiểm tra, thanh tra về thuế và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.