Định hướng của Hải quan Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ thống quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro của hải quan việt nam (Trang 89 - 92)

rủi ro

3.2.1 Mục tiêu và định hướng cải cách, hiện đại hóa của Hải quan Việt Nam

3.2.1.1 Mục tiêu

Ngày 19/07/2016, Bộ tài chính đã ra quyết định số 1614/QĐ-BTC về việc ban hành kế hoạch “kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành hải quan giai đoạn 2016-2020, trong đó đề ra các mục tiêu tổng quát và chiến lược như sau:

Mục tiêu tổng quát: Xây dựng hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng CNTT, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phương thức QLRR, đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đơng Nam Á, góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Cụ thể mục tiêu chiến lược của giai đoạn 2016-2020: Xây dựng hải quan Việt Nam thành CQHQ điện tử hiện đại, triển khai hiệu quả, hiệu lực các cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về hải quan, trở thành cơ quan quản lý nhà nước đi đầu trong cung cấp dịch vụ công, đẩy mạnh mối quan hệ đối tác trong và ngoài nước, tạo thuận lợi cho các đối tác trong thực hiện thủ tục hải quan. Xây dựng lực lượng hải quan chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính, được trang bị và làm chủ các thiết bị công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước.

3.2.1.2 Định hướng

Với những mục tiêu đề ra nói trên, TCHQ đã đề ra định hướng cải cách, hiện đại hóa ngành trong thời gian tới như sau:

Về thể chế: Xây dựng cơ chế, chính sách quản lý hải quan đầy đủ, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế.

Về công tác chuyên môn nghiệp vụ: đến năm 2020, phấn đấu các thủ tục và quy trình nghiệp vụ hải quan đơn giản, qui định rõ ràng, minh bạch dễ hiểu, dễ thực hiện. Rút ngắn thời gian thơng quan/giải phóng hàng và giảm chi phí làm thủ tục.

Đẩy mạnh áp dụng cơ chế tuân thủ tự nguyện trên cơ sở QLRR kết hợp tăng cường kiểm tra, kiểm sốt phịng ngừa nguy cơ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm và các hành vi gian lận thương mại.

Về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực: Xây dựng bộ máy hải quan có cơ cấu gọn nhẹ, giảm đầu mối trung gian, thiết kế phù hợp với yêu cầu hiện đại và nhu cầu quản lý của từng địa bàn. Phát triển đội ngũ cơng chức hải quan tinh nhuệ có trình độ chun nghiệp, chuyên sâu, làm chủ được công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, hoạt động liêm chính, được tổ chức quản lý một cách khoa học, gắn nhu cầu thực tiễn của vị trí cơng tác với năng lực bản thân.

Về ứng dụng công nghệ thông tin: Đẩy mạnh việc quản lý, điều hành, quản trị các hoạt động nội bộ được thực hiện trên môi trường điện tử, ứng dụng công nghệ quản lý hiện đại, đảm bảo quản trị, giám sát, đánh giá được hiệu quả các lĩnh vực nghiệp vụ và công chức. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thủ tục hải quan, hướng đến một môi trường hải quan phi “giấy tờ”, được thực hiện mọi nơi – mọi lúc – mọi phương tiện. Đẩy mạnh việc trang bị và nâng cao hiệu quả sử dụng các trang thiết bị công nghệ hiện đại trong công tác kiểm tra, giám sát tại các địa bàn trọng điểm.

3.2.2 Định hướng công tác quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam trong thời gian tới

3.2.2.1 Mục tiêu

Hải quan Việt Nam triển khai cơng tác QLRR một cách có hệ thống sâu, rộng và hiệu quả trong các khâu hoạt động nghiệp vụ hải quan, hỗ trợ tích cực cho hải quan điện tử. Phát triển công tác thu thập, xử lý rủi ro ngang tầm và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nghiệp vụ hải quan, để chủ động phòng ngừa và phát hiện, ngăn chặn trước những nguy cơ vi phạm pháp luật về hải quan. Đẩy mạnh thực hiên quản lý tuân thủ - yếu tố cốt lõi của công tác QLRR, tạo môi trường khuyến khích tuân thủ tự nguyện của các DN hoạt động XNK, XNC.

3.2.2.2 Định hướng

Nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra, ngành hải quan đã có những định hướng cho công tác QLRR như sau:

Thứ nhất, phổ biến, qn triệt đến tồn thể cán bộ, cơng chức về phương pháp QLRR. Các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ QLRR phải được triển khai đầy đủ, toàn diện trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan, trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế, các quy định của pháp luật và thực tiễn.

Thứ hai, công tác QLRR cần bám sát mục tiêu, yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hải quan, đáp ứng yêu cầu tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, chủ động cảnh báo, phát hiện, kiến nghị xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật hải quan.

Thứ ba, phát triển công tác QLRR theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp hóa các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ, cụ thể:

+ Về công tác thu thập, xử lý thông tin: tập trung khai thác, phân tích thơng tin, dữ liệu từ tất cả các hệ thống thơng tin hiện có của ngành, hồn thiện cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin với Tổng cục thuế, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan; triển khai đầy đủ, có hiệu quả các biện pháp thu thập, xử lý thông tin theo quy định của pháp luật.

+ Về quản lý, đánh giá tuân thủ DN: Hoàn thiện các biện pháp, ký thuật quản lý, đánh giá tn thủ DN; hồn thiện bộ tiêu chí đánh giá tuân thủ, xếp hạng DN; đẩy mạnh triển khai chương trình khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ;

+ Nâng cao chất lượng phân tích, đánh giá rủi ro, phân luồng, kiểm tra trước, trong và sau thông quan, đẩy mạnh công tác QLRR, cảnh báo trước nghững nguy cơ vi phạm, các sơ hở thiếu sót trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan. Trong giai đoạn trước mắt cần tập trung phân tích rủi ro, xác định trọng điểm tại cửa khẩu nhập và hàng hóa xuất khẩu sau khi đã hoàn thành thủ tục tại cửa khẩu xuất.

+ Tăng cường công tác theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện, áp dụng QLRR trong kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan và Chi cục hải quan.

+ Hoàn thiện cơ chế QLRR đối với hành khách XNC qua đương hàng khơng, trong đó ưu tiên việc xây dựng, triển khai thực hiện công tác thu thập thơng tin,

phân tích rủi ro, chủ động kiểm tra, giám sát đối với hành khách XNC trước khi đến/rời cảng sây bay quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro của hải quan việt nam (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)