Quy trình quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro của hải quan việt nam (Trang 56 - 60)

2.2 Phân tích thực trạng hệ thống quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam

2.2.3 Quy trình quản lý rủi ro

Hải quan Việt Nam áp dụng QLRR trong các hoạt động nghiệp vụ được quy định trong Luật hải quan 2014, bao gồm: thủ tục hải quan, kiểm tra hải quan, giám sát hải quan, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông quan và các hoạt động nghiệp vụ khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, quả cảnh hàng hóa, xuất nhập cảnh quá cảnh phương tiện vận tải. Xuyên suốt các khâu nghiệp vụ, QLRR đều được thực hiện theo quy trình như hình 2.3 dưới đây:

Hình 2.3: Sơ đồ quy trình Quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam

Bước 1- Thiết lập bối cảnh: Trong bước này, CQHQ thực hiện 4 khâu: Xác định mục tiêu và phạm vi, Thu thập thơng tin, Phân tích các yếu tố liên quan, Xây dựng tiêu chí. Bước khởi đầu của bất cứ một hoạt động nào cũng là xác định kết quả mong muốn đạt được, đây là điều đặc biệt quan trọng khi tiến hành công tác QLRR. Một “rủi ro” có thể được định nghĩa là điều gì đó có thể xảy ra và tác động tới các mục tiêu. Vậy nên cần phải xác định rõ các mục tiêu và đó phải là những mục tiêu phù hợp, có tính khả thi và mang tính chiến lược để có thể thực hiện được. Phạm vi của QLRR cần được thiết lập để làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo.

Thông tin được CQHQ thu thập từ nhiều nguồn như: hệ thống phần mềm của ngành hải quan (chương trình thống kê VICO; VNACCS/VCIS; hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan gồm GTT02- trị giá tính thuế, ECUSTOMS; hệ thống quản lý vi phạm hải quan QLVP14; chương trình Riskman – QLRR; chương trình KT559 - Kế tốn thuế...); các văn bản qui định về chính sách quản lý, chính sách thuế, thơng tin trên mạng nội bộ Intranet, Internet, các thông tin trên điểm báo, thông báo, báo cáo,... từ các cơ quan, bộ ngành khác đặc biệt các bộ ngành có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh cũng như các thông tin trao đổi với WCO, khu vực và hải quan các nước. Các thông tin sau khi được thu thập sẽ được sắp xếp thành các bảng dữ liệu để phục vụ yêu cầu rà sốt, phân tích và đánh giá rủi ro trong các bước tiếp theo. Tất cả các thơng tin có sẵn đều phải được xem xét độ tin cậy của nguồn thơng tin thu thập, phân tích nội dung thơng tin bao gồm: tính liên quan của thơng tin rủi ro trong hoạt động XNK, tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của thơng tin.

Bước 2 - Đánh giá rủi ro: Đánh giá rủi ro gồm: xác định rủi ro; phân tích, đánh giá xếp hạng rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật; quản lý đối tượng trọng tâm trọng điểm. Mục đích của bước này là phân chia được các rủi ro theo 3 mức độ rủi ro để phục vụ cho việc đánh giá rủi ro để đưa ra các quyết định, kế hoạch hành động, kiểm tra kiếm soát một cách hợp lý. Hải quan Việt Nam đang áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro của WCO theo 3 mức: cao – trung bình – thấp. Hoạt động phân tích rủi ro được thực hiện tự động trên hệ thống QLRR, ngồi ra cơng chức QLRR cũng có thể trực tiếp phân tích, đánh giá rủi để lập hồ sơ rủi ro hoặc để đưa ra quyết định cụ thể. Dựa trên các bộ tiêu chí xác định các đối tượng có mức rủi ro cao, tiến hành phân tích và đánh giá rủi ro. Trong quá trình làm thủ tục hải quan, hệ thống thông

tin nghiệp vụ tự động kiểm tra đối với lô hàng XNK. Bên cạnh đó, việc đánh giá tuân thủ pháp luật đối với DN hoạt động XNK là yếu tố quan trọng trong việc phân tích, đánh giá rủi ro. Kết quả của quá trình đánh giá rủi ro cho phép phân luồng tờ khai hàng hóa thành 3 luồng: xanh (miễn kiểm tra hồ sơ hải quan), vàng (kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan), đỏ (kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa). Qua đó, xác định được đối tượng cần ưu tiên xử lý, áp dụng các biện pháp trọng tâm trọng điểm, tập trung nguồn lực và các biện pháp xử lý rủi ro phù hợp.

Bước 3 - Xử lý rủi ro: Sau khi xác định được rủi ro và mức độ rủi ro, ứng dụng hệ thống thông tin QLRR đánh giá rủi ro, phân luồng hỗ trợ quyết định kiểm tra trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK. Đối với từng mức độ rủi ro được đánh giá ở bước trên, Điều 6 Quyết định 3273/2013/QĐ-BTC quy định như sau:

- Đối với những rủi ro có tần suất và mức độ khơng lớn thì hải quan sẽ chấp nhận rủi ro, cho hàng hóa thơng quan ngay, đồng thời áp dụng những biện pháp ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi để… Bên cạnh đó, hải quan sẽ tiếp tục theo dõi, liên tục cập nhật, phân tích đánh giá thơng tin về các DN XNK (về mức độ tuân thủ pháp luật, tình hình tài chính,…), nếu có biểu hiện vi phạm cần áp dụng biện pháp kiểm tra xử lý kịp thời.

- Đối với các trường hợp chưa có đầy đủ thơng tin về rủi ro để làm cơ sở cho

việc quyết định chấp nhận rủi ro: hải quan sẽ tiếp tục thu thập bổ sung thông tin, tiến hành kiểm tra dữ liệu khai báo, và các chứng từ liên quan.

- Đối với những rủi ro cao: Áp dụng các biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn,

giảm thiểu rủi ro, bao gồm: Kiến nghị hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hải quan, pháp luật thuế; sửa đổi, bổ sung, hồn thiện quy trình, quy định và cơ chế áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; Cảnh báo nguy cơ vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; Áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, biện pháp quản lý thuế và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật

thuế trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan ở trong nước và nước ngoài khắc phục những hạn chế, bất cập; trao đổi, cung cấp thông tin để theo dõi, phối hợp kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (Bộ Tài chính, 2013b).

Bước 4 - Giám sát, kiểm tra và đo lường mức độ tuân thủ: CQHQ phải thường xuyên theo dõi, đánh giá chất lượng, hiệu quả áp dụng QLRR, cập nhật phản hồi về rủi ro mới, đánh giá hiệu quả của quá trình QLRR, phát hiện và khắc phục những bất cập, thiếu sót, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về hải quan.

Bên cạnh đó, CQHQ cần phải thực hiện đo lường, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan trong các lĩnh vực hoạt động để tập trung nguồn lực và biện pháp kiểm sốt có hiệu quả đối với các đối tượng hay lĩnh vực có mức độ tuân thủ thấp. Việc thực hiện đo lường, đánh giá tuân thủ được thực hiện trên cơ sở Bộ tiêu chí, chỉ số đánh giá tuân thủ và ứng dụng nền tảng hệ thống công nghệ thông tin QLRR. Kết quả đo lường, đánh giá nêu trên đã phân loại thành nhóm đối tượng DN tn thủ hoặc khơng tn thủ hoặc thuộc nhóm khơng đáp ứng các chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ của CQHQ. Tiếp đó, để đảm bảo việc đánh giá tuân thủ DN xuất nhập khẩu được đầy đủ và chính xác ,các đơn vị hải quan các cấp thường xuyên tổ chức thực hiện công tác thu thập, cập nhật vào hệ thống thông tin hồ sơ DN và thông tin quản lý DN tuân thủ.

Bước 5 - Quản lý, lưu trữ hồ sơ, cung cấp thông tin, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện: CQHQ sử dụng hệ thống VNACCS/VCIS để lưu trữ, quản lý tập trung kết quả của q trình QLRR: thơng tin hồ sơ, thơng tin vi phạm pháp luật, kết quả tiến hành thủ tục hải quan, thông tin kiểm tra, giám sát, kiểm sốt, kiểm tra sau thơng quan... Thông tin được lưu trữ, quản lý một cách khoa học, hệ thống phục vụ cơng tác quản lý và có thể truy xuất khi cần.

Việc thực hiện các bước đúng theo quy trình giúp nâng cao hiệu quả áp dụng QLRR giúp cho CQHQ có thể xác định được các rủi ro và mức độ rủi ro một cách hiệu quả hơn, đồng thời đưa ra được những quyết định ưu tiên xử lý giúp phân bổ nguồn lực của CQHQ một cách hiệu quả từ đó nâng cao hiệu quả quản lý của ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro của hải quan việt nam (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)