2.1.1. Thông tin chung
- Tên tiếng Việt : TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE
- Tên tiếng Anh : MOBIFONE CORPORATION
- Tên viết tắt : MOBIFONE
- Địa chỉ trụ sở chính : Tòa nhà MobiFone, Lô VP1, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Website : http://www.mobifone.vn/
- Logo :
- Vốn điều lệ : 15.000.000.000.000 đồng. - Vốn pháp định : 500.000.000.000 đồng.
- Giấy CNĐKKD: Số 0100686209 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 20/9/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 01/10/2015.
2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ chủ yếu 2.1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh 2.1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh
Theo chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, MobiFone xác định hoạt động kinh doanh trong 4 lĩnh vực chính:
- Viễn thông - Công nghệ thông tin: Giữ vai trò một trong những trụ cột vững chắc trong hoạt động kinh doanh và cung ứng dịch vụ của MobiFone, giữ vai trò dẫn dắt các lĩnh vực khác mở rộng và phát triển. Nổi bật, MobiFone nắm bắt xu hướng phát triển dịch vụ viễn thông di động sử dụng các công nghệ mới (4G LTE/Advanced LTE) tập trung phát triển dịch vụ truyền dẫn dữ liệu di
động và các dịch vụ gia tăng phủ toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Đối với công nghệ thông tin, MobiFone tập trung mũi nhọn phát triển các phần mềm và giải pháp hỗ trợ hoạt động phát triển tập khách hàng cho dịch vụ viễn thông, khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, phục vụ hạ tầng truyền hình, quảng cáo di động và các giá trị gia tăng đi kèm.
- Phân phối - bán lẻ: Doanh thu mang về từ lĩnh vực này chủ yếu từ kinh doanh thương mại các thiết bị vật tư, thiết bị đầu cuối, bên cạnh các sản phẩm dịch vụ do MobiFone cung cấp.
- Truyền hình: MobiFone sẽ tập trung đầu tư hạ tầng mạng lưới với mục tiêu cung cấp và khai thác dịch vụ hạ tầng truyền hình trong giai đoạn 2016 - 2020. Trong giai đoạn bắt đầu thâm nhập thị trường này, MobiFone chủ yếu sẽ chú trọng mục tiêu về phát triển doanh thu và tăng quy mô thị trường (tăng số lượng khách hàng, đa dạng sản phẩm và dịch vụ), và các chỉ số lợi nhuận, doanh thu tạm dừng ở mức tương đối trong ngành.
- Đa phương tiện: Theo sát xu hướng phát triển của viễn thông trên thế giới và các nước trong khu vực, MobiFone bắt tay vào việc cung cấp dịch vụ đa phương tiện, mang đến những giải pháp sang tạo nhất về giáo dục, y tế, giải trí, kinh doanh, tiện ích cho cuộc sống và xã hội. Đây là lĩnh vực mang tính thời hạn trong kỷ nguyên công nghệ số, triển vọng về thị trường, và góp phần tăng lợi thế cạnh tranh về công nghệ, dịch vụ của Tổng công ty trong giai đoạn mới.
- Hoạt động viễn thông không dây: Vận hành, khai thác mạng lưới viễn thông, tin học và truyền thông (chỉ hoạt động khi có đủ điều kiện theo quy định của Luật viễn thông); Đầu tư, xây dựng, vận hành, khai thác mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh truyền hình, truyền thông đa phương tiện
2.1.2.2. Sản phẩm chủ yếu
vụ truy cập Internet trên di động và trên thiết bị truy cập dữ liệu chuyên dụng; dịch vụ giá trị gia tăng trên di động. Các dịch vụ trên được cung cấp cho khách hàng dưới dạng sản phẩm gói cước. Hiện tại MobiFone đã và đang đa dạng hóa các nhóm gói cước tới nhiều đối tượng khách hàng (công nhân, học sinh sinh viên, doanh nhân, khách du lịch, doanh nghiệp, nhân viên văn phòng…). Các dịch vụ cung cấp tới khách hàng liên tục được đổi mới, đa dạng hóa nhằm phù hợp với xu hướng sử dụng dữ liệu và các dịch vụ OTT thay thế cho dịch vụ truyền thống (thoại, tin nhắn) trong thời đại mới.
2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển
MobiFone được thành lập ngày 16/4/1993 với tên gọi ban đầu là Công ty thông tin di động. Ngày 01/12/2014, Công ty được chuyển đổi thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, kinh doanh trong các lĩnh vực: dịch vụ viễn thông truyền thống, VAS, Data, Internet & truyền hình IPTV/cable TV, sản phẩm khách hàng doanh nghiệp, dịch vụ công nghệ thông tin, bán lẻ và phân phối và đầu tư nước ngoài. Tại Việt Nam, MobiFone là một trong ba mạng di động lớn nhất với hơn 30% thị phần. Hiện nay, MobiFone có gần 50 triệu khách hàng với hệ thống mạng lưới 21.101 trạm 2G và 20.003 trạm 3G (tháng 12/2016). Tổng doanh thu năm 2016 của MobiFone đạt 38 nghìn tỷ đồng.
Về các mốc phát triển của MobiFone:
- 1993: Thành lập Công ty Thông tin di động.
- 1995: Công ty Thông tin di động ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy Điển)
- 2005: Công ty Thông tin di động ký thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik.
- Tính đến tháng 4/2008, MobiFone chiếm lĩnh vị trí số một về thị phần thuê bao di động tại Việt Nam.
- 2009: Nhận giải Mạng di động xuất sắc nhất năm 2008 do Bộ Thông tin và Truyền thông trao tặng; MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ 3G.
- 2010: Chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
- 2014: Bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại Công ty Thông tin di động từ Tập đoàn VNPT về Bộ Thông tin và truyền thông; nhận quyết định thành lập Tổng công ty Viễn Thông MobiFone trên cơ sở tổ chức lại Công ty TNHH một thành viên Thông tin di động.
2.1.4. Sơ đồ tổ chức
Hiện nay, Tổng công ty Viễn thông MobiFone có 20 Phòng, Ban chức năng và 20 đơn vị trực thuộc khác bao gồm 9 Công ty Dịch vụ MobiFone tại 9 khu vực, Trung tâm Viễn thông quốc tế MobiFone, Trung tâm Dịch vụ đa phương tiện và giá trị gia tăng MobiFone, Trung tâm Công nghệ thông tin MobiFone, Trung tâm Quản lý và điều hành mạng (NOC), Trung tâm Mạng lưới MobiFone miền Bắc, Trung, Nam, Trung tâm Đo kiểm và sửa chữa thiết bị viễn thông MobiFone, Trung tâm Tính cước và Thanh khoản, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, Trung tâm Tư vấn thiết kế MobiFone.
Ngoài ra, MobiFone có bốn công ty con bao gồm Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật MobiFone, Công ty cổ phần Công nghệ MobiFone toàn cầu, Công ty cổ phần Dịch vụ gia tăng MobiFone, Công ty cổ phần Nghe nhìn toàn cầu.
Văn phòng Tổng công ty viễn thông MobiFone: Tòa nhà MobiFone - Lô VP1, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
2.1.5. Kết quả kinh doanh 2.1.5.1. Bối cảnh chung 2.1.5.1. Bối cảnh chung
Giai đoạn 5 năm 2011-2015 đã khép lại. Nhìn lại giai đoạn này, từ năm 2010 đã đánh dấu một giai đoạn khó khăn trên con đường phát triển của dịch vụ viễn thông. Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, đã tác động lên thị trường viễn thông nói chung và thị trường các dịch vụ thông tin di động nói riêng. Trong khi đó, thị trường viễn thông Việt Nam đã bắt đầu tiệm cận bão hòa với tỷ lệ người dùng gần cao nhất khu vực. Tốc độ tăng trưởng chung trên thị trường bị chậm lại trong bối cảnh có quá nhiều nhà khai thác. Doanh thu tăng trưởng chậm, cạnh tranh giữa các nhà cung cấp càng trở nên quyết liệt. Giai đoạn 2011-2015 cũng là thời kỳ xuất hiện liên tục những gương mặt mới với hàng loạt gói cước và điện thoại di động siêu rẻ làm khấy động thị trường viễn thông di động, đồng thời đẩy số lượng nhà mạng lên 7 doanh nghiệp bao gồm VinaPhone, MobiFone, Viettel, S- Fone, EVN Telecom, Vietnamobile và Beeline, vì vậy việc sử dụng tài nguyên tần số, kho số, hạ tầng mạng trở nên khó khăn hơn trước. Tuy nhiên chính sự cạnh tranh quá khốc liệt đã dẫn đến xu hướng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp thông tin di động ngày càng rõ nét và đây cũng là một trong những giải pháp tái cấu trúc doanh nghiệp theo quy luật tất yếu của thị trường, điển hình là sự kiện EVN Telecom chính thức sáp nhập vào Viettel, sự sụp đổ của mạng viễn thông CDMA S-Fone, hay việc thương hiệu Beeline chấm dứt hoàn toàn sứ mệnh sau 3 năm gia nhập thị trường viễn thông, nhường chỗ cho thương hiệu thay thế GMobile 100% vốn nhà nước.
Khi đã đi qua giai đoạn bùng nổ trước đó, ngành viễn thông phải đối mặt với những thách thức của thị trường ngày càng có nhiều sự lựa chọn do vậy các nhà mạng buộc phải nâng cao chất lượng và đa dạng dịch vụ để giữ chân khách hàng. Vì vậy, trong 5 năm qua, thị trường chứng kiến cuộc chạy đua giảm giá tới mức quyết liệt giữa các nhà cung cấp dịch vụ, cước dịch vụ tiếp tục giảm và đang tiến đến sát với giá thành ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của các nhà mạng.
2.1.5.2. Kết quả kinh doanh của MobiFone
Vừa đầu tư không ngừng, vừa phải giảm cước liên tục để thu hút và giữ chân thuê bao, thách thức MobiFone với vị thế là 1 trong những doanh nghiệp lớn hoạt động trong ngành viễn thông phải đối đầu không khó để nhận thấy, nhưng trong sự khó khăn và cạnh tranh khốc liệt ấy, sự tăng trưởng không ngừng cho thấy nỗ lực hết mình của MobiFone. Bài toán để phát triển đã khó, phát triển trong môi trường bão hòa, số thuê bao vượt dân số lại càng khó.
Đứng trước thách thức đó, trong khi một số doanh nghiệp nỗ lực đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm cơ hội tại thị trường mới, MobiFone vẫn tiếp tục sứ mệnh truyền tải trọn vẹn thông điệp kết nối và liên lạc cho gần 100 triệu người dân trên toàn lãnh thổ Việt Nam, vận dụng toàn bộ tài nguyên và nguồn lực để phục vụ tốt nhất cho khách hàng nội địa, mang đến những dịch vụ tiên tiến nhất, tạo sự hài lòng cao nhất tới khách hàng. Một tín hiệu tốt cho MobiFone là xu hướng trung thành của khách hàng với thương hiệu MobiFone cũng dần được định hình rõ ràng, tiến tới định hình lớp khách hàng viễn thông bền vững.
Cũng chính sự gắn kết và niềm tin của khách hàng là động lực để MobiFone tạo ra những bước đột phá, không ngừng đổi mới, hoàn thiện trong công tác nghiên cứu phát triển, chính sách gói cước giá cước, chăm sóc khách hàng. Giai đoạn 2011- 2014, thị trường viễn thông chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ từ nhóm dịch vụ thoại sang nhóm dịch vụ phi thoại, việc hiện hữu dàn trải của các thiết bị smartphone chưa bao giờ mạnh mẽ hơn thế đã đặt ra bài toán kinh doanh tương thích để đáp ứng nhu cầu gia tăng và ngày một đa dạng trong tiêu dùng.
Từ năm 2011, MobiFone đã cho ra đời rất nhiều gói cước linh hoạt để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng nhằm tăng các chính sách khuyến khích khách hàng, cung cấp thêm nhiều dịch vụ giá trị gia tăng và mở rộng các kênh phân phối tiếp thị khách hàng. Nổi bật trong số đó là các gói cước ngắn ngày hoặc dài kỳ với dung lượng cao; các gói cước dung lượng lớn không giới hạn, theo tháng hoặc các gói ngắn hạn dùng song song với gói đang sử dụng… để khách hàng thoải mái lựa chọn... Ví dụ như gói MobiQ hướng đến các đối tượng sử dụng SMS nhiều với
giá cước rẻ gần 50% so với cước tin nhắn thông thường trong khi gói Mobi Card lại hướng đến đối tượng không nhắn tin nhiều và thời lượng gọi khoảng 30-135 phút/tháng với chi phí gọi rẻ hơn so với gói Mobi Q. Tính đến hết 2015, MobiFone hiện có tất cả 21 gói cước dành cho các thuê bao trả trước, tùy theo nhu cầu tiêu dùng và thu nhập hàng tháng, khách hàng có thể lựa chọn gói cước phù hợp cho mình.
Đứng thứ hai về thuê bao di động với xấp xỉ 30% thị phần hết năm 2015, MobiFone đã xác lập được một vị thế rất riêng khi suốt những năm qua luôn được biết đến như là nhà mạng với cam kết chất lượng dịch vụ xuất sắc cùng phân khúc khách hàng cao cấp hơn so với các nhà mạng còn lại. Theo kết quả khảo sát của Nielsen cuối năm 2013, MobiFone là nhà mạng được yêu thích nhất tại thị trường thành thị đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh, chiếm 59% so với người dùng mạng Viettel là 26% và Vinaphone là 11%. MobiFone cũng đồng thời là nhà mạng sở hữu khách hàng có mức thu nhập trung bình cao hơn (tầng lớp A: từ 15 triệu đồng/tháng trở lên) so với các nhà mạng lớn khác, cụ thể MobiFone: 15%; VinaPhone: 13%; Viettel: 7%. Điều này đã làm nên bản sắc truyền thống của thương hiệu MobiFone tại thị trường viễn thông Việt Nam.
Hiện nay, MobiFone đang là doanh nghiệp viễn thông có thị phần lớn thứ hai ở Việt Nam, chỉ đứng sau Viettel. Sau khi tách ra khỏi Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT, MobiFone đã được Thủ tướng cho phép nâng tầm trở thành Tổng Công ty Viễn thông MobiFone. Cùng với 2 nhà mạng là Viettel và VNPT - Vinaphone, đã tạo nên thế “kiềng ba chân” MobiFone - Vinaphone - Viettel chiếm đến trên 90% thị phần cung cấp các dịch vụ viễn thông di động tại Việt Nam hiện nay. Vốn điều lệ của Tổng công ty đã được tăng từ 12.600 tỉ đồng lên 15.000 tỉ đồng vào cuối năm 2015.
Ngoài ra, kết quả kinh doanh giai đoạn 2011-2015 của MobiFone có nhiều dấu ấn đặc biệt:
- Thuê bao phát triển mới hàng năm ở mức cao, đến cuối năm 2015, tổng số khách hàng của MobiFone là 50 triệu thuê bao, trong đó 30 triệu thuê bao hoạt động thường xuyên.
- Tổng doanh thu phát sinh 2011 - 2015 đạt trên 193 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 5%/năm.
- Tổng lợi nhuận trước thuế của MobiFone đạt trên 32 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng bình quân đạt 6%/năm.
- Tổng số nộp ngân sách trong giai đoạn này là trên 22 nghìn tỷ đồng. MobiFone liên tục đứng trong top 10 các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
- Tỷ suất lợi nhuận / vốn chủ sở hữu bình quân trong giai đoạn 2011-2015 là 51,33% và luôn duy trì ở mức cao (trên 50%).
MobiFone liên tục được đánh giá xếp hạng doanh nghiệp hạng A, xếp hạng cán bộ quản lý hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năng suất lao động đều tăng lên qua mỗi năm. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực luôn được quan tâm hàng đầu. Hàng năm hầu hết các cán bộ lao động đều được tham gia các chương trình đào tạo phù hợp để nâng cao trình độ chuyên môn, từ đó áp dụng một cách hiệu quả vào hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Chiến lược đầu tư giai đoạn 2016 – 2020 của MobiFone sẽ dựa trên 4 trụ cột chiến lược: viễn thông - công nghệ thông tin, truyền hình, bán lẻ và dịch vụ đa phương tiện. MobiFone đang xây dựng khát vọng là doanh nghiệp viễn thông lớn với quy mô doanh thu 100 nghìn tỷ vào năm 2020.
2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone trước khi áp dụng Big Data trước khi áp dụng Big Data
2.2.1. Lưu trữ và phân tích đữ liệu
Thị trường thông tin di động Việt Nam đã trải qua những bước phát triển mạnh mẽ trong vòng vài năm trở lại đây. Theo số liệu được Bộ Thông tin & Truyền thông công bố trong Sách trắng về Công nghệ thông tin - truyền thông, tính đến cuối năm
2013, cả nước đã có trên 124 triệu thuê bao di động, đạt tỉ lệ trên 138 thuê bao/100