Lưu trữ và phân tích đữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng big data trong phân tích hành vi mua sắm và tiêu dùng của khách hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại tổng công ty mobifone (Trang 62 - 64)

Thị trường thông tin di động Việt Nam đã trải qua những bước phát triển mạnh mẽ trong vòng vài năm trở lại đây. Theo số liệu được Bộ Thông tin & Truyền thông công bố trong Sách trắng về Công nghệ thông tin - truyền thông, tính đến cuối năm

2013, cả nước đã có trên 124 triệu thuê bao di động, đạt tỉ lệ trên 138 thuê bao/100 dân (NXB Thông tin và Truyền thông 2014, Tr. 54). Sau một thời gian phát triển nóng, thị trường dịch vụ thông tin di động Việt Nam đang dần trở nên bão hòa. Trước áp lực cạnh tranh, đòi hỏi các nhà mạng phải am hiểu khách hàng hơn để có thể giới thiệu các dịch vụ khác biệt, phù hợp cho khách hàng đúng lúc đúng thời điểm

Thực tế cho thấy, trong nhà mạng viễn thông tồn tại khối lượng lớn dữ liệu, tốc độ tăng tưởng nhanh và đa dạng phù hợp đặc tính 5Vs của khái niệm dữ liệu lớn. Do vậy, tính tự nhiên và đặc thù riêng của nhà mạng đã tạo ra điều kiện để ứng dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn Big Data nhằm tạo ra các giá trị cho nhà mạng.

Các loại dữ liệu chính đặc thù đối với MobiFone: - Dữ liệu chi tiết cuộc gọi CDR (Call detail record);

- Dữ liệu thông tin sử dụng data, thời gian truy cập web, ứng dụng...; - Dữ liệu tính cước và quản lý thông tin khách hàng;

- Dữ liệu về thông tin thiết bị đầu cuối của khách hàng;

- Dữ liệu về thông tin vị trí của thuê bao (Location based service); - Dữ liệu về chất lượng mạng lưới...

Các loại dữ liệu khác tồn tại trong các hệ thống ứng dụng phục vụ quản trị doanh nghiệp nói chung:

- Dữ liệu về hoạt động kinh doanh hàng ngày: kho hàng, hàng hóa trên kênh phân phối…;

- Dữ liệu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các dữ liệu phi cấu trúc bên ngoài:

- Giống như các doanh nghiệp khác, nhà mạng đều có cơ hội được thụ hưởng một cách bình đẳng và tạo ra các giá trị mới với các dữ liệu phi cấu trúc bên

ngoài trên mạng internet như: dữ liệu trên mạng xã hội (ví dụ: Facebook), dữ liệu về truyền thông và phản ứng của người dùng (forum, blog...).

Tuy nhiên, thực tế tại MobiFone, công tác thống kê và phân tích dữ liệu khách hàng còn một số điểm hạn chế như sau:

- Chưa có các phân tích chuyên sâu về các phân khúc khách hàng dựa trên phân tích các giao dịch tương tác;

- Hạn chế trong các bài toán phân tích về quản lý thuê bao rời mạng; - Hạn chế các bài toán phân tích về mô hình gian lận cước;

- Chưa có các thuật toán phân tích liên quan tới hành vi của khách hàng như: các tiếp thị thời gian thực…;

- Hạn chế trong quản trị và lập kế hoạch: các phân tích điều hành, các phân tích lập kế hoạch và dự báo các phân tích dự đoán;

- Hạn chế trong tiếp cận và xử lý tập dữ liệu lớn về mạng xã hội, các phân tích nhiều chiều;

- Hạn chế trong khám phá và thử nghiệm dịch vụ như: phân tích làm rõ hiệu quả giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, chiến lược thương hiệu...

Do đó, việc trang bị hệ thống giải pháp Big Data phục vụ sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết giúp MobiFone có thể khai thác toàn diện giá trị mà nguồn thông tin dữ liệu khách hàng đang sở hữu, để am hiểu khách hàng đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp, nhanh chóng tức thời, đúng bối cảnh, đảm bảo lợi thế cạnh tranh của MobiFone trước các đối thủ lớn tại thị trường viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng big data trong phân tích hành vi mua sắm và tiêu dùng của khách hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại tổng công ty mobifone (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)