Triển vọng trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng big data trong phân tích hành vi mua sắm và tiêu dùng của khách hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại tổng công ty mobifone (Trang 91 - 93)

Trong thị trường cạnh tranh hiện nay, ứng dụng Big Data là một giải pháp hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp phát huy năng lực bán đúng những sản phẩm khách hàng cần, nâng cao tối đa chất lượng dịch vụ đúng với khách hàng muốn. Trong một thế giới phẳng, khi nguồn thông tin không còn bị giới hạn về không gian, thời gian, khối lượng dữ liệu mà thị trường thu thập được ngày càng tăng theo cấp số nhân. Đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông, khi nhu cầu sử dụng các thiết bị di động ngày càng tăng cao, các doanh nghiệp viễn thông sẽ trở thành những đầu mối tiếp nhận mọi thông tin từ khách hàng trên mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Ứng dụng Big Data trong ngành viễn thông sẽ còn tiếp tục phát triển, thể hiện qua các khía cạnh sau:

Quản trị trải nghiệm khách hàng: Đối với các doanh nghiệp viễn thông ngày

nay, việc cải thiện và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng là chìa khóa để duy trì sự khác biệt trên thị trường và giảm rời mạng. Các công ty viễn thông đang tận dụng phân tích dữ liệu để có được cái nhìn chân thực nhất về khách hàng qua tất cả các kênh tương tác đa dạng. Dựa trên hồ sơ chi tiết của khách hàng, doanh nghiệp có thể thực hiện phân khúc khách hàng theo mục tiêu của doanh nghiệp, cung cấp các trải nghiệm khách hàng, phát triển các ưu đãi được cá nhân hoá và dự đoán, ngăn chặn khả năng rời mạng. Một số trường hợp sử dụng chính trong lĩnh vực này bao gồm:

- Tiếp thị cá biệt hóa theo từng cá nhân; - Phân tích vị trí hành trình của khách hàng; - Chủ động trong chăm sóc khách hàng; - Dự báo khả năng rời mạng.

Phân tích và tối ưu hóa mạng lưới: Để theo kịp với sự tăng trưởng mạnh mẽ

của dữ liệu di động, doanh nghiệp viễn thông sẽ cần tiếp tục đầu tư mạnh vào mạng lưới. Năng lực mạng là một nguồn tài nguyên có giá trị cao và doanh nghiệp đang bắt đầu sử dụng dữ liệu và phân tích Big Data để theo dõi và quản lý hiệu quả mạng lưới, xây dựng các mô hình năng lực tiên đoán và sử dụng nó để ưu tiên và lập kế hoạch cho các quyết định phát triển mạng:

- Quy hoạch và tối ưu hóa năng lực mạng; - Phát triển mạng lưới và quy hoạch đầu tư; - Phân tích thời gian thực về năng lực mạng lưới.

Phân tích hoạt động: Một ứng dụng quan trọng khác của Big Data là sử dụng

nâng cao hiệu suất nội bộ, cải tiến quy trình và tiết kiệm chi phí cho các hoạt động của doanh nghiệp. Các công ty viễn thông đang bắt đầu áp dụng các giải pháp Big Data trong mọi hoạt động từ việc giảm thiểu thất thoát doanh thu, quản lý mạng và bảo mật trên mạng và khắc phục các vấn đề của khách hàng nhằm giảm thiểu sự cố có thể xảy ra. Một số trường hợp ứng dụng nổi bật bao gồm:

- Chống thất thoát và bảo đảm doanh thu; - Quản lý thông tin và an ninh mạng.

Tạo lợi nhuận từ dữ liệu: Doanh nghiệp viễn thông có lợi thế độc quyền là họ

có quyền truy cập vào nhiều nguồn dữ liệu quý giá bao gồm nhân khẩu học, vị trí thuê bao, thói quen sử dụng thiết bị di động, lịch sử sử dụng ứng dụng, hành vi cá nhân… Với tất cả các dữ liệu có được, các doanh nghiệp viễn thông đang bắt đầu khai thác, mô hình, tổng hợp và phân tích các nguồn thông tin này để tạo ra những tập dữ liệu có thể có giá trị đáng kể cho các doanh nghiệp trong và ngoài ngành khác.

- Dịch vụ phân tích dữ liệu (phối hợp với các ngành kinh doanh khác); - Phân tích thiết bị IoT (Internet of Things) và M2M (Machine to Machine).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng big data trong phân tích hành vi mua sắm và tiêu dùng của khách hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại tổng công ty mobifone (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)