Yếu tố bên ngoài các Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hạ long (Trang 34 - 36)

1.4.2.1. Các chính sách quy định của nhà nước.

Các NHTM cần phải tuân thủ chặt chẽ những quy định của nhà nước. Chính sách kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến các chủ trương và phương hướng trong mọi hoạt động của ngân hàng trong đó không thể thiếu đó là hoạt động huy động vốn. Ngân hàng thương mại khi xây dựng các chiến lược kinh doanh của mình cần phải dựa trên cơ sở tuân thủ pháp luật và chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Các chính sách chi phối trực tiếp như chính sách tiết kiệm, chính sách lãi suất.

Bên cạnh đó, ngân hàng nhà nước điều hành chính sách tiền tệ có tác động tới các hoạt động của các NHTM. Ngân hàng nhà nước phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm ổn định, thúc đẩy và phát triển thị trường tiền tệ, tạo điều kiện để các NHTM có môi trường thuận lợi. Việc xây dựng một môi trường pháp lý lành mạnh, rõ ràng, chặt chẽ cùng những cơ chế thông thoáng, tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển cũng là một nhân tố quan trọng góp phần tăng cường hiệu quả huy động và sử dụng vốn của các NHTM.

1.4.2.2. Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội

Yếu tố này ảnh hưởng đến toàn ngành ngân hàng trong việc huy động vốn. Khi kinh tế, chính trị, xã hội được ổn định thì người dân sẽ yên tâm khi lựa chọn và sử dụng các hình thức tiết kiệm tại ngân hàng. Các đơn vị kinh tế cũng yên tâm sản xuất, đẩy mạnh lưu thông tiền tệ. Do vậy các dịch vụ của ngân hàng cũng được phát triển dần dần hình thành thói quen sử dụng những lợi ích mà NHTM cung cấp trong người dân và doanh nghiệp. Khi đó các nghiệp vụ sẽ được thanh toán chủ yếu qua ngân hàng, thu được nhiều nguồn vốn hơn. Nhưng nếu nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, mức lạm phát cao các NHTM chính là nơi đầu tiên chịu tác động. Lạm phát cao dẫn đến trượt giá khiến cho người dân chuyển sang các hình thức đầu tư khác, nguồn vốn huy động bị giảm đi nhanh chóng.

1.4.2.3. Tâm lý thói quen người dân.

Tâm lý thói quen tiêu dùng của người dân cũng ảnh hưởng tới kết quả huy động vốn tại NHTM. Có thể thấy đơn giản đó là tại các thành phố lớn, nơi tập trung đông dân cư với số lượng tầng lớp dân cư có thu nhập cao, nguồn tiền nhàn rỗi và nhu cầu tiêt kiệm lớn thì điều tất yếu lượng vốn huy động được sẽ cao hơn tại vùng nông thôn hay miền núi, hải đảo. Nếu người dân có tâm lý tiêu dùng nhiều hơn tiết kiệm thì nguồn huy động sẽ giảm. Tính thời vụ khi chi tiêu cũng ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn. Vào thời điểm cuối năm việc huy động vốn sẽ khó khăn hơn do đây là thời điểm người dân và doanh nghiệp cần lượng tiền lớn để chi tiêu cho cuối năm và trong dịp Tết nên sẽ hạn chế việc gửi tiền.

1.4.2.4. Đối thủ cạnh tranh

Trong những năm gần đây chứng kiến sự xuất hiện của nhiều NHTM mới trong nước, thị phần của các NHTM có vốn nhà nước đã giảm đi một cách đáng kể. Đây là điều kiện để các NHTM có sự phát triển mạnh mẽ và minh chứng đó là sự ra đời của rất nhiều ngân hàng mới và ngành ngân hàng trở thành một ngành hot đầy hấp dẫn. Tuy nhiên đồng thời với điều này đó là áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng. Sức ép cạnh tranh để giữ vững và phát triển nguồn vốn cũng như quy mô, vị thế của ngân hàng ngày càng gay gắt. Không chỉ với các ngân hàng trong nước mà sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường khiến sức cạnh tranh tăng lên gấp bội. Điều này đòi hỏi bản thân mỗi ngân hàng phải tự tìm ra cho mình các biện pháp nhằm nâng cao năng lực, thu hút và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng thông qua các yếu tố như: chất lượng dịch vụ, lãi suất, đa dạng các sản phẩm cung cấp nhằm đáp ứng được mọi nhu cầu,...

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH HẠ LONG

2.1.Tổng quan về Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Hạ Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hạ long (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)