Chi phí huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hạ long (Trang 59 - 60)

Chi phí huy động vốn của chi nhánh được tính trên hai chỉ số: chi phí trả lãi (trả lãi suất huy động) và chi phí phi lãi. Theo đó, chi phí trả lãi bình quân và chi phí phi lãi bình quân tại chi nhánh qua các năm được thống kê như sau:

Bảng 2.12. Chi phí huy động vốn qua các năm

Đơn vị: %

T

T Chi phí huy động 2015 2016 2017

1 Chi phí trả lãi bình quân 6.42 6.38 6.67 2 Chi phí phi lãi bình quân 4.01 5.49 4.32

Chi phí trả lãi bình quân tăng qua các năm cho thấy Ngân hàng cần phải kiếm cho được tỉ suất sinh lời từ các khoản vốn huy động như năm 2015 là 6,42%, năm 2016 là 6,38%, năm 2017 là 6,67% để bù đắp chi phí trả lãi cho các nguồn vốn huy động. Chi phí bình quân này tăng tạo ra áp lực không nhỏ để Ngân hàng có thể cân đối được thu chi. Ngân hàng cần căn cứ vào số vốn đã huy động đủ hay thiếu để điều chỉnh lãi suất huy động một cách hợp lý nhằm đảm bảo tỉ suất sinh lời từ các khoản vốn một cách hiệu quả nhất đủ bù đắp chi phí trả lãi.

Ngoài ra các chi phí phi lãi góp phần hình thành nên chi phí huy động vốn như: chi phí lương công nhân viên, chi phí quảng cáo marketing, chi phí máy móc địa điểm, chi phí công nghệ, cơ sở hạ tầng, …Chi phí này tăng cao năm 2016 tới

5.49 % do Chi nhánh đầu tư thêm các điểm đặt máy ATM, chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. Để giảm thiểu các chi phí này, Chi nhánh cần tối thiểu hóa các chi phí hoạt động một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hạ long (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)