- Duy trì môi trường kinh tế vĩ mô ổn định: Khi nền kinh tế, các chỉ số lạm phát, giảm phát, chỉ số giá tiêu dùng,…được giữ ổn định thì giá trị đồng tiền nội tệ và mức lãi suất trên thị trường mới ổn định theo và niềm tin của khách hàng vào ngân hàng được nâng cao. Đồng thời kinh tế phát triển, đời sống người dân cải thiện, doanh nghiệp làm ăn tốt là điều kiện thuận lợi giúp ngân hàng phát triển về cả quy mô và chất lượng huy động vốn và tín dụng. Ngược lại, trong điều kiện nền kinh tế suy thoái sẽ khiến hoạt động ngân hàng bị ngừng trệ, thậm chí lâm vào khủng hoảng.
Nhằm giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, Nhà nước cần thực hiện hiệu quả đồng bộ các biện pháp vĩ mô, loại bỏ những bất hợp lý trong cơ cấu kinh tế. Có như vậy mới đảm bảo cho sự tăng trưởng nhanh và bền vững.
- Hoàn thiện môi trường pháp lý: Một trong những vấn đề còn tồn tại đó là môi trường pháp lý của nước ta chưa thực sự chặt chẽ, thống nhất. Do vậy trong thời gian tới, Chính phủ cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiệt các bộ luật, văn bản dưới luật, các quy định pháp lý về các vấn đề liên quan đến hoạt động Ngân hàng. Môi trường pháp lý chặt chẽ, ổn định sẽ tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh và an toàn.
- Sự phối hợp của các ngành, các cấp: Sự phát triển của hệ thống Ngân hàng có ý nghĩa quan trọng tới sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Và để có được sự phát triển này sẽ cần đến sự phối hợp của các ngành, các cấp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, mỗi quyết định được đưa ra đều phải được xem xét dưới nhiều góc độ và tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin đầu vào, ví dụ như thông tin đánh giá khách hàng, thông tin thẩm định tín dụng,… Nguồn thông tin này phần lớn được cung cấp bởi các ban ngành như sở tài chính, cơ quan thuế, bảo hiểm,… Chính vì vậy Ngân hàng BIDV Hạ Long rất cần sự quan tâm, giúp đỡ và phối hợp của các cấp, các ngành trên địa bàn.
- Tạo dựng niềm tin kinh doanh: Việc tạo dựng niềm tin cho người dân là điều tối quan trọng để tạo nên sự an tâm, tin tưởng khi gửi tiền tích luỹ. Để thực hiện được điều này, đòi hỏi nhà nước pháp quyền “của dân, do dân và vì dân” phải duy trì quản lý vĩ mô theo hiến pháp và pháp luật. Cần nhanh chóng đổi mới môi trường hành chính, tháo gỡ những khó khăn, những quy định thiếu tính khoa học, tính khả thi trong thực tiễn nhằm nâng cao lợi ích cho toàn dân.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ trong và ngoài nước thì việc tạo lập một nguồn vốn ổn định, vững chắc là một vấn đề vô cùng cấp thiết. Giải quyết được điều này sẽ giúp Ngân hàng mở rộng quy mô và tạo dựng lợi thế cạnh tranh, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài. Nhận thức được điều này, bám sát định hướng chung của BIDV Việt Nam, Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long đã có những giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn và bước đầu đã đem lại kết quả khả quan. Tuy nhiên do là một chi nhánh mới thành lập và những tác động từ yếu tố bên trong và bên ngoài nên công tác huy động vốn vẫn còn một số những tồn tại. Để giải quyết những tồn tại này, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của BIDV Hạ Long đạt được nhiều thành công hơn nữa, tác giả đã lựa chọn vấn đề trên làm đề tài nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng và nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ ban lãnh đạo Ngân hàng BIDV Hạ Long, nhưng do trình độ nhận thức và sự hiểu biết về lĩnh vực nghiên cứu còn hạn chế; thời gian tìm học tập và tìm hiểu tại Chi nhánh chưa được nhiều, đề tài có liên quan đến nhiều các lĩnh vực hoạt động ngân hàng, do đó bài luận văn không thể tránh khỏi những sai sót, nhầm lẫn. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp và những ai quan tâm đến vấn đề này để tác giả hoàn thiện đề tài hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Xuân Cường, (2016), Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ. ĐH Thương Mại. Trang 20.
2. Hương Dịu (2017), Ngân hàng trước áp lực huy động vốn, Báo Hải quan
https://www.baohaiquan.vn/Pages/Ngan-hang-truoc-ap-luc-huy-dong-von.aspx. Truy cập ngày 02/9/2018.
3. Phạm Thuỳ Dương (2010) “Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ kinh tế của trường Đại học Kinh tế quốc dân.
4. Frederic S.Mishkin, (2015), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. Nhà xuất bản ĐH Kinh tế Quốc Dân. Trang 23-41.
5. Hà Linh (2017), Ngân hàng tìm cách huy động vốn trung, dài hạn, https://bao- moi.com/ngan-hang-tim-cach-huy-dong-von-trung-dai-han/c/22406981.epi. Truy cập ngày 18/8/2018.
6. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hạ Long, (2015),
Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2015. Hạ Long, tháng 12 năm 2015.
7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hạ Long, (2016),
Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2016. Hạ Long, tháng 12 năm 2016.
8. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hạ Long, (2017),
Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2017. Hạ Long, tháng 12 năm 2017.
9. Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 53-HĐBT ngày 26/3/1988 về tổ chức bộ máy ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
trang 55-63.
11. Hiếu Ngọc (2016), Cuộc huy động vốn của các Ngân hàng, Báo Diễn đàn doanh nghiệp, http://enternews.vn/cuoc-dua-huy-dong-von-cua-cac-ngan-hang- 103929.html. Truy cập ngày 18/8/2018.
12.Trương Thị Thanh Huyền, (2011), Tăng cường huy động vốn dân cư tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung,. Hà Nội: ĐH Kinh tế Quốc dân. trang 25.
13. Đàm Hồng Phương (2010) “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội trong tiến trình hội nhập quốc tế”, Luận văn thạc sĩ kinh tế trường Đại học kinh tế quốc dân.
14. Nguyễn Văn Tiến, (2012), Giáo trình Ngân hàng thương mại,. Học viện Ngân hàng. trang 20-35.
15. Thái Thị Tố Trinh (2012) “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Bình Định”, Luận văn thạc sĩ kinh tế trường Đại học Đà Nẵng.
16. Trần Thị Hải Yến (2014) “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng”, Luận văn thạc sĩ kinh tế trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.