Vai trò của Tàichính vi mô trong xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của tài CHÍNH VI mô TRONG xóa đói GIẢM NGHÈO tại MALAYSIA và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 36 - 44)

a. Thông qua việc cung cấp dịch vụ tài chính cho nhóm khách hàng tại các khu vực khó khăn nhất

Mặc dù các dịch vụ tài chính hiện nay phát triển đa dạng, phong phú nhưng người nghèo vẫn gặp rất nhiều khó khăn để tiếp cận được với các khoản vay nói riêng và các dịch vụ này nói chung, bởi lẽ họ thường là nhóm đối tượng không đủ điều kiện để tham gia các chương trình như yêu cầu về tài sản thế chấp, đảm bảo; hay quy mô khoản vay, khoản tiết kiệm. Các ngân hàng thương mại đều gặp trở ngại lớn khi cung cấp các dịch vụ tài chính cho người nghèo vì chi phí tốn kém, đặc biệt khi so sánh với quy mô cho vay. Tương ứng với mỗi khoản vay, các ngân hàng thương mại cần duy trì một bộ máy về nhân sự, trang thiết bị và các nguồn lực khác để kiểm định khả năng chi trả như đến thăm nhà, cơ sở sản xuất của người vay, phỏng vấn, khảo sát người vay hoặc thành viên gia đình và những người có liên quan; hay nhắc nhở trả nợ. Các hoạt động này tạo thành chi phí giao dịch tổng thể cho mỗi khoản vay; và thường chiếm tỷ lệ quá cao trong một khoản vay quy mô nhỏ. Điều này dẫn tới quyết định của các ngân hàng thương mại là hoặc không cung cấp dịch vụ, hoặc phải tính lãi suất cho vay cao để trang trải chi phí thực hiện dịch vụ. Ngay cả trong trường hợp người đi vay sẵn sàng trả mức lãi suất cao cần thiết để được nhận khoản vay dài hạn hơn, tiết kiệm hơn so với phương thức vay nặng lãi trong khu vực tài chính phi chính thức, thì ngân hàng thương mại cũng tiếp tục cân nhắc rủi ro hoàn trả thấp, và bài toán cơ hội khi bỏ nỗ lực cho phân khúc thị trường này, bởi lẽ đến cuối cùng ngân hàng thương mại cũng chỉ là một tổ chức “vị lợi nhuận”. Trong khi đó, ngay từ khi hình thành, mục tiêu của các tổ chức tài chính vi mô đã được đặt ra là để phục vụ nhóm đối tượng khách hàng nghèo đói, ở các khu vực khó khăn này. Sản phẩm và mô hình cho vay của các tổ chức tài chính vi mô là để phù hợp với điều kiện của những người nghèo đói. Có rất nhiều khoản vay của các tổ chức tài chính vi mô không yêu cầu tài sản thế chấp, được cung cấp với mức

lãi suất thấp hơn nhiều so với khoản vay từ khu vực phi chính thức hay từ các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, để được cấp phép hoạt động, các tổ chức tài chính vi mô cần có những kế hoạch, giải trình và đăng ký với khu vực địa phương nơi hoạt động; và các địa bàn này thường là những vùng sâu vùng xa, hẻo lánh, nông thôn, tập trung nhiều người nghèo đói và đối tượng chính sách – là phân khúc khách hàng mục tiêu của các tổ chức này. Trên thực tế, nhiều tổ chức tài chính vi mô ở các nước đã mở rộng mạng lưới phòng giao dịch rộng khắp ở các địa bàn với số lượng thành viên lớn nên họ có điều kiện cung cấp dịch vụ phù hợp cho khách hàng của mình, ví dụ như sản phẩm tiết kiệm thu tận nơi, khách hàng không cần mang đi gửi với số tiền quá nhỏ và khoảng cách di chuyển quá xa. Như vậy, bên cạnh các chính sách, các chương trình khác để xóa đói giảm nghèo như chương trình hỗ trợ tiền mặt có điều kiện (Conditional Cash Transfers), chương trình đảm bảo việc làm nông thôn (Rural Employment Guarantee Scheme) (United Nations 2010), tài chính vi mô là chương trình cung cấp dịch vụ cho đúng nhóm đối tượng nghèo đói và chính sách nhất. Theo phát biểu của ông Hoàng Quốc Mạnh, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý cấp phép các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng (Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng –Ngân hàng nhà nước Việt Nam) tại Hội thảo “Chuyển đổi Tổ chức TCVM tại Việt Nam - Chặng đường đã qua và kế hoạch tương lai” ngày 12/12/2013 tại Hà Nội, “TCVM đưa ra những sản phẩm phù hợp, giúp người nghèo tiếp cận dễ hơn với dịch vụ tài chính. Điều này đã cải thiện kinh tế và các mặt khác trong đời sống người nghèo, giảm cho vay nặng lãi, tạo thói quen tiết kiệm cho các hộ nghèo…”

b. Thông qua việc tạo ra nguồn vốn vay quan trọng đối với người nghèo

Một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói là do thiếu vốn. Người nghèo không có vốn để mua trang thiết bị ban đầu, không thể tự sản xuất kinh doanh, nên họ phải đi làm thuê, vay lãi suất cao từ khu vực phi chính thức, cầm cố nhà cửa, ruộng đất – vốn là tài sản duy nhất có thể có. Ngay cả những người chưa nghèo nhưng gặp khó khăn về vốn để cải tạo phương thức sản xuất, đầu tư vào trang thiết bị đã lạc hậu, hỏng hóc, cũng có nguy cơ rơi vào nghèo đói nếu việc kinh doanh và đầu tư bị thất bại; hoặc phải vay nặng lãi. Hơn nữa, khi người nghèo gặp

các biến cố như bệnh tật của bản thân hoặc người thân trong gia đình, mất mùa, hạn hán, thiên tai hay các rủi ro khác, họ chỉ có thể hoặc để tình trạng nghèo đói trở nên tồi tệ hơn, hoặc chấp nhận vay mượn từ tất cả các nguồn có thể mà chủ yếu là từ khu vực không chính thức với lãi suất cao. “Thực tế, nhu cầu vay những món nhỏ của người nghèo tại các địa phương nơi ngân hàng chưa vươn tới rất lớn” (Hoàng Quốc Mạnh 2013). Các khoản vay quy mô nhỏ - một trong các dịch vụ của tài chính vi mô chính là giải pháp hữu ích cho người nghèo. Các sản phẩm này được thiết kế sao cho người nghèo có thể chi trả được ở mức lãi suất vừa phải; phương thức vay và điều kiện đi vay dễ dàng; lộ trình thanh toán linh hoạt, phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh.

Mặt khác, thực tế vẫn có những nhà nghiên cứu phản đối TCVM với lý do là tín dụng quy mô nhỏ không những không làm tăng thu nhập, mà còn khiến các hộ gia đình nghèo mắc vào một cái bẫy nợ nần, trong một số trường hợp, thậm chí dẫn đến tự tử. Họ nói thêm rằng số tiền từ các khoản vay thường được sử dụng cho hàng tiêu dùng lâu bền hay tiêu dùng thay vì được sử dụng cho đầu tư sản xuất, tài chính vi mô cũng không trao quyền cho phụ nữ, và nó cũng không cải thiện được sức khỏe và giáo dục như kỳ vọng. Tiên phong cho quan điểm này là nghiên cứu của Kathrin Hartmann năm 2012 và Milford Bateman năm 2010. Tác giả cho rằng, quan điểm này không phải không có cơ sở nhưng cần xem xét kỹ càng lý do phá sản, vỡnợ của từng khách hàng trong trường hợp này. Bởi lẽ, việc mang lại vốn vay cho người nghèo là giá trị không thể phủ nhận của TCVM, nhưng việc người nghèo sử dụng vốn như thế nào, các công tác hỗ trợ người nghèo trong việc dụng vốn hiệu quả ra sao cũng là điều cần bàn tới.

c. Thông qua việc tăng thu nhập của người nghèo

Các chương trình TCVM thường đặt mục đích hướng tới là “giúp tăng thu nhập của nhóm mục tiêu” hoặc đưa ra một tuyên bố tương tự liên quan đến vấn đề thu nhập của khách hàng. Thu nhập tăng lên có thể là kết quả gián tiếp của việc tiếp cận nguồn vốn vay, áp dụng các kiến thức thu được vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; hay từ việc tiết kiệm hiệu quả, giảm tổn thương trước các biến động, nhưng đến cuối cùng vẫn là dữ liệu để căn cứ vào đó một người được đánh giá là nghèo

hay không. Thu nhập trở thành điều kiện cần để giúp người nghèo thực hiện được các “quyền” khác của mình như tiếp cận được dịch vụ giáo dục, đào tạo cần thiết; dịch vụ y tế cần thiết hay các quyền khác để tham gia vào đời sống xã hội. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về tác động làm tăng thu nhập của người nghèo thông qua tài chính vi mô như nghiên cứu của Ghaliba, Malki, và Imai năm 2014 nhấn mạnh rằng TCVM ở Pakistan có tác động tích cực đến giảm nghèo được thể hiện trong thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình, đặc biệt là quần áo và sức khoẻ. Tài chính vi mô có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của người đi vay, đặc biệt là ở các khu thành thị ở Ấn Độ (Imai, Arun, và Annim 2010). Tài chính vi mô của Zimbabwe đã có tác động tích cực đến giảm nghèo và thu nhập trung bình của các khách hàng TCVM lớn hơn thu nhập trung bình của các khách hàng mới hoặc người không phải là khách hàng (Morduch và Graduate 2002).

Tuy nhiên, cũng giống như nhiều quan điểm của các nhà nghiên cứu khác trên thế giới, tác giả cho rằng TCVM có thể giúp tăng thu nhập của người nghèo nhưng không hoàn toàn đồng nhất với việc giảm nghèo. Khi xem xét tác động của các chương trình TCVM, điều quan trọng là phải nhận ra rằng có sự khác biệt đáng kể giữa “tăng thu nhập” và “giảm nghèo” (Graham A.N. Wright, The Impact of Microfinance Services: Increasing Income or Reducing Poverty?, 2000). Rõ ràng

rằng nếu thu nhập của người nghèo tăng lên nhưng chỉ được sử dụng để mua đồ ăn, mua rượu, mua quần áo hoặc giải trí thì sự gia tăng này không đồng nghĩa với giảm nghèo đói.

d. Thông qua việc tạo lập hoạt động kinh doanh bền vững cho người nghèo

Các khoản vay quy mô nhỏ có thể giúp người nghèo đầu tư vào phương thức sản xuất và cơ sở vật chất của họ. Người nghèo có thể sử dụng khoản vay để đầu tư vào nhà xưởng, giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn tiền thuê nhà, thuê mặt bằng; đồng thời gia tăng tài sản cố định, bất động sản để phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh của mình. Hoạt động kinh doanh của người nghèo vì vậy cũng trở nên bền vững hơn khi giảm thiểu nhiều chi phí cố định, tránh được việc phải sử dụng các khoản vay “nóng” từ thị trường tín dụng không chính thức mà đôi khi lãi suất vay là quá cao.

Khách hàng của TCVM có nhiều cách sử dụng các sản phẩm, dịch vụ này để quản lý tiền, mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của mình.Chắc chắn rằng, sẽ có những người nghèo hoặc những người sẽ nghèo do đột ngột mất việc vì công ty đóng cửa, chủ làm ăn thua lỗ,… Trong số này sẽ có những ngườihoàn toàn có thể tận dụng các kiến thức đã nắm bắt được trong công việc để mở cửa hàng và doanh nghiệp nhỏ của riêng mình nhưng do thiếu vốn, thay vì tạo lập hoạt động kinh doanh, họ phải đối mặt với rủi ro thất nghiệp và giảm nguồn thu nhập đáng kể của gia đình. Việc tiếp cận được với các khoản vay giúp họ khởi động doanh nghiệp của bản thân, hoặc sử dụng để mở rộng kinh doanh bằng cách thuê thêm nhân công, mở rộng văn phòng, kho bãi, đầu tư vào trang thiết bị và công nghệ.

e. Thông qua việc giảm khả năng tổn thương trước các biến động bên ngoài

Các dịch vụ tài chính của các tổ chức TCVM cho phép khách hàng quản lý thu nhập, chi tiêu gia đình hiệu quả hơn, cung cấp các lựa chọn để giảm thiểu "cú sốc" (phát sinh từ bệnh tật hoặc tử vong trong gia đình, thất bại mùa màng, trộm cắp tài sản nghiêm trọng, biến động giá cả và các rủi ro, biến động khác) và đầu tư vào các hoạt động tạo thu nhập với mức độ rủi ro phù hợp với nhu cầu cơ bản của hộ gia đình (Wright 2000). Để làm được điều này, bên cạnh việc cung cấp các khoản vay, TCVM còn cung cấp các dịch vụ phi tài chính giúp người nghèo có khả năng đa dạng hóa các khoản thu nhập từ đó tăng thêm năng lực về tài chính cho mình, giúp người nghèo thoát nghèo. Các dịch vụ đó tùy mỗi tổ chức TCVM có thể là dịch vụ bảo hiểm, tiền gửi tiết kiệm, quỹ phúc lợi thành viên hoặc tương tự và các dịch vụ khác. Hơn nữa, “các cơ chế tiết kiệm tự nguyện, cho vay tiêu dùng khẩn cấp và các hoạt động tạo thu nhập này tương đối có nguy cơ thấp không gây ra nợ" (Hulme và Mosley 1997). TCVM giúp người nghèo đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình, làm gia tăng chi tiêu hộ gia đình và giúp họ đối phó với các cú sốc kinh tế và biến động (Ledgerwood 1998) và giảm tổn thương của người nghèo trước những biến động kinh tế xã hội (Zaman 2000, McCulloch và Baulch 2000). Theo kết quả của các dữ liệu bảng điều tra, TCVM Bangladesh đã được tìm thấy có tác động tích cực đến giảm nghèo và chi tiêu hộ gia đình, đặc biệt là lương thực và phi thực phẩm

(Khandker 2005). Tài chính vi mô Uganda có tác động tích cực đến sự đa dạng hóa và tích lũy thu nhập của khách hàng nông thôn "hộ gia đình nông thôn" (Morris and Barnes 2005).

f. Thông qua việc trang bị cho người nghèo kiến thức kinh doanh và cách quản lý rủi ro tốt hơn

Bên cạnh việc cung cấp các khoản vay, rất nhiều tổ chức TCVM còn triển khai các lớp học đào tạo về kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh dành cho người nghèo, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô nhỏ có chủ doanh nghiệp là người nghèo hoặc cận nghèo. Thông qua các lớp học và buổi gặp mặt chia sẻ như vậy, người nghèo sẽ thu hoạch được các kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh gần gũi nhất, phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình. Hơn nữa, ngay khi bắt đầu sử dụng khoản vay từ các tổ chức TCVM để triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh, người nghèo được tự mình thực hành dựa trên những kiến thức đã có, và tiếp tục thu được kinh nghiệm cho bản thân.

g. Thông qua việc giúp người nghèo, đặc biệt phụ nữ, tăng cường quyền lực kinh tế và địa vị trong xã hội

Phụ nữ là đối tượng dễ tổn thương nhất trong nhóm người nghèo. Các sản phẩm, dịch vụ TCVM với định hướng rõ ràng ưu đãi dành riêng cho phụ nữ đã giúp họ có được tài sản của mình và thực hiện quyền lực trong việc ra quyết định hộ gia đình.Nghiên cứu về tài chính vi mô trong việc giảm nghèo tại Bangladesh, Mohummed Shofi Ullah Mazumder, Lu Wencong 2013 cho rằng chương trình tín dụng vi mô giúp cải thiện tình trạng kinh tế - xã hội của phụ nữ nông thôn ở Bangladesh. Theo đó, nó làm cải thiện tình trạng kinh tế của người nhận tín dụng và cũng làm tăng trang trại và tài sản gia đình. Đa số những người được hỏi đã trả lời là xuất hiện sư thay đổi tình trạng nghèo đói của họ bằng cách sử dụng đúng các khoản tín dụng nhận được. Điều này ngụ ý rằng có một mối quan hệ tích cực giữa giảm nghèo và tiếp cận với tín dụng vi mô. Bên cạnh đó, một số khảo sát trực tiếp đã cho thấy khách hàng nữ giới có xu hướng chấp nhận và tuân thủ lịch hoạt động của nhóm dễ dàng hơn nam giới. Ví dụ như phụ nữ thường cố gắng sắp xếp thời

gian riêng tốt hơn để có thể tham dự khá đầy đủ các cuộc họp nhóm, các buổi học chia sẻ kinh nghiệm hàng tuần. Phụ nữ trong một số trường hợp cũng vì tâm lý yếu thế trong xã hội và tại gia đình nên cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi tham gia các hoạt động chung của nhóm nhỏ gần gũi với mình; từ đó họ cũng có động lực để góp mặt đầy đủ hơn. Từ đó, các giá trị khác mà TCVM mang lại như trang bị kiến thức kinh doanh, cách quản lý rủi ro hay các kỹ năng khác như kế hoạch hóa gia đình, các vấn đề y tế, vệ sinh, sức khỏe và giáo dục đến được với khách hàng nữ giới nhiều hơn nam giới. Cũng có một số tổ chức TCVM trên thế giới có chiến lược riêng, chỉ cung cấp các dịch vụ tài chính này cho đối tượng là khách hàng nữ và vì thế các sản phẩm, chương trình khác đều được xây dựng để phù hợp và giúp ích cho nhóm đối tượng đặc biệt này.

Ngoài các vai trò rõ ràng như trên của tài chính vi mô tới khách hàng nghèo đói, từ đó tác động tới xóa đói giảm nghèo, tác giả cũng đưa ra một vài nhận định cá nhân khác sau đây. Thứ nhất, tài chính vi mô tác động tới xóa đói giảm nghèo thông

qua phát triển cộng đồng với hình thức cho vay theo tổ, nhóm và duy trì mối liên hệ nội bộ khách hàng. Một số sản phẩm của TCVM phải có liên kết nhóm và coi tổ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của tài CHÍNH VI mô TRONG xóa đói GIẢM NGHÈO tại MALAYSIA và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)