Lịch sử hình thành của cáctổ chức tàichính vi mô chín hở Malaysia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của tài CHÍNH VI mô TRONG xóa đói GIẢM NGHÈO tại MALAYSIA và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 51 - 75)

Malaysia là quốc gia Hồi giáo với tỷ lệ người dân theo đạo này lên đến 61,3% theo số liệu cập nhật mới nhất vào tháng 10 năm 2016 của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (Central Intelligence Agency, CIA); chưa kể tỷ lệ 1% những người không xác định và 0,4% người chọn không tôn giáo nhưng thực tế có thể chịu chi

14 10,9 8,9 8,3 8,3 6,1 0 5 10 15 20 25 HPI-1

Tỷ lệ người sống không đến 40 tuổi (P1) Tỷ lệ người lớn mù chữ (P2)

phối bởi một đạo nào đó. Các hoạt động và chính sách kinh tế xã hội của Malaysia đều chịu chi phối bởi Luật Đạo hồi Shari’a, từ hệ thống pháp luật hình sự, dân sự đến những quy định về đạo đức và ngay cả nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức tín dụng. Luật Hồi giáo nghiêm cấm mọi hoạt động kinh tế có hại cho đạo đức, xã hội như buôn bán rượu, thịt lợn, kinh doanh bài bạc và các sản phẩm, dịch vụ đồi trụy; đồng thời nghiêm cấm việc áp dụng lãi suất. Người theo Hồi giáo phải có nghĩa vụ đóng góp một phần tài sản của mình cho những bộ phận nghèo túng trong xã hội hồi giáo. Các giá trị đạt được trong phạm vi luật Shari’a thể hiện vai trò của các ngân hàng Hồi giáo trong xã hội như là một biểu hiện của niềm tin tôn giáo và cam kết giải quyết vấn đề bất bình đẳng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội. Do đó vấn đề tài trợ cho người nghèo thông qua sáng kiến tài chính vi mô không phải là ngoại lệ đối với ngân hàng Hồi giáo. Khi hình thành các dự án và tổ chức TCVM đầu tiên tại quốc gia này, Ngân hàng Hồi giáo đã trở thành nhà tài trợ quan trọng cung cấp nguồn vốn hoạt động cần thiết. Đối với các tổ chức TCVM ở Malaysia, khách hàng bất kể tôn giáo nào cũng đều có cơ hội sử dụng dịch vụ tài chính này.

Luật Tài chính và Ngân hàng Malaysia (Malaysia Banking and Financial Act 1989) quy định: “Không ai được thực hiện các dịch vụ ngân hàng, bao gồm nhận tiền gửi trên tài khoản vãng lai, tài khoản tiền gửi, tài khoản tiết kiệm hoặc bất kỳ tài khoản tương tự nào khác, mà không có giấy phép tổ chức tài chính hoặc ngân hàng” (McGuire 1998). Do đó, tài chính vi mô không phát triển rộng rãi ở Malaysia về số lượng các tổ chức, cá nhân tham gia. Nhắc đến TCVM tại Malaysia, các nhà nghiên cứu hay nhà hoạch định chính sách sẽ đề cập tới ba chương trình, ba tổ chức có tên là Amanah Ikhtiar Malaysia (AIM), Yayasan Usaha Maju (YUM), Quỹ kinh tế cho Nhóm Doanh nhân Quốc gia (Economic Fund for National Entrepreneurs Group, viết tắt là TEKUN). AIM là một tổ chức phi chính phủ trong khi YUM và TEKUN được điều hành bởi Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Chế biến Malaysia (Ministry of Agriculture and Agro-based Industry Malaysia).

Đầu tiên, việc triển khai TCVM ở Malaysia chỉ được thử nghiệm tại bang Selangor. Dự án thử nghiệm lấy tên là “Dự án Ikhtiar” (Project Ikhtiar) do hai nhà khoa học xã hội Tiến sĩ David Gibbons và Giáo sư Sukor Kasimc hiện. “Dự án

Ikhtiar” đã thành công và cho thấy hệ thống cho vay theo nhóm tương tự như mô hình Ngân hàng Grameen có thể áp dụng được tại Malaysia và từ đây, AIM ra đời. AIM là tổ chức TCVM đầu tiên tại Malaysia và là bản sao lớn nhất của ngân hàng Grameen bên ngoài phạm vi Bangladesh (McGuire, Conroy, Thapa 1998).

Yayasan Usaha Maju (YUM) là tổ chức tín dụng vi mô mô hình Grameen thứ hai tại Malaysia, được thực hiện tại bang Sabah. YUMbắt đầu nhen nhóm vào năm 1988 với tên là “Dự án Usaha Maju (“Project Usaha Maju”). Sau khi “Dự án Usaha Maju” thành công trong việc giúp các cá nhân tham gia thoát khỏi nghèo đói, chính quyền bang Sabah đã quyết định thể chế hóa “Dự án Usaha Maju” và thành lập Yayasan Usaha Maju (YUM) vào ngày 30 tháng 6 năm 1995..Mặc dù phạm vi nhỏ hơn nhưng hệ thống cho vay của YUM tương tự như AIM vì cả hai đều hướng tới nghèo đói. Điểm khác nhau duy nhất là trong khi AIM cho vay theo nhóm thì YUM sử dụng hệ thống cho vay cá nhân với lý do là những người đi vay của YUM sống rất xa nhau cho dù trên danh nghĩa là họ ở cùng một làng.

Tổ chức tài chính vi mô thứ ba tại Malaysia là Economic Fund for National Entrepreneurs Group (TEKUN) thành lập ngày 9 tháng 11 năm 1998. TEKUN khác với AIM và YUM. Tổ chức này cung cấp các khoản vay cho cả người nghèo và người không đến mức nghèo. Mục đích chính của TEKUN là cung cấp các khoản vay dễ dàng và nhanh chóng cho các doanh nhân cộng đồng Bumiputra và Ấn Độ. Từ năm 2008, TEKUN đã mở rộng các dịch vụ đào tạo cơ hội kinh doanh và kỹ năng kinh doanh cho những người đi vay và phát triển mạng lưới các doanh nhân sáng tạo và tiến bộ khắp Malaysia. Quá trình hình thành các tổ chức và chương trình TCVM ở Malaysia có thể tóm tắt như hình 2.6 dưới đây.

Hình 2.6 – Quá trình hình thành của dự án, tổ chức tài chính vi mô tại Malaysia Nguồn: Tác giả tổng hợp Ikhtiar (1985) AIM (1988) Usaha (1988) YUM (1995) TEKUN (1998)

2.2.2. Sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức tài chính vi mô chính ở Malaysia

Cũng hoạt động trong lĩnh vực TCVM nhưng AIM, YUM và TEKUN có mô hình hoạt động và sản phẩm cung cấp không đồng nhất với nhau. Mỗi tổ chức dựa vào đặc điểm của nhóm khách hàng mục tiêu mà thiết kế chương trình khác nhau.

Các chương trình cho vay được cung cấp bởi AIM có thể được chia thành ba loại, bao gồm: (i) thứ nhất là cho vay vì mục đích kinh tế; (ii) thứ hai là cho các mục đích phi kinh tế và (iii) thứ ba là mục đíchphục hồi. Bảng dưới đây thể hiện cơ chế vay tương ứng với từng loại.

Bảng 2.1 – Cơ chế cho vay của AIM Cơ chế

vay

Tên gọi Chi tiết Khoản vay (RM) Khoản vay (VNĐ) Thanh toán (tuần) Kinh tế (Khoản vay thông thường) I-Mesra Liên tục 2.000 – 20.000 10.708.000 – 107.080.000 25 – 150 I-Srikandi Liên tục 2.000 – 20.000 10.708.000 – 107.080.000 25 – 150 I-Wibawa Vay ngắn hạn 5.000 26.770.000 24 I-Emas Liên tục 3.000 – 20.000 16.062.000 – 107.080.000 12 – 100 Kinh tế (Khoản vay xã hội)

I-Bestari Vay giáo dục 5.000 26.770.000 50 – 100

I-Sejahtera Vay nhiều mục đích 10.000 53.540.000 50 – 100 Vay khôi phục I- Penyayang Cung cấp cho những người đầu tư thất bại do các vấn đề sức khoẻ hoặc thiên tai 1.000 – 5.000 5.354.000 – 26.770.000 12 – 50

Phí quản lý: 10% cho tất cả các khoản vay

Tiết kiệm theo nhóm: 1 – 15 RM mỗi tuần (tương đương 5.354 – 80.310 đồng) Thời gian ân hạn: 1 tuần sau khi nhận khoản vay

Hơn thế nữa, AIM quan tâm đến các vấn đề khó khăn của thành viên trong cuộc sống, ví dụ như tử nạn, bệnh mãn tính, nhà cửa hư hỏng hoặc đầu tư thất bại do hỏa hoạn và thiên tai. Vì vậy, tổ chức này đã thành lập Quỹ Phúc lợi và Hạnh phúc (Welfare and Well Being Fund) dành cho các thành viên của mình. Số tiền này được thu từ các thành viên và sử dụng cho các thành viên và gia đình họ.

Bảng 2.2 – Quỹ Phúc lợi và Hạnh phúc dành cho thành viên AIM Cơ chế / Nhóm quyền lợi Khoản được hưởng

(A) Trường hợp tử vong

i. thành viên 500 RM (2.677.000 đồng)

ii. chồng 500 RM (2.677.000 đồng)

iii. Trẻ em được chăm sóc dưới 18 tuổi (trừ trẻ em vẫn đang học hoặc bị khuyết tật)

250 RM (1.338.500 đồng)

(B) Nhập viện do tai nạn hoặc bệnh mãn tính (Thành viên hoặc chồng - tối thiểu hai ngày và tối đa 20 ngày trong một năm)

30 RM/ngày (160.620 đồng/ngày) (C) Đóng góp chi phí điều trị bệnh mãn tính

(Chỉ dành cho thành viên và chồng - các phương pháp điều trị như phẫu thuật)

Tối đa 500 RM (2.677.000 đồng)suốt đời (D) Hủy hoại nhà riêng do hỏa hoạn (không chủ

ý) hoặc thiên tai (lũ lụt, bão và các loại khác)

Nhà trên đất

Nhà trên nước/lấn chiếm

i. hủy hoại toàn bộ (100%) 10.000 RM

(53.540.000 đ)

4,000 RM (21.416.000 đ)

ii. hủy hoại trên một nửa 7.000 RM

(37.478.000 đ)

3,000 RM (16.062.000 đ)

iii. hủy hoại dưới một nửa 4.000 RM

(21.416.000 đ)

2,000 RM (10.708.000 đ) (E) Hủy hoại nhà thuê/nhà ở trọ Tùy theo thiệt hại – tối đa 2.000

RM (10.708.000 đ) (F) Tổng thiệt hại đầu tư (chỉ được tài trợ bởi

AIM - do thiên tai (không bao gồm hạn hán) và hỏa hoạn (không chủ ý)

20% khoản vay kinh tế hiện tại (tùy theo cái nào thấp hơn)

G) Cho vay đối với các thành viên không đủ điều kiện để được bảo hiểm (trên 75 tuổi)

Tối đa 2.000 RM (10.708.000 đ)

Khác với AIM, tổ chức tài chính vi mô YUM chỉ có hai cơ chế cho vay là “Vay thông thường” và “Vay ngắn hạn”

Bảng 2.3 – Cơ chế cho vay của YUM

Đặc điểm “Vay thông thường” “Vay ngắn hạn”

Quy mô khoản vay

500 – 20.000 RM (tương đương 2.677.000 – 107.080.000 đồng)

Khoản vay tối đa cho người nghèo cùng cực là 10.000 RM (53.540.000 đồng) 100 – 5.000 RM (535.400 – 26.770.000 đồng) Nhóm hoạt động • Trồng rau • Trồng trọt trái cây

• Chăn nuôi gia súc & nghề cá

• Cửa hàng tạp hóa, nhà hàng thực phẩm, nhà cung cấp rau

• Hiệu cắt tóc, xưởng xe máy, may vá • Thủ công mỹ nghệ

Chỉ được cung cấp cho người bán rong

Thanh toán • 50 tuần với khoản vay 500 – 900 RM (2.677.000 – 4.818.600 đ)

• 50 – 100 tuần với khoản vay 1.000 – 5.400 RM (5.354.000 – 28.911.600 đ) • 50 – 150 tuần với khoản vay 5.500 – 7.400 RM (29.447.000 – 39.619.600 đ) • 50 – 200 tuần với khoản vay 7.500 – 8.900 RM (40.155.000 – 47.650.600 đ) • 50 – 250 tuần với khoản vay 9.000 – 20.000 RM (48.186.000 – 107.080.000 đ)

50 tuần với giá trị khoản vay 100 – 5.000 RM.

Mỗi tuần thanh toán 3 lần (thứ Hai. thứ Tư và thứ Sáu)

Phí quản lý 10% mỗi 50 tuần 18% mỗi 50 tuần

Tiết kiệm bắt buộc

2% tổng dư nợ 2% tổng dư nợ

Thời gian ân hạn 2 tuần sau khi nhận khoản vay 1 tuần sau khi nhận khoản vay

Trong khi đó, TEKUN cung cấp 6 cơ chế tài chính và tập trung vào các chủ doanh nghiệp vi mô. Giá trị của khoản vay dao động từ 500 đến 500 triệu RM (2.677.000 đ – 2.677 tỷ đồng). TEKUN cung cấp các khoản vay cho cả doanh nghiệp vừa và nhỏ nam và nữ tuổi từ 18 đến 65. Phương thức trả nợ là hàng tuần, hàng tháng hoặc nửa năm tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và quyết định của ban quản lý TEKUN. Phí quản lý là 4% của khoản vay từ năm 2008, trước đó là 8%. Ngoài việc trả nợ vay, mỗi bên vay cũng được khuyến khích đưa khoản tiết kiệm vào TEKUN với mức tối thiểu là 5% của khoản thanh toán hàng năm, kể từ khoản hoàn trả của họ.

Bảng 2.4 – Cơ chế cho vay của TEKUN Cơ chế vay Dạng hoạt động tài

chính

Quy mô vay Thanh toán

Vay thông thường • Chế tạo • Bán lẻ • Dịch vụ • Nông nghiệp • Chăn nuôi • Thủy sản • Du lịch • Giáo dục • Vận chuyển 500 – 50.000 RM (2.677.000 – 26.770.000.000 đồng) 1 tháng đến 5 năm: • hàng tuần • hàng tháng • nửa năm/lần Phí quản lý: 4%

Tiết kiệm bắt buộc: 5% khoản hoàn trả hàng năm Thời gian ân hạn: linh hoạt - theo dự án

Nguồn: TEKUN, 2009

Hai nhà nghiên cứu Siwar & Abd.Talib 2001 hay McGuire 1998 đều cho rằng điểm chung của các tổ chức tài chính vi mô ở Malaysia nhưng lại khá khác biệt so với nhiều nơi trên thế giới là chỉ cung cấp các khoản vay tín dụng vi mô mà không có các sản phẩm TCVM khác như tiết kiệm hay bảo hiểm bởi lẽ nhận tiền

gửi dưới bất cứ hình thức nào là trái luật tại nước này. Ngoài ra, các khoản vay ở đây cũng được trợ cấp và không tính lãi suất (được gọi là riba). Điều này cũng là bởi luật Hồi giáo quy định không được tính lãi vay. Lãi suất khoản vay được thay thế bằng chi phí quản lý hoặc thông qua phí chênh lệch của hợp đồng giữa tổ chức TCVM và khách hàng. Trong nguyên tắc Shari’a không có khái niệm đi vay và cho vay, các hợp đồng ký kết giữa ngân hàng và khách hàng không phải hợp đồng tín dụng, mà là hợp đồng mua – bán. Ví dụ, khi người đi vay muốn mượn tiền để mua hàng hóa, thay vì họ nhận tiền từ ngân hàng để mua, thì ngân hàng sẽ là người trung gian mua hàng đó, rồi bán lại cho người đi vay. Điều này một phần giúp tổ chức tài chính kiểm soát được chính xác mục đích sử dụng vốn của người nghèo; mặt khác giúp bảo vệ khách hàng người nghèo khỏi những quy định về lãi suất thả nổi như thị trường tài chính thông thường, gây ra những biến động trong tương lai.

Các tổ chức TCVM của Malaysia (AIM, YUM, TEKUN) có các hệ thống cho vay khác nhau và cung cấp dịch vụ tới nhóm đối tượng khác nhau, trên cơ sở đó tăng cường tác động trên nhiều mặt của TCVM tới xã hội, và đóng góp đáng kể trong thành tựu xóa đói giảm nghèo của quốc gia này. AIM và YUM cung cấp khoản vay cho các thành viên nữ nghèo và nghèo cùng cực, trong khi TEKUN cho vay cả nam và nữ nghèo và không đến mức nghèo. AIM sử dụng mô hình cho vay nhóm, trong khi TEKUN và YUM cho vay cá nhân. AIM và TEKUN cung cấp dịch vụ trên toàn Malaysia, trong khi YUM chỉ hoạt động tại bang Sabah.

Cả AIM và YUM áp dụng trả góp nợ hàng tuần cho tất cả hoạt động kinh doanh không kể chu kỳ lợi tức. Hai tổ chức này áp dụng một đến hai tuần ân hạn nợ cho người đi vay có liên quan đến kinh doanh nông nghiệp. TEKUN, ngược lại, áp dụng trả góp nợ hàng tuần cho hoạt động kinh doanh nhỏ và hàng tháng hoặc theo mùa đối với một vài hoạt động kinh doanh và các doanh nghiệp nông nghiệp như: nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi. Hơn nữa, TEKUN cho phép người đi vay liên quan đến kinh doanh nông nghiệp được chọn thời gian ân hạn nợ dựa trên vụ mùa hoặc thời hạn thu hoạch của họ.

Bảng 2.5 – Tóm tắt so sánh giữa ba tổ chức tài chính vi mô của Malaysia

Đặc điểm AIM TEKUN YUM

Khách hàng mục tiêu

Chỉ nữ Cả nam và nữ Chỉ nữ

Phạm vi tiếp cận

Trên toàn Malaysia Trên toàn Malaysia Chỉ Sabah Tiêu chuẩn cho vay Những người sống trong và dưới ngưỡng nghèo Những người sống trong và dưới ngưỡng nghèo Những người không quá nghèo Những người sống trong và dưới ngưỡng nghèo

Mô hình vay Vay theo nhóm Vay cá nhân Vay cá nhân

Quy mô khoản vay Tối thiểu 1.000 RM Tối đa 20.000 RM Tối thiểu 500 RM Tối đa 50.000 RM Tối thiểu100 RM Tối đa 20.000 RM Trả góp khoản vay Hàng tuần Hàng tuần, hàng

tháng hoặc theo mùa

Hàng tuần Thời kỳ ân

hạn

1 tuần sau khi nhận khoản vay

Linh hoạt – theo dự án

1-2 tuần sau khi nhận khoản vay

Phí quản lý 10% 4% 10% cho mỗi 50

tuần đối với Khung Chương trình Vay Thông thường. 18% cho mỗi 50 tuần đối với Khung Chương trình Vay Ngắn hạn.

Tiết kiệm bắt buộc

1-15 RM mỗi tuần 5% từ khoản trả nợ hàng năm

2% từ khoản nợ

Với những đặc điểm như trên không khó để nhận ra tổ chức có vai trò tích cực nhất, phạm vi tác động rộng nhất và lịch sử lâu dài nhất trong công tác xóa đói giảm nghèo ở Malaysia là AIM. Phần nội dung tiếp theo, để minh chứng cho tác động của TCVM đối với xóa đói giảm nghèo tại quốc gia này, luận văn cũng sẽ tập trung nhiều hơn vào các số liệu có được về AIM.

2.3. Đóng góp của các tổ chức tài chính vi mô trong xóa đói giảm nghèo tại Malaysia

Vấn đề về nghèo đói luôn được đặt quan tâm trong các mục tiêu phát triển quốc gia của Malaysia. Tài chính vi mô không tự nó tạo ra kết quả xóa đói giảm nghèo ấn tượng tại đây, mà cần đặt trong bối cảnh và sự cộng hưởng của một loạt các chính sách và chương trình quốc gia.

Trong giai đoạn 1971 – 1990, Malaysia ban hành Chính sách Kinh tế Mới (New Economic Policy, viết tắt là NEP). NEP là chính sách toàn diện, hướng tới xóa đói giảm nghèo, được thiết kế nhằm làm giảm sự mất cân bằng kinh tế xã hội giữa các nhóm dân tộc và giữa các vùng. Đây là định hướng rất quan trọng đối với một xã hội đa sắc tộc và đa dạng văn hoá như ở Malaysia. Mục tiêu của NEP là đạt được sự hội nhập và thống nhất quốc gia thông qua hai chiến lược: (i) giảm bớt và cuối cùng là xóa hẳn nghèo đói bằng cách nâng cao mức thu nhập và tăng cơ hội việc làm cho người Malaysia, bất kể chủng tộc; và (ii) đẩy mạnh quá trình tái cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của tài CHÍNH VI mô TRONG xóa đói GIẢM NGHÈO tại MALAYSIA và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 51 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)