Ngưỡng nghèo quốc gia của ViệtNam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của tài CHÍNH VI mô TRONG xóa đói GIẢM NGHÈO tại MALAYSIA và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 75 - 78)

Ở Việt Nam, các quy định và hướng dẫn liên quan đến việc xác định người nghèo, hộ nghèo dựa trên các ngưỡng nghèo cũng có nhiều thay đổi theo thời gian như phần tổng hợp trong bảng dưới đây.

Bảng 3.1 – Ngưỡng nghèo của Việt Nam qua thời gian Giai

đoạn

Phân chia Chuẩn nghèo

1993 – 1995

Hộ nghèo thành thị thu nhập bình quân đầu người quy theo gạo/tháng dưới 20 kg

Hộ nghèo nông thôn thu nhập bình quân đầu người quy theo gạo/tháng dưới 15 kg

1996- 1997

Hộ nghèo vùng nông thôn miền núi, hải đảo

thu nhập bình quân đầu người quy theo gạo/tháng dưới 15 kg

Hộ nghèo vùng nông thôn, đồng bằng, trung du

thu nhập bình quân đầu người quy theo gạo/tháng dưới 20 kg

Hộ nghèo vùng thành thị thu nhập bình quân đầu người quy theo gạo/tháng dưới 25 kg

1998- 2000

Hộ nghèo vùng nông thôn miền núi, hải đảo

thu nhập bình quân đầu người quy theo gạo/tháng dưới 15 kg (tương đương 55 ngàn đồng)

Hộ nghèo vùng nông thôn, đồng bằng, trung du

thu nhập bình quân đầu người quy theo gạo/tháng dưới 20 kg (tương đương 70 ngàn đồng)

Hộ nghèo vùng thành thị thu nhập bình quân đầu người quy theo gạo/tháng dưới 25 kg (tương đương 90 ngàn đồng)

2001 – 2005

Hộ nghèo vùng nông thôn miền núi, hải đảo

thu nhập bình quân đầu người dưới 80.000 đồng/người/tháng

Hộ nghèo vùng nông thôn, đồng bằng, trung du

thu nhập bình quân đầu người dưới 100.000 đồng/người/tháng

Hộ nghèo vùng thành thị thu nhập bình quân đầu người dưới 150.000 đồng/người/tháng

2006 – 2010

Hộ nghèo khu vực nông thôn thu nhập bình quân đầu người dưới 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm)

Hộ nghèo khu vực thành thị thu nhập bình quân đầu người dưới 260.000 đồng/người/tháng (3.120.000 đồng/người/năm)

2011 – 2015

Hộ nghèo khu vực nông thôn thu nhập bình quân đầu người dưới 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm)

Hộ nghèo khu vực thành thị thu nhập bình quân đầu người dưới 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm)

Hộ cận nghèo ở nông thôn thu nhập bình quân đầu người từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng Hộ cận nghèo ở thành thị thu nhập bình quân đầu người từ 501.000

đồng đến 650.000 đồng/người/tháng 2016 –

2020

Hộ nghèo khu vực nông thôn thu nhập bình quân đầu người dưới 700.000 đồng/người/tháng

Hộ nghèo khu vực thành thị thu nhập bình quân đầu người dưới 900.000 đồng/người/tháng

Hộ cận nghèo ở nông thôn thu nhập bình quân đầu người từ 701.000 đồng đến 1.000.000 đồng/người/tháng Hộ cận nghèo ở thành thị thu nhập bình quân đầu người từ 901.000

đồng đến 1.300.000 đồng/người/tháng

Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Có hai cách tiếp cận để đo lường ngưỡng nghèo tại Việt Nam. Phương pháp thứ nhất được phát triển và thực hiện bởi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH), dựa trên thu nhập và được sử dụng chủ yếu cho việc lập kế hoạch và

chính sách cho các chương trình mục tiêu xã hội. Cách tiếp cận thứ hai được Tổng cục Thống kê và Ngân hàng thế giới xây dựng dựa trên tiêu dùng và chủ yếu được sử dụng để theo dõi nghèo đói qua thời gian. Ngưỡng nghèo do Bộ LĐTBXH đưa ra được Chính phủ sử dụng để đưa vào Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm một lần và đặt mục tiêu về tỷ lệ đói nghèo quốc gia cho giai đoạn tiếp theo. Tỷ lệ đói nghèo của Bộ LĐTBXH cũng được sử dụng để xác định phân bổ ngân sách và xác định đủ điều kiện cho một số chương trình giảm nghèo có mục tiêu (ví dụ như Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Giảm nghèo). Cho đến trước năm 2005, ngưỡng nghèo do Bộ LĐTBXH đưa ra chỉ dựa trên cơ sở là gạo, ngụ ý là các xác định nghèo đói của Việt Nam giai đoạn này thiên về thiếu thốn lương thực và vật chất nhiều hơn các nhu cầu khác. Cụ thể là từ năm 1993 tới năm 2000, các chuẩn xác định hộ nghèo, cận nghèo của Việt Nam quy theo số kg gạo bình quân đầu người. Dĩ nhiên, các giai đoạn này ngưỡng nghèo có sự điều chỉnh tăng lên theo xu hướng phát triển chung của toàn xã hội. Từ giai đoạn 2001 – 2005, ngưỡng nghèo của Việt Nam đã được tính toán dựatrên sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổng cục Thống kê với việc sử dụng phương pháp luận về nhu cầu chi phí ứng với một giỏ thực phẩm tham chiếu và một mức phí trợ cấp phi lương thực cơ bản. Giai đoạn này, Việt Nam bắt đầu sử dụng một định mức calo là 2100 kcal/người/ngày để tính ngưỡng nghèo.

Từ năm 2006, Tổng cục Thống kê bắt đầu công bố ngưỡng nghèo và tỷ lệ nghèo đói toàn quốc gia, từng vùng, tỉnh dựa trên các chuẩn mà Bộ LĐTBXH đề ra cho từng giai đoạn 5 năm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, mặc dù ngưỡng nghèo của Bộ LĐTBXH đưa ra cố định trong suốt 5 năm của Kế hoạch Phát triển quốc gia, nhưng ngưỡng nghèo và dựa vào đó tỷ lệ nghèo được tính toán và công bố bởi Tổng cục Thống kê Việt Nam là có sự điều chỉnh giá trị theo lạm phát hàng năm. Mặc dù ngưỡng nghèo do Tổng cục Thống kê đưa ra được các nhà nghiên cứu ưa thích sử dụng hơn, nhưng trong các chính sách của Chính phủ và trong toàn xã hội thì ngưỡng nghèo được công bố và công nhận là trong Kế hoạch Phát triển quốc gia, do Bộ LĐTBXH đưa ra. Do sử dụng ngưỡng nghèo cố định trong 5 năm, nên trong quá trình kiểm soát, đánh giá các chính sách xóa đói giảm nghèo thông qua tỷ lệ nghèo

đói của Việt Nam có thể đưa ra kết quả lạc quan hơn thực tế, Đây là điểm hạn chế trong việc tham chiếu ngưỡng nghèo ở Việt Nam, và vẫn tồn tại cho tới hiện nay.

Sau năm 2010, Việt Nam bổ sung thêm chuẩn cận nghèo, thể hiện sự quan tâm đầy đủ hơn của Chính phủ đối với các nguy cơ gây nghèo đói của quốc gia. Ngưỡng nghèo mới ngụ ý rằng những người hiện nay chưa nghèo cũng có thể trở nên nghèo đói trong tương lai nếu gặp phải một biến cố bất lợi nào đó. Thực tế, quan điểm này khá phù hợp với khái niệm về nghèo đa chiều, về mức độ dễ tổn thương của người nghèo đã nhắc tới ở trên. Gần đây nhất, ngưỡng nghèo mà Chính phủ ban hành trong kế hoạch giai đoạn 2016 – 2020 được xây dựng dựa trên góc độ nghèo đói đa chiều (Quyết định 59/2015/QĐ-TTg) là thông tin hiện vẫn có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của tài CHÍNH VI mô TRONG xóa đói GIẢM NGHÈO tại MALAYSIA và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 75 - 78)