Tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia của Malaysia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của tài CHÍNH VI mô TRONG xóa đói GIẢM NGHÈO tại MALAYSIA và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 45 - 48)

Vì ngưỡng nghèo của Malaysia được xây dựng cho hộ gia đình nên tỷ lệ nghèo (H) mà ta nhắc trong chương 1 cũng được tính bằng tỷ lệ phần trăm của tất cả các hộ gia đình sống dưới ngưỡng nghèo thay vì số dân đơn lẻ.

Tỷ lệ này được giám sát thông qua Khảo sát Thu nhập Hộ gia đình Malaysia (Malaysian Household Income Survey) thực hiện 2-3 năm một lần và chủ yếu được thiết kế để thu thập thông tin về thu nhập hộ gia đình, thu nhập nguồn và dữ liệu xã hội khác, như giáo dục, y tế, cung cấp điện, nước, nhà ở, và phương thức vận tải.

Hình 2.2 – Tỷ lệ nghèo quốc gia của Malaysia giai đoạn 1970 – 2014 (Đơn vị: %)

Nguồn: Tổng hợp dựa vào số liệu của WB

Tình trạng nghèo tuyệt đối ở Malaysia rất cao vào năm 1970, khi khoảng một nửa dân số (49,3%) nghèo. Trong Kế hoạch Malaysia lần thứ 7 (Seventh Malaysia Plan), Đánh giá giữa kỳ Kế hoạch Malaysia lần thứ 8 (Mid-Term Review Eighth Malaysia Plan)và Kế hoạch Malaysia lần thứ 8 (EighthMalaysia Plan), người nghèo sống chủ yếu ở các vùng khó khăn là Kelantan, Trengganu, Kedah, và Perlis ở bán đảo Mã Lai và ở Sabah và Sarawak, đặc biệt là ở các vùng nông thôn của các vùng này. Tỷ lệ nghèo đói đã giảm rất nhiều qua thời gian, và gần như về 0 vào năm 2014.Duy chỉ có năm 1998, khi Malaysia đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính thì tỷ lệ nghèo đói tăng lên nhẹ từ 6,1% vào năm 1997 lên 8,5% vào cuối năm 1998, đầu năm 1999. Ngay sau đó, cùng với sự phục hồi kinh tế ở quốc gia này, tỷ lệ nghèo đói giảm xuống mức 7,5% cuối năm 1999 (Kế hoạch Malaysia thứ 7) và

49,3 37,7 37,4 20,7 19,4 16,5 12,4 8,7 6,1 8,5 6,0 5,7 3,6 3,8 1,7 0,6 0 10 20 30 40 50 60

6,0% vào năm 2002. Tỷ lệ này tiếp tục giảm liên tục qua các năm, ngoại trừ năm 2008 khi một lần nữa thế giới và Malaysia phải chống chọi với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Theo số liệu ước tính mới nhất của WB vào năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo quốc gia của Malaysia là 0,6%. Theo Tổ chức Năng suất Châu Á (Asian Productivity Organization, viết tắt là APO) thì có thể nói xóa đói giảm nghèo luôn là trọng tâm của tất cả các chính sách phát triển chính ở Malaysia.

Nghèo đói ở Malaysia tập trung chủ yếu ở nông thôn thể hiện qua tỷ lệ nghèo đói tính riêng của khu vực nông thôn luôn cao hơn khu vực thành thị của nước này (Hình 2.2).

Hình 2.2 – Tỷ lệ nghèo tại thành thị và nông thôn tại Malaysia giai đoạn 1970-2002 (Đơn vị: %)

Nguồn: Tổng hợp dựa vào số liệu của WB và Bộ Kế hoạch kinh tế Malaysia

Vào năm 1970, 49,3% hộ gia đình Malaysia ở dưới ngưỡng nghèo, trong đó số hộ nghèo ở nông thôn là 44% và ở thành thị là 5,3%. Số liệu của năm này cũng cho thấy khoảng cách rất lớn về nghèo đói giữa nông thôn và thành thị: ba phần

58,6 45,7 45,8 37,7 27,3 21,8 21,2 14,9 10,9 14,8 13,5 11,9 7,1 8,4 3,4 1,6 24,6 15,4 17,5 12,6 8,5 7,5 4,7 3,6 2,1 3,3 2,3 2,5 2,0 1,7 1,0 0,3 0 10 20 30 40 50 60 70

năm dân số nông thôn sống trong cảnh đói nghèo, trong khi một phần năm dân số thành thị nghèo. Từ năm 1970 đến năm 1980, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm trong cả khu vực nông thôn và thành thị và tốc độ giảm nghèo rõ ràng hơn ở các khu vực nông thôn.Tỷ lệ đói nghèo ở nông thôn giảm xuống còn 21,1% vào năm 1990 và giảm xuống 11,4% vào năm 2002. Đồng thời, tỷ lệ nghèo thành thị giảm xuống còn 7,1% vào năm 1990 và giảm xuống 2,3% vào năm 2002. Tỷ lệ nghèo đói ở nông thôn luôn ở mức thấp và tiếp tục giảm thể hiện một phần đường lối đúng đắn trong xóa đói giảm nghèo khu vực này của chính phủ Malaysia. Trong khi đó, đói nghèo ở thành thịtrong khi vẫn còn thấp so với nhiều nơi trên thế giới nhưng với Malaysia thì dần trở nên quan trọng hơn khi đô thị hoá và di cư đô thị nông thôn diễn ra nhanh chóng. Cũng tương tự như tỷ lệ nghèo chung của toàn quốc gia, tỷ lệ nghèo ở nông thôn và thành thị đều có dấu hiệu tăng lên khi Malaysia trải qua hai cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 và 2008, nhưng khu vực thành thị gặp vấn đề nghiêm trọng hơn nông thôn do xuất hiện thêm một nhóm cá nhân mới rơi vào tình trạng nghèo đói do phá sản, vỡ nợ, thất nghiệp, kinh doanh thua lỗ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của tài CHÍNH VI mô TRONG xóa đói GIẢM NGHÈO tại MALAYSIA và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)