Quá trình hình thành hoạtđộng Tàichính vi mô tại ViệtNam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của tài CHÍNH VI mô TRONG xóa đói GIẢM NGHÈO tại MALAYSIA và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 83 - 86)

Các hoạt động TCVM đầu tiên được triển khai tại Việt Nam muộn hơn so với Malaysia một vài năm, cũng bắt đầu từ việc cung cấp các khoản vay nhỏ (tín dụng vi mô) cho các hộ gia đình nghèo.Nhưng ở Việt Nam không có gặp phải trở ngại về mặt tôn giáo hay các quy định luật pháp khác, nên các tổ chức TCVM đã dần mở rộng và cung cấp nhiều dịch vụ khác như tiết kiệm, bảo hiểm, giáo dục, đào tạo, tư vấn kinh doanh theo đúng định nghĩa về tổ chức này.

Trong báo cáo năm 2014 của Nhóm công tác TCVM Việt Nam (Vietnam Microfinance Working Group, viết tắt là VMFWG), lịch sử phát triển của ngành này tại Việt Nam được tạm chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn khởi đầu là trước năm 1990 đánh dấu bằng sự ra đời của Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam - tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank); chương trình “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình” do Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động. Giai đoạn mở rộng từ năm 1991 đến năm 2005, một loạt các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực TCVMđược

0,084

0,017

0,029

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

thành lập như Quỹ Trợ Vốn cho Người lao động nghèo Tự tạo việc làm (CEP) năm 1991, dự án Quỹ Tình thương (TYM) năm 1992, Nhóm công tác TCVM Việt Nam năm 2004. Cuối cùng từ năm 2005 đến nay được xem là giai đoạn phát triển chiều sâu với việc bổ sung những quy định, nghị định và văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của các tổ chức TCVM. Đồng thời, cũng từ năm 2005, tại Việt Nam lần đầu tiên có các tổ chức TCVM chính thức đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật bên cạnh rất nhiều tổ chức bán chính thức và phi chính thức sẽ được đề cập trong nội dung dưới đây.

Bảng 3.3 – Quá trình phát triển của Tài chính vi mô tại Việt Nam

Thời gian Sự kiện

1988 Ra đời Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam - tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) 1989 Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Namphát động

“Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”

1991 Thành lập Quỹ Trợ Vốn cho Người lao động nghèo Tự tạo việc làm (Capital Aid Fund For Employment of The Poor, viết tắt làCEP)

1992 Dự án Quỹ Tình thương (TYM) thuộc Ban Gia đình – Đời sống củaHội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được thành lập

1993 Ra đời Quỹ tín dụng nhân dân - một dạng hợp tác xã tài chính

1995 Thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo, thuộc quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

2002 Thành lập Ngân hàng chính sách xã hội trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo, tách khỏi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

2004 Thành lập Nhóm công tác tài chính vi môViệt Nam (VMFWG)

2005 Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 8/3/2005 của Chính phủ về tổchức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Namđược ban

hành – là mốc pháp lý quan trọng tạo ra khung chínhsách cho việc chính thức hóa hoạt động tài chính vi môViệt tại Việt Nam

2007 Nghị định số 165/2007/NĐ-CP của Chính phủ vềviệc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định28/2005/NĐ-CP

2009 Ban Công tác tài chính quy mô nhỏ được thành lập theo Quyếtđịnh số 1450/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

2010 - Luật tổ chức tín dụng 2010 ra đời, chính thức công nhận các tổ chức tài chính vi mô

- Tổ chức Tài chính vi mô Tình Thương (TYM) được NHNN cấp phéphoạt động TCVM theo Nghị định số 28/2005/NĐ-CP và Nghị định số165/2007/NĐ-CP

2011 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2195/QĐ-TTgphê duyệt “Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại ViệtNam đến năm 2020”

2012 M7-MFI là Tổ chức Tài chính vi mô thứ hai được Ngân hàng nhà nước chính thức cấp Giấy phéphoạt động

2013 TYM chính thức đổi tên thành “Tổ chức tài chính vi mô TNHH mộtthành viên Tình Thương”

2014 - Ban Công tác TCVM Việt Nam được tái thành lập theo quyếtđịnh số 381/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.Ban công tác có tổ thường trực giúp việc gồm một số cán bộ,chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực Tài chính vi mô

- Quỹ hỗ trợ tín dụng thuộc Hội liên hiệp phụ nữ được thực hiện thí điểm chovay các quỹ xã hội để hỗ trợ vốn cho phụ nữ nghèo đến hếtnăm 2014 theo Công văn số 1700/VPCP-KTTH ngày 14/3/2014của Văn phòng Chính phủ

- Cấp giấy phép cho Tổ chức Tài chính vi mô TNHH Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của tài CHÍNH VI mô TRONG xóa đói GIẢM NGHÈO tại MALAYSIA và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)