Giới thiệu chung về Tàichính vi mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của tài CHÍNH VI mô TRONG xóa đói GIẢM NGHÈO tại MALAYSIA và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 34 - 36)

a. Định nghĩa Tài chính vi mô

Tài chính vi mô (sau đây viết tắt là TCVM) là việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho người có thu nhập thấp. Nó đề cập đến một phong trào trên thế giới mà các hộ gia đình có thu nhập thấp tiếp cận thường xuyên với các dịch vụ tài chính chất lượng cao và giá cả phải chăng để tài trợ cho các hoạt động tạo thu nhập, xây dựng tài sản, ổn định tiêu dùng và bảo vệ rủi ro.

Ban đầu, thuật ngữ này liên quan chặt chẽ với tín dụng vi mô - các khoản cho vay rất nhỏ đối với những người đi vay không có bảo đảm, tài sản thế chấp rất nhỏ hoặc không có - nhưng sau đó đã phát triển thànhmột loạt các sản phẩm tài chính như tiết kiệm, bảo hiểm, thanh toán và chuyển tiền… (CGAP).

“Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ”.

Theo Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam 2014, thông qua quá trình cung cấp dịch vụ tài chính, các tổ chức TCVM có thể thực hiện các chức năng quan trọng như: (i) huy động tiết kiệm; (ii) tái phân bổ tiết kiệm cho đầu tư; (iii) tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ, trở thành một công cụ đắc lực để giảm nghèo đói và tăng thu nhập; và (iv) về khía cạnh xã hội, tạo ra cơ hội cho người dân ở nông thôn – nhất là người nghèo, tiếp cận được với dịch vụ tài chính, tăng cường sự tham gia của họ vào cuộc sống cộng đồng nói chung, tăng cường năng lực xã hội của họ.

Các đơn vị cung cấp dịch vụ TCVMphát triển rất đa dạng, phong phú; và có thể được phân chi thành ba nhóm là nhóm chính thức, nhóm bán chính thức và nhóm phi chính thức (Legerwood 2013). Khu vực chính thức được Chính phủ ủy quyền vàphải tuân theo các quy định và sự kiểm soát của ngành ngân hàng, gồm các ngân hàng thương mại, đầu tư, tiết kiệm và phát triển; các ngân hàng phục vụ nông thôn; các ngân hàng theo mô hình hợp tác xã; các tổ chức phi ngân hàng khác; các công ty tài chính; các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng, quỹ hưu trí; các công ty bảo hiểm; các thị trường (thị trường cổ phiếu, trái phiếu); các tổ chức TCVM chính thức đăng ký theo luật tài chính tín dụng. Khu vực bán chính thức tuy không phải tuân theo các quy định của hoạt động ngân hàng nhưng lại do các cơ quan chính phủ cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát của các cơ quan này gồm: các hợp tác xã tín dụng và tiết kiệm; các hiệp hội tín dụng; các ngân hàng nhân dân không đăng ký chính thức là tổ chức tín dụng; các ngân hàng hợp tác xã; các quỹ tiết kiệm tạo việc làm; các ngân hàng làng xã không đăng ký chính thức là tổ chức tín dụng; các dự án phát triển, các tổ chức phi chính phủ cung cấp dịch vụ TCVM; các nhóm tương hỗ. Còn lại, các hiệp hội tiết kiệm; các hiệp hội tín dụng và tiết kiệm quay vòng và biến thể của nó; các công ty tài chính, đầu tư phi chính thức; những người cho vay cá nhân thương mại (ví dụ: các nhóm cho vay tương hỗ dưới hình thức phường, họ, hụi, người cho vay nặng lãi); và những người cho vay cá nhân phi thương mại (họ

hàng, bạn bè, hàng xóm…); các thương gia và chủ hiệu được xếp vào khu vực tổ chức TCVM phi chính thức là những đơn vị hoạt động ngoài quy định và kiểm soát của chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của tài CHÍNH VI mô TRONG xóa đói GIẢM NGHÈO tại MALAYSIA và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)