Giới thiệu cáctổ chức, chương trình tàichính vi mô chính tại Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của tài CHÍNH VI mô TRONG xóa đói GIẢM NGHÈO tại MALAYSIA và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 86 - 90)

Như đã nhắc tới trong phần 1.2.1 (mục b), các tổ chức TCVMở Việt Nam cũng được phân chia thành ba khu vực, bao gồm khu vực chính thức, khu vực bán chính thức và khu vực phi chính thức.

Các tổ chức TCVM chính thức bao gồm các Ngân hàng thương mại, đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam(Agribank), Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) tách ra từ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (tiền thân của Agribank), Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (Qũy TDND), Tổ chức Tài chính vi mô TNHH Một thành viên Tình Thương (TYM) và M7-MFI và Tổ chức Tài chính vi mô TNHH Thanh Hóa.

Được thành lập từ ngày 26/3/1988, Agribank là tổ chức cung cấp dịch vụ lớn nhất toàn quốc và chotới nay là nhà cung cấp lớn nhất có đầy đủ các loại hình dịch vụ tàichính ở vùng nông thôn Việt Nam. Các dự án của Agribank chủ yếu đến từ những nhà tài trợ quốc tế lớn như ADB, WB và Cơ quan Hợp tác Phát triển Pháp (Agence Française de Développement). Ban đầu, Agribank được mở ra với mục đích chuyên cho vay các hộ gia đình ở nông thôn và cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp hoặccác doanh nghiệp phi nông nghiệp, tuy nhiên hiện nay ngân hang này đã mở rộng mạng lưới chi nhánh ở các thành phố nhằm mụctiêu huy động vốn từ chính khu vực thành thị, đồng thời chuyển đổi chiến lược hoạtđộng, tập trung nhiều hơn vào thị trường khách hàng thu nhập cao,hộ nông dân không nghèo và các doanh nghiệp. Từ đó vai trò của các tổ chức TCVM còn lại ngày càng tăng cao trong xã hội.

Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập năm 2002 từ tiền thân là Ngân hàng Người nghèoViệt Nam có mạng lưới toàn quốc.Tại Nghị quyết số 05-NQ/HNTW, ngày 10/6/1993 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, về việc tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, Chính phủ Việt Nam đã thành lập Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo với số vốn ban đầu là 400 tỷ đồng, do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Nhà nước đóng góp. Quỹ được sử dụng cho vay

hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi, mức cho vay 500,000 đồng/hộ, người vay không phải bảo đảm tiền vay.Từ kinh nghiệm thực tiễn hai năm thực hiện Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo, ngày 31/8/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo, thuộc quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, để cung cấp nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo thiếu vốn sản xuất. Sau đó vào ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng chính sách xã hội trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo, tách khỏi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. NHCSXH được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.

Tổ chức thứ ba tham gia vào thị trường TCVM ở Việt Nam là Quỹ tín dụng nhân dân - một dạng hợp tác xã tài chính, được thành lập năm 1993 đểcung cấp dịch vụ tài chính cho cấp xã, phường. Theo nghị định chính phủ số 48/2001/NĐ-CP, “Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân phải bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy để phát triển” (Điều 2). Quỹ Tín dụng Nhândân Trung ương cũng được thành lập và hoạt động nhưmột tổ chức kiểm soát và hỗ trợ các Quỹ Tín dụng Nhân dân cơ sở. Để hỗ trợ hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tín dụng và các đối tượng khác được tham gia góp vốn vào Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Các tổ chức khác hoạt động trong thị trường TCVM nông thôn là cáctổ chức tài chính vi mô theo luật định. Các tổ chức này tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, có liên hệ với các tổ chức quần chúng chủ yếu là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ quốc tế.

Ba tổ chức mới được Ngân hàng Nhà nước cấp phép thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng 2010 và Nghị định NĐ 28/2005 của Chính phủ là Tổ chức Tài chính vi mô TNHH Một thành viên Tình Thương (TYM); tổ chức tài chínhvi mô M7-MFI và Tổ chức Tài chính vi mô TNHH Thanh Hóa. TYM là tổ chức tài chính vi mô chính thức đầu tiên tại Việt Nam do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thành lập với sứ mệnh Cải thiện chất lượng cuộc sống của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp, đặc biệt ưu tiên phụ nữ nghèo, yếu thế thông qua các dịch vụ tài chính và phi tài chính, tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế và xã hội, góp phần nâng cao vị thế của người phụ nữ (TYM 2015). Sau TYM, tổ chức tài chính vi mô M7 cũng được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động dưới mô hình Công ty TNHH 2 thành viên trở lên. M7 là sự hợp nhất của 3nhà cung cấp dịch vụ TCVM gồm M7 Mai Sơn, M7 Uông Bí và M7 Đông Triều. Cả ba tổ chức này đều liên quan trực tiếp và gián tiếp tới Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam ở các cấp khác nhau do lịch sử hoạt động phát triển từ các dự án phát triển với đối tác là Hội liên hiệp Phụ nữ và đối tượng khách hàng chủ yếu là nữ giới. Tuy nhiên, 03 tổ chức này có sự khác biệt rõ ràng về tính sở hữu, số lượng thành viên và cơquan chủ quản. TYM theo mô hình công ty TNHH một thành viên, do Hội liên hiệp Phụ nữ là cơ quan chủ quản (chủ sở hữu). Do vậy, TYM sẽ là trường hợp đặc biệt và duy nhất có cơ quan chủ quản là cấp Trung ương. Trong khi đó, M7-MFI được thành lập theo mô hình công ty TNHH từ hai thành viên trở lên trên cơ sở góp vốn của 03 Quỹ xã hội (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ miền núi phát triển Mai Sơn, Quỹ Khuyến khích phụ nữ phát triển thị xã Uông Bí và Quỹ Hỗ trợ phụ nữ Đông Triều), hoạt động tại địa bàn 02 tỉnh là Sơn La và Quảng Ninh. Tổ chức TCVM Thanh Hóa được tổ chức theo loại hình công ty TNHH từ hai thành viên trở lên, liên kết giữa Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo Thanh Hóa (phát triển từ chương trình TCVM

của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Mỹ SC/US) và một đối tác là Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thanh Hà.

Khu vực bán chính thức bao gồm các nhà cung cấp dịchvụ tài chính vi mô tồn tại dưới nhiều hình thức. Hầu hết các tổ chức bán chính thức hiện nay đều được hình thành hoặc phát triển với sự hỗ trợ trực tiếp/gián tiếp từ các nhà tài trợ. Đó có thể là: (i) một hợp phần của chương trình/ dự án phát triển (Chương trình tài chính vi mô Hải Phòng); (ii) Chương trình tài chính vi mô chuyên trách nhưng chưa đăng ký thành lập tổ chức tài chính vi mô (công ty tư vấn phát triển cộng đồng Bình Minh (BinhminhCDE), chương trình Bàn tay vàng, chương trình tài chính vi môAnhchiem…); (iii) Quỹ xã hội hoạt động trong lĩnh vực tài chính vi mô thành lập theo nghị định số148//2007/ND – CP nay là nghị định số 30/2012/ND – CP; hoặc NĐ 177/1999/ND– CP (CEP, Quỹ Phát triển An Phú…); (iv) Các tổ chức phi chính phủ (tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động theo quyết định 340 – TTg của Thủ tướng Chính phủ, và tổ chức phi chính phủ trong nước hoạt động theo nghị định 88/2003/ND – CP) cung cấp dịch vụ tài chính vi mô (MCDI, Darriu). Mô hình hoạt động của các tổ chức TCVM bán chính thức Việt Nam có thể được khái quát thành 4 nhóm như bảng 3.4 đưới đây.

Cuối cùng, khu vực phi chính thức bao gồm các cửa hàng cầm đồ, các nhà giao dịch nhỏ, các nhà cung cấp đầu vào, các đại lý cho vay của người cho vay, họ hàng và bạn bè, các nhóm chơi họ/phường (ADB, 2010).

Bảng 3.4 – Các mô hình hoạt động của tổ chức tài chính vi mô bán chính thức tại Việt Nam

Mô hình Tổ chức tài chính vi mô

Một hợp phầncủa chương trình,dự án phát triển

Ban quản lý tài chính vi mô Hải Phòng

Chương trình tài chính vi mô

Bình Minh CDC, Bàn Tay Vàng, Chương trình TCVM - Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bến Tre, Quỹ trợ vốn Công nhân viên chức & Người lao động nghèo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,

Quỹ phát triển phụ nữ Sơn La, Chươngtrình Anh Chị Em, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế thành phố HCM, Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo Sóc Sơn,Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Lào Cai, Quỹ phát triển phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh, Ban TCVM – Tổ chức Tầm nhìn thế giới, Quỹ phụ nữ phát triển Quảng Bình

Quỹ xã hội Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP), Trung tâm phát triển vì người nghèo (PPC), Quỹ phụ nữ phát triển huyện Điện Biên, Quỹ phụ nữ phát triển thành phố Điện Biên Phủ, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Ninh Phước, Đơn vị đào tạo tiêu chuẩn (STU), Phái đoàn liên minh Na Uy tại Việt Nam, Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo tỉnh Sóc Trăng, Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo tỉnh Ninh Bình, Quỹ phát triển An Phú…

Các tổ chức phichính phủkhác

Quỹ TCVM vì sự phát triển cộng đồng (MFCDI), Quỹ Dariu

Nguồn: VMFWG 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của tài CHÍNH VI mô TRONG xóa đói GIẢM NGHÈO tại MALAYSIA và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 86 - 90)