Chỉ số đánh giá nghèo đói

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của tài CHÍNH VI mô TRONG xóa đói GIẢM NGHÈO tại MALAYSIA và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 27)

a. Tỷ lệ nghèo đói

Cách phổ biến nhất để đo lường nghèo đói là tính tỷ lệ phần trăm dân số nghèo, được gọi là tỷ lệ nghèo đói (thường ký hiệu là H). Tuy nhiên, số lượng người nghèo là số liệu không quan trọng bằng người nghèo nghèo như thế nào và làm gì để xóa đói giảm nghèo. Để phản ánh mức độ thiếu thốn, nghèo khổ của con người, tổ chức Liên hợp quốc đã cho ra đời chỉ số nghèo (Human Poverty Index, viết tắt là HPI) vào năm 1997, và sau đó phát triển thành chỉ số nghèo đói đa chiều (Multidimensional Poverty Index, viết tắt là MPI). Hai chỉ số này đã và đang được công nhận rộng rãi trên thế giới trong việc đo lường mức độ nghèo đói của con người trên nhiều phương diện. Trong luận văn này tác giả sẽ sử dụng cả 2 chỉ số và thông tin chỉ số qua thời gian tại các đất nước nghiên cứu (Việt Nam và Malaysia).

Khoảng cách nghèo (Poverty Gap) đo lường tổng số tiền phải chuyển cho những người sống dưới ngưỡng nghèo trong xã hội để họ thoát khỏi cảnh nghèo đói. Khoảng cách này thể hiện phần bù đắp để xóa bỏ chênh lệch giàu – nghèo trong xã hội, giúp phản ảnh mức độ trầm trọng của nghèo khổ.Hiện nay, trong cơ sở dữ liệu của WB đã thu thập tương đối đầy đủ và liên tục cập nhật chỉ số này ứng với mỗi quốc gia.Chỉ số này có thể được đo trên phạm vi toàn quốc gia, hoặc tại khu vực nông thôn và thành thị và trở thành thông tin hữu ích đối với các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách.Dĩ nhiên, khoảng cách nghèo có thể thay đổi tùy vào việc lựa chọn ngưỡng nghèo trong tính toán.

c. Chỉ số bất bình đẳng thu nhập Gini

Hệ số Gini dùng để biểu thị độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, có giá trị từ 0 đến 1 và bằng tỷ số giữa phần diện tích nằm giữa đường cong Lorenz và đường bình đẳng tuyệt đối với phần diện tích nằm dưới đường bình đẳng tuyệt đối.Đường cong Lorenz là một loại đồ thị dùng để biểu diễn mức độ bất bình đẳng trong phân phối. Nó được phát triển bởi Max.O.Lorenz từ năm 1905 để thể hiện sự phân phối thu nhập. Đường cong Lorenz thường được sử dụng trong việc nghiên cứu sự phân bố thu nhập, chỉ ra tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình hay dân số trong tổng số và tỷ lệ phần trăm thu nhập của họ trong tổng thu nhập. Chỉ số Gini (Gini index) hiện nay vẫn được WB ước tính vào công bố với từng quốc gia, thể hiện dưới dạng %, được tính bằng hệ số Gini nhân 100.

d. Chỉ số nghèo HPI

Chỉ số nghèo đầu tiên được đưa ra là HPI đo lường mức độ nghèo đói của con người trên ba phương diện cơ bản là tuổi thọ, hiểu biết và mức sống. Chỉ số này ở một quốc gia càng cao thì chứng tỏ tình trạng đói nghèo của quốc gia đó càng nghiêm trọng. Người ta đã chia chỉ số HPI thành 2 loại: HPI-1 để đánh giá mức độ nghèo tổng hợp ở các quốc gia đang phát triển và HPI-2 để đánh giá mức độ nghèo tổng hợp ở các nước OECD, Trung và Đông Âu, và Cộng đồng các Quốc gia Độc lập là các quốc gia thành viên cũ của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, đã lần lượt tách ra để trở thành các nước độc lập sau khi toàn bộ hệ thống xã hội chủ

nghĩa châu Âu sụp đổ vào năm 1990 (Commonwealth of Independent States, viết tắt là CIS). Minh họa cho bảng xếp hạng các hai chỉ số này được đưa ra trong phần Phụ lục của luận văn.

Chỉ số HPI-1 tại các nước đang phát triển được tính toán theo công thức sau: 𝐻𝑃𝐼 − 1 = [1

3(𝑃1𝛼+ 𝑃2α + 𝑃3𝛼)]

1 α

α=3 (CT 1.1) Trong đó: P1 là tỷ lệ người sống không đến 40 tuổi;

P2 là tỷ lệ người trưởng thành mù chữ;

P3 là tỷ lệ phần trăm dân số không được tiếp cận với nguồn nước sạch và tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng;

Chỉ số HPI-2 tại các nước tại các nước OECD, Trung và Đông Âu và CIS được lựa chọn sẽ xác định theo công thức sau:

HPI-2=[1

4(𝑃1α+ 𝑃2𝛼 + 𝑃3𝛼 + 𝑃4𝛼)]

1 α

α=3 (CT 1.6) Trong đó: P1 là tỷ lệ người sống không đến 60 tuổi;

P2 là tỷ lệ người trưởng thành thiếu kỹ năng đọc viết; P3là tỷ lệ dân số có thu nhập dưới 50% của mức trung bình; P4 là tỷ lệ thất nghiệp dài hạn (kéo dài trên 12 tháng);

e. Chỉ số nghèo đa chiều MPI

Các nhà nghiên cứu của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (United Nations Development Programme, viết tắt UNDP) thấy rằng HPI có hạn chế vì chỉ số này chỉ tổng hợp mỗi phương diện của nghèo đói theo một tiêu chí duy nhất, nên không thể đưa ra mô tả rõ ràng về tình trạng nghèo đói trong xã hội. Năm 2010, Tổ chức Sáng kiến phát triển con người và chống nghèo đói Oxford (Oxford Poverty &Human Development Initiative, viết tắt là OPHI) đã phân tích tình trạng nghèo đói trên 78% dân số thế giới ở 104 nước đang phát triển và trong Báo cáo Phát triển con người năm thứ 20 này của UNDP đã đưa ra một thước đo đói nghèo mới là chỉ

số nghèo đa chiều MPI đo lường sự thiếu hụt của mỗi hộ gia đình. MPI sử dụng số liệu kinh tế vi mô để phản ánh tỷ lệ phần trăm các hộ gia đình có sự thiếu hụt trên ba phương diện (tương ứng với ba chiều) giáo dục, y tế và điều kiện sống thông qua 10 chỉ số; từ đó tổng hợp có tính đến tỷ trọng (Bảng 1.1) để đưa ra một chỉ số thể hiện tình trạng nghèo đói chung.

Bảng 1.1 – Mô tả và tỷ trọng của các chỉ số, các chiều trong tính toán MPI Chiều của

nghèo đói Chỉ số Bị thiếu hụt nếu…

Tỷ trọng

Giáo dục

Số năm đi học

Không một thành viên nào trong gia đình từ 10 tuổi trở lên hoàn thành 5 năm học đầu

1/6

Số trẻ em đi học

Có trẻ trong độ tuổi đi học(i) không được đến lớp, tính tới độ tuổi trẻ sẽ hoàn thành lớp 8

1/6

Y tế

Tử vong ở trẻ Có trẻ tử vong dưới 5 tuổi (số liệu tính đến trước khi tiến hành điều tra)

1/6

Dinh dưỡng Có người lớn dưới 70 tuổi hoặc trẻ bị suy dinh dưỡng theo tiêu chuẩn trọng lượng cơ thể(ii)

1/6

Chất lượng cuộc sống

Điện Gia đình không có điện 1/18

Vệ sinh được cải thiện

Cơ sở vệ sinh của hộ gia đình không được cải thiện (theo hướng dẫn của các Mục tiêu Thiên niên kỷ MDGs), hoặc được cải thiện nhưng phải chia sẻ với các hộ khác(iii)

1/18

Nước uống được cải thiện

Hộ gia đình không có nước uống được cải thiện (theo hướng dẫn của các Mục tiêu Thiên niên kỷ MDGs), hoặc nguồn nước uống an toàn cách nhà ít nhất 30 phút đi bộ hai chiều(iv)

1/18

Sàn nhà Hộ gia đình có sàn nhà bẩn có cát, phân hay loại “khác” (không xác định)

1/18

Nhiên liệu nấu ăn

Hộ gia đình nấu nướng bằng phân, gỗ hoặc than củi

1/18

Sở hữu tài sản Hộ gia đình không có nhiều hơn 1 đài phát thanh, TV, điện thoại, xe đạp, xe máy hoặc tủ lạnh và không có một chiếc xe hơi hay xe tải

1/18

Nguồn: Sabina Alkire*, Christoph Jindra*, Gisela Robles* and Ana Vaz*,

Multidimensional Poverty Index – Summer 2016: Brief Methodological Note and Results, 2016.

Chú thích:

(i) Nguồn dữ liệu về trẻ trong tuổi đi học: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hiệp Quốc (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization), Viện Thống kê, Bảng 1 - Hệ thống giáo dục;

(ii) Người lớn được coi là bị suy dinh dưỡng nếu chỉ số cơ thể (Body Mass Index, viết tắt là BMI) của họ dưới 18,5m/kg2. Trẻ em được xem là bị suy dinh dưỡng nếu điểm z về cân nặng theo tuổi thấp hơn hai độ lệch chuẩn so với trung bình của quần thể tham chiếu;

(iii) Hộ gia đình được coi là có điều kiện vệ sinh được cải thiện nếu có bồn cầu xả nước hay xí hầm được thông gió hoặc dạng bệ xí ủ, miễn là nhà vệ sinh không phải chia sẻ với hộ khác;

(iv) Hộ gia đình được coi là tiếp cận với nước uống sạch nếu nguồn nước là bất kỳ loại nào sau đây: nước máy, vòi nước công cộng, nước khoan hoặc bơm hoặc nước mưa, được bảo quản tốt và cách nhà trong vòng 30 phút đi bộ (tổng thời gian cả đi và về).

Tất cả các chỉ số cần thiết để xây dựng MPI cho một quốc gia được lấy từ cùng một cuộc điều tra hộ gia đình. Các hộ gia đình có tỉ lệ bị tước đoạt cao hơn 33,3% thì được phân loại là hộ nghèo đa chiều; từ 20% đến dưới 33,3% được coi là hộ cận nghèo; cuối cùng, các hộ gia đình có điểm tước đoạt cao hơn hoặc bằng 50% là các hộ sống trong nghèo đói đa chiều trầm trọng.Theo OPHI, chỉ số MPI có nhiều tác dụng trong việc mô tả cụ thể tình trạng nghèo đói cũng như gợi ý chính sách xóa đói giảm nghèo như sau:

• Hiển thị tất cả các sự thiếu hụt trong chỉ số được chọn mà sự thiết hụt này ảnh hưởng đến cuộc sống của một ai đó;

• Xác định những người nghèo nhất, để nhắm mục tiêu vào những người sống trong nghèo đói, giúp họ được hưởng lợi từ những can thiệp chính;

• Chỉ ra những nhóm lợi ích bị thiếu hụt phổ biến nhất ở các vùng khác nhau và giữa các nhóm khác nhau để có thể phân bổ các nguồn lực và các chính sách được thiết kế để giải quyết các nhu cầu cụ thể phù hợp;

• Phản ánh kết quả của các can thiệp chính sách hiệu quả một cách nhanh chóng thông qua những thay đổi ngay lập tức trong bất kỳ chỉ tiêu nào;

• Tích hợp nhiều khía cạnh khác nhau của nghèo đói liên quan đến các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals, viết tắt MDGs) thành một biện pháp, đưa ra cái nhìn tổng thể về những thay đổi của nó, và phản ánh mối liên hệ giữa những thiếu hụt và giúp xác định các bẫy đói nghèo.

1.1.4. Khái niệm Xóa đói giảm nghèo a. Định nghĩa xoá đói giảm nghèo

Trong các báo cáo của Liên hợp quốc về nghèo đói đưa ra định nghĩa như sau:“Xoá đói giảm nghèo là tổng thể các chương trình, hoạt động, biện pháp, chính

sách và các nỗ lực của toàn cầu, toàn xã hội, của mỗi nhà nước và các cơ quan có liên quan hay là của chính những đối tượng thuộc diện nghèo đói, nhằm trực tiếp bù đắp những khả năng, những quyền con người bị thiếu hụt của những cá nhân hiện đang và có nguy cơ thuộc diện nghèo đói; hoặc tạo cơ hội nhằm giúp những cá nhân này tạo được thu nhập, tài sản, tăng khả năng tham gia vào đời sống xã hội và các quyết định chính trị; giảm cảm giác bị xỉ nhục và nâng cao sự tôn trọng từ người khác”. “Xoá đói giảm nghèo không thể thực hiện được thông qua các chương

trình chống nghèo đói đơn thuần mà phải đòi hỏi phải có sự tham gia dân chủ và thay đổi cấu trúc kinh tế nhằm đảm bảo người nghèo được tiếp cận mọi nguồn lực, cơ hội và các dịch vụ công nhằm thực hiện các chính sách nhằm phân chia tài sản và thu nhập” (1995).

b. Các chương trình Xóa đói giảm nghèo cơ bản

Theo Liên hợp quốc đưa ra trong Báo cáo năm 2010, hiện nay tại các nước đang phát triển hiện nay phổ biến sử dụng các chương trình xóa đói giảm nghèo cơ bản gồm: chương trình hỗ trợ tiền mặt có điều kiện (Conditional Cash Transfers), chương trình đảm bảo việc làm nông thôn (Rural Employment Guarantee Scheme) và chương trình tài chính vi mô (Microfinance). Phần nội dung này chỉ nhằm mục đích giới thiệu sơ bộ về mỗi chương trình, riêng Tài chính vi mô là trọng tâm nghiên cứu của luận văn, sẽ được trình bày cụ thể hơn ở những phần tiếp theo.

Chương trình Tài chính vi mô ra đời để giải quyết nhu cầu vay mượn của những người sống trong tình trạng nghèo đói trong hoàn cảnh hầu như các ngân hàng thương mại ít thấy hoặc hoàn toàn không tìm thấy cơ hội để hoạt động kinh doanh ở các vùng sâu vùng xa. Những vùng này rơi vào tình trạng không có thị trường cho vay chính thức, chính thống. Ngay cả khi có ngân hàng thương mại trong khu vực sinh sống, những người sống trong nghèo đói cũng bị hạn chếhoặc do thiếu tài sản cần thiết để đảm bảo khoản vay, hoặc do lịch sử tín dụng kém.Sau này, các dịch vụ của tổ chức này được mở rộng ra với các dịch vụ tài chính khác đầy đủ hơn như tiết kiệm và bảo hiểm vi mô dành cho người nghèo. Có một loạt các mô hình cho các tổ chức tài chính vi mô bao gồm các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội tín dụng, hợp tác xã, ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng và các tổ chức chính phủ.

Chương trình hỗ trợ tiền mặt có điều kiện ra đời và ứng dụng đầu tiên tại Mexico vào những năm 1990 và hiện được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong giáo dục và y tế tại nhiều nước có thu nhập thấp và trung bình. Hỗ trợ tiền mặt có điều kiện là việc một khoản tiền được cam kết cấp cho người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn với điều kiện họ thực hiện những cam kết cụ thể, ví dụ như cho con đi học, khám sức khỏe định kỳ, tiêm chủng ngừa cho trẻ em hay chăm sóc thai sản.

Chương trình đảm bảo việc làm nông thôn nhằm cung cấp việc làm có lương cho những người sống trong nghèo đói như công việc xây dựng lại các khu vực được hỗ trợ sau thảm hoạ hoặc các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết, từ đó nâng cao phúc lợi của họ. Phần lớn các chương trình này là tạm thời, nhưng một vài chương trình đảm bảo việc làm cho người lao động có cam kết số lượng việc làm tối thiểu trên cơ sở liên tục.

Xóa đói giảm nghèo thông qua thúc đẩy quyền sở hữu cũng là một trong các biện pháp được cân nhắc triển khai và thúc đẩy ở nhiều nước. Nghèo đói và thiếu tài sản có mối liên hệ chặt chẽ, vì người nghèo không chỉ thiếu thu nhập mà còn không có tài sản cần thiết để tạo thu nhập. Đất đai là một tài sản quan trọng, đặc biệt đối với người nghèo ở nông thôn vì nó cung cấp phương tiện sinh kế. Ở các cộng đồng

dân cư khu vực nông thôn, quyền sở hữu đất đai và đất đai gắn liền với vị thế xã hội trong cộng đồng. Việc phân phối quyền sử dụng tài sản trong nội bộ gia đình cũng rất quan trọng và cũng thường xảy ra phân biệt đối xử với phụ nữ. Trong nhiều trường hợp, phụ nữ chỉ được tiếp cận đất đai thông qua các thành viên nam trong gia đình, và họ dễ bị trục xuất hoặc mất đất trong trường hợp người đó chết, ly dị hoặc mất tích. Mối liên kết giữa nghèo đói và thiếu tài sản thường dẫn đến yêu cầu trong xã hội phải có những cải cách về đất đai, với sự chuyển đổi từ các chủ đất lớn sang người không có đất. Việc cải cách ruộng đất này đòi hỏi phải có sự cam kết của Nhà nước trước sự phản ứng và phản đối của các chủ đất có quyền lực.

Cải cách quản trị cũng giúp đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo. Quan điểm ủng hộ phương pháp này phù hợp với một số nghiên cứu về lạm phát, tham nhũng và hiệu quả kinh tế, trong đó có các nghiên cứu của Ngân hàng thế giới. Chương trình quản trị tốt bao gồm các khả năng để bảo vệ quyền sở hữu ổn định, thực thi luật pháp, thực hiện các chính sách chống tham nhũng một cách hiệu quả và đạt được trách nhiệm giải trình của chính phủ, từ đó người nghèo sẽ nhận được những hỗ trợ cần có và giúp cải thiện tình trạng nghèo đói.

1.2. Giới thiệu chung về Tài chính vi mô 1.2.1. Khái niệm Tài chính vi mô 1.2.1. Khái niệm Tài chính vi mô

a. Định nghĩa Tài chính vi mô

Tài chính vi mô (sau đây viết tắt là TCVM) là việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho người có thu nhập thấp. Nó đề cập đến một phong trào trên thế giới mà các hộ gia đình có thu nhập thấp tiếp cận thường xuyên với các dịch vụ tài chính chất lượng cao và giá cả phải chăng để tài trợ cho các hoạt động tạo thu nhập, xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của tài CHÍNH VI mô TRONG xóa đói GIẢM NGHÈO tại MALAYSIA và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)