Chỉ số nghèo đa chiều MPI của ViệtNam từ năm 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của tài CHÍNH VI mô TRONG xóa đói GIẢM NGHÈO tại MALAYSIA và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 82 - 83)

Bản Báo cáo Phát triển Con người năm 2010 của UN đã giới thiệu Chỉ số Nghèo Đa chiều (MPI), trong đó xác định sự thiếu hụt chồng chéo của các hộ gia đình theo 3 chiều: giáo dục, y tế và mức sống. Các khía cạnh giáo dục và y tế được dựa trên hai chỉ số, trong khi mức sống được dựa trên sáu chỉ số. Trong bộ dữ liệu của các quốc gia mà UN tiến hành đánh giá và tổng hợp chỉ số nghèo đói đa chiều, Việt Nam được xếp hạng trong 3 bản báo cáo của năm 2011, 2013 và 2016. Chỉ số được tính toán cho 3 năm dựa trên các số liệu thu thập được từ các khảo sát quốc gia tuy chưa thể hiện được toàn diện xu thế phát triển của tình trạng nghèo đói ở Việt Nam nhưng có thể giúp chúng ta có được cái nhìn chung nhất về mức độ nghiêm trọng của vấn đề này. Nhìn chung qua thời gian, mức độ nghiêm trọng của nghèo đói ở Việt Nam có giảm từ mức 47,2% thiếu hụt xuống mức trên dưới 40% thiếu hụt, tuy nhiên vẫn nằm trong ngưỡng nghèo đói đa chiều trung bình. Trong đó, cải thiện tốt nhất ở Việt Nam là ở khía cạnh giáo dục (thể hiện qua số năm đi học và số trẻ được tới trường trong độ tuổi đi học) và điều kiện sử dụng điện, nước và cơ hội sở hữu tài sản (Phụ lục 4). Ngược lại, khía cạnh đa chiều và phức tạp của nghèo đói thể hiện qua chỉ số tử vong ở trẻ và nhiên liệu nấu nướng tại Việt Nam lại có xu hướng xấu đi qua thời gian. Đây có thể là thông tin hữu ích cho việc ra quyết định và bổ sung các chính sách phù hợp cho xóa đói giảm nghèo ở nước ta.

Hình 3.5 – Chỉ số nghèo đa chiều Việt Nam các năm 2011, 2013, 2016

Nguồn: OPHI, 2016

3.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động Tài chính vi mô tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của tài CHÍNH VI mô TRONG xóa đói GIẢM NGHÈO tại MALAYSIA và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)