Trong bảng xếp hạng HPI-1 trích từ Báo cáo Phát triển Con người (Human Development Report) được công bố hàng năm của UN cho đến trước năm 2010, Malaysia luôn là nước có mức nghèo đói không cao, dao động xếp hạng ở mức 13 hoặc 16 trên tổng số hơn 100 quốc gia được khảo sát.
Tình trạng nghèo đói của Malaysia cũng được cải thiện tích cực qua thời gian. thể hiện qua biến chuyển của từng chỉ số thành phần (như đề cập trong chương 1 của luận văn này). Đặc biệt, kể từ năm 2006, Malaysia từ nhóm các nước có mức phát triển con người trung bình đã vượt lên nhóm các nước có mức phát triển con người cao cùng với Singapore, Hồng Kông và nhiều quốc gia khác. Đặc biệt, vấn đề nước sạch ở Malaysia được giải quyết gần như triệt để và luôn duy trì ở mức rất thấp kể từ năm 2006 đến năm 2009. Tỷ lệ người không sống đến 40 tuổi và tỷ lệ người lớn mù chữ thay đổi rất ít ở quốc gia này trong giai đoạn 10 năm theo các báo cáo của UN, ngụ ý rằng có thể quốc gia này không tập trung giảm nghèo thông qua các chính sách giáo dục và y tế; hoặc các chính sách này chưa hoạt động tốt. Trong phạm vi luận văn, tác giả không đề cập và phân tích quá sâu cũng như không đưa ra bình luận đối với vấn đề này. Hình dưới đây thể hiện sự thay đổi của các chỉ số thành phần P1, P2, P3 và chỉ số tổng hợp HPI-1 của Malaysia qua các năm.
48,62 47,04 46,17 47,65 48,52 49,15 46,05 46,05 46,26 44 45 46 47 48 49 50 1984 1987 1989 1992 1995 1997 2004 2007 2009 Hệ số Gini (WB ước tính)
Hình 2.5 – Các chỉ số nghèo đói của Malaysia 2000-2009
Nguồn: Tổng hợptừ Báo cáo Phát triển Con người hàng năm của UN
* Lưu ý: Dữ liệu của một số năm bị thiếu do UN không thu thập được đầy đủ thống kê từ Malaysia. Nguyên nhân là do một số khảo sát đặc thù của đất nước này chỉ được tiến hành 2-3 năm một lần, nên số liệu không được cập nhật.