Các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động chuyển tiền quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch (Trang 33)

1.2.1. Các vấn đề liên quan đến cấm vận

22

- Cấm vận là sự ngăn cấm quan hệ ngoại giao, viện trợ, buôn bán, thương mại, vũ khí, năng lượng, đi lại vận chuyển hàng hóa (bằng hàng không hay đường biển), khoa học kỹ thuật... với một nước nào đó. Nó thường được một nước có nhiều tiềm lực, có nhiều ảnh hưởng sử dụng để chống lại một nước khác. Mục tiêu của cấm vận là gây khó cho nước khác trên lĩnh vực bị cấm vận cũng như các lĩnh vực có liên quan. Ảnh hưởng của cấm vận kinh tế tùy thuộc vào sức mạnh kinh tế của nước cấm vận, khả năng kinh tế của nước bị cấm vận và các đồng minh của nó. Các nước nhỏ, cô lập, khi bị nước lớn cấm vận thì có thể gặp khó khăn trong việc xuất nhập khẩu, khó hòa nhập với nền kinh tế thế giới, kinh tế khó phát triển hơn và khó tiếp cận các tài nguyên chiến lược.

- Lệnh cấm vận thường được sử dụng như một sự trừng phạt chính trị do sự bất đồng về chính sách và hành động trái với một nhóm nước lớn mạnh về mọi mặt. Mặt khác nó còn là công cụ xử lý, đe doạ một số quốc gia không tuân theo.

- Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu,OPEC... là các tổ chức/quốc gia có khả năng cấm vận gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các quốc gia khác.

Bảng 1.1 Danh sách các quốc gia và tổ chức bị cấm vận Tên nƣớc/Tổ chức Quốc gia/Tổ chức cấm vận

USA UK EU UN

Abu Sayyaff Group (ASG –

Philippine) Có Có Có Có

Afghanistan Không Không Có Có Al Qaeda (Tổ chức khủng bố) Có Có Có Có IS (Tổ chức khủng bố) Có Có Có Có Armenia Không Có Không Không Azerbaijan Không Có Không Không Các nước khu vực Balkans

(Serbia, Bosnia & Herzegovina, Montenegro)

Có Có Không Không

23

Belarus Có Có Có Không

Burma – Myanmar (Miến điện) Có Không Có Không Cote d’Ivoire (Ivory Coast) Có Có Có Có

Congo Có Có Có Có

Cuba Có Không Không Không Eritrea Không Không Có Có Guinea – Bissau Không Không Không Có

Iran Có Có Có Có

Iraq Có Có Có Có

Lebanon (Li-băng) Có Có Có Có

Liberia Có Có Có Có

Lybia (Libi) Có Có Có Có Moldova Không Có Có Không

North Korea Có Có Có Có

Sierra Leone Không Có Không Không

Somalia Có Có Có Có

Sudan Có Có Có Có

Syria Có Không Có Không

Taliban Có Có Có Có

Yemen Có Không Không Không

Zimbabwe Có Có Có Có

Nguồn: Thông báo của Phòng Thông tin tín dụng và Phòng chống rửa tiền – Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

1.2.2. Các vấn đề liên quan đến chống rửa tiền và tài trợ khủng bố

1.2.2.1. Rửa tiền

Theo Luật Phòng chống rửa tiền số 07/QH13/2012 của Việt Nam: “Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm:

24

- Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự;

- Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;

- Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.

Rửa tiền đã trở thành vấn nạn nghiêm trọng mang tính quốc tế, được cộng đồng thế giới rất quan tâm, vì nó gây ra hậu quả kinh tế, xã hội nghiêm trọng ảnh hưởng tới an ninh quốc gia và uy tín quốc tế của quốc gia, làm suy yếu nền kinh tế, cũng như cải tổ nền kinh tế. Rửa tiền không chỉ giúp cho tội phạm che giấu được nguồn gốc của những khoản tiền bất hợp pháp mà còn tạo ra cơ sở cho chúng hưởng thụ và sử dụng những đồng tiền đã được tẩy rửa để phục vụ cho những hoạt động tội phạm khác.

Các phƣơng thức, thủ đoạn rửa tiền:

- Rửa tiền qua các giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt (đổi tiền lẻ sang tiền mệnh giá lớn, đổi ngoại tệ, chuyển tiền mặt qua biên giới,…)

- Rửa tiền thông qua cơ cấu giao dịch (Structuring): chia nhỏ số tiền mặt dưới mức phải báo cáo, gửi vào các Định chế tài chính để tránh bị nghi ngờ

- Rửa tiền thông qua các giao dịch thương mại: + Sử dụng hóa đơn giả

+ Xuất hóa đơn có giá trị cao hơn hoặc thấp hơn giá trị hàng hóa dịch vụ thực tế + Vận chuyển hàng hóa có số lượng thực tế nhiều hơn hay ít hơn so với hóa đơn + Ký hợp đồng đặt mua hàng sau đó hủy hợp đồng

- Rửa tiền thông qua việc mua hàng, bạc, kim cương…

- Rửa tiền thông qua đầu tư (gửi tiết kiệm, mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, kinh doanh quầy bar, nhà hàng, khách sạn,…)

- Lập công ty ma, công ty “bình phong”, công ty “vỏ bọc” - Rửa tiền thông qua hoạt động tín dụng

- Rửa tiền thông qua ngân hàng ngầm - Rửa tiền thông qua bảo hiểm

25

- Rửa tiền thông qua các trò chơi có thưởng, sổ xố… - Rửa tiền thông qua mua các tác phẩm nghệ thuật…

Hậu quả của tội phạm rửa tiền với Ngân hàng thƣơng mại

- Rủi ro danh tiếng/quan hệ đại lý - Rủi ro tuân thủ và pháp lý - Rủi ro tín dụng

- Rủi ro thanh khoản

- Rủi ro sinh lời và trả nợ…

Tình hình triển khai công tác ML tại Việt Nam

- Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức, diễn đàn công ươc quốc tế và AML:

+ Tháng 5/2017, gia nhập Tổ chức Châu Á Thái Bình Dường về Phòng chống rửa tiền (APG)

+ Hiệp ước quốc tế về ngăn chặn tài trợ khủng bố

- Cuối năm 2013, Việt Nam mới ra khỏi danh sách đen của FATF

Cơ sở pháp lý về Phòng chống rửa tiền ở Việt Nam:

- Luật PCRT số 07/2012/QH3 ngày 18/6/2012

- Nghị định 116/2013 ngày 4/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng chống rửa tiền và các biện pháp phòng, chống rửa tiền, thu thập xử lý và chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong phòng, chống rửa tiền và hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền. - Thông tư 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền.

- Thông tư 31/2014/TT-NHNN ngày 11/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền.

26

1.2.2.2. Tài trợ khủng bố

- Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) định nghĩa tài trợ khủng bố là “sự hỗ trợ tài chính dưới bất kỳ hình thức nào cho khủng bố hoặc cho những kẻ khuyến khích, lập kế hoạch hoặc tham gia thực hiện hành vi khủng bố.”

- Luật Phòng chống khủng bố số: 28/2013/QH13: “Tài trợ khủng bố là hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố”

Cơ sở pháp lý về Phòng chống khủng bố ở Việt Nam:

- Luật Phòng chống Khủng bố số 28/2013/QH13 ngày 12/6/2013

- Nghị định số 122/2013/NĐ-cp ngày 11/10/2013 quy định về tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.

- Vậy, hoạt động rửa tiền và tài trợ cho khủng bố có mối quan hệ như thế nào? - Theo phân tích của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì rửa tiền và tài trợ cho khủng bố thường thể hiện những đặc tính giao dịch giống nhau, đó là phần lớn phải được thực hiện bằng thủ đoạn che đậy.

- Những kẻ rửa tiền, gửi tiền bất hợp pháp qua các kênh hợp pháp để che giấu nguồn gốc phạm tội của chúng, còn những kẻ tài t ợ cho khủng bố thì chuyển tiền với nguồn gốc có thể là hợp pháp hoặc bất hợp pháp theo cách để che đậy nguồn gốc và mục đích sử dụng cuối cùng của số tiền này – đó là hỗ trợ cho khủng bố.

- Các khoản tiền được sử dụng để hỗ trợ cho khủng bố có thể bắt nguồn từ các nguồn hợp pháp, các hoạt động tội phạm, hoặc từ cả hai. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là sự che đậy nguồn gốc tiền dùng để tài trợ cho khủng bố, bất kể nguồn gốc của tiền là chính đáng hay phi pháp. Nếu nguồn gốc có thể được che đậy thì nó vẫn có thể được dùng vào các hoạt động tài trợ cho khủng bố trong tương lai.

- Tương tự, điều quan trọng đối với mọi kẻ khủng bố là che đậy được mục đích sử dụng các quỹ để hoạt động tài trợ không bị phát giác. Vì những lý do như vậy, FATF đã đề nghị rằng mỗi nước cần hình sự hóa hành vi tài trợ cho khủng bố, hành vi

27

khủng bố, các tổ chức khủng bố và quy định rõ những hành vi phạm tội nào cấu thành tội rửa tiền.

- Và chính tổ chức FATF đã tuyên bố rằng 9 khuyến nghị đặc biệt kết hợp với 40 khuyến nghị về chống rửa tiền tạo thành một khuôn khổ cơ bản cho việc ngăn ngừa, phát hiện và chống cả rửa tiền lẫn tài trợ cho khủng bố.

- Theo đó, những nỗ lực chống tài trợ cho khủng bố cũng đòi hỏi các nước phải xem xét mở rộng phạm vi của khuôn khổ AML để đưa vào đó cả những tổ chức phi lợi nhuận, đặc biệt là những tổ chức từ thiện, nhằm bảo đảm các tổ chức đó không bị sử dụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tài trợ hoặc hỗ trợ cho khủng bố.

Bảng 1.2. Danh sách các quốc gia có rủi ro cao, không hợp tác và thiếu hụt về chính sách và chiến lƣợc phòng chống rửa tiền

Danh sách các quốc gia có rủi ro cao và không hợp tác:

1. Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên

2. Iran

Danh sách các quốc gia bị thiếu hụt về chính sách và chiến lƣợc phòng chống rửa tiền:

3. Bosnia & Herzegovina 7. Uganda 4. Ethiopia 8. Vanuatu

5. Iraq 9. Yemen

6. Syria

Nguồn: Thông báo của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF)

1.2.3. Các vấn đề liên quan đến Đạo luật tuân thủ thuế đối với các tài khoản ở nƣớc ngoài của Hoa Kỳ - FATCA ở nƣớc ngoài của Hoa Kỳ - FATCA

1.2.3.1. Khái niệm FATCA

FATCA là từ viết tắt của Đạo luật tuân thủ thuế đối với các tài khoản ở nước ngoài của Hoa Kỳ - The Foreign Account Tax Compliance Act - được Chính phủ Hoa Kỳ thông qua vào năm 2010 và có hiệu lực từ ngày 30/06/2014.

28

Đạo luật nhằm tăng cường sự tuân thủ về thuế của tổ chức/ cá nhân Hoa Kỳ thông qua tài khoản đầu tư tại các tổ chức tài chính ngoài nước Mỹ. Theo đó, Hoa Kỳ yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại các nước (TCTD) phải báo cáo thông tin định kì về các tài khoản của tổ chức/cá nhân Hoa Kỳ tại các TCTD. Trong trường hợp TCTD không thực hiện các quy định của FATCA, sẽ bị khấu trừ thuế 30% đối với các khoản thu nhập phát sinh trên tài sản có nguồn gốc từ Hoa Kỳ tại TCTD này.

Quá trình toàn cầu hóa đã tạo thêm nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trên thế giới thực hiện đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình và các thị trường nước ngoài đã trở thành một kênh đầu tư quan trọng của các nhà đầu tư nói chung và các nhà đầu tư Hoa Kỳ nói riêng.

Theo quy định của Hoa Kỳ, người Mỹ (bao gồm cả thể nhân và pháp nhân) được phép duy trì tài khoản tại nước ngoài và phải phải báo cáo thông tin tài chính liên quan đến tài khoản này cho Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (“IRS”) phục vụ mục đích tính thuế của Hoa Kỳ. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ có thể thực hiện đầu tư ở nước ngoài thông qua một tổ chức nước ngoài với lý do kinh doanh hợp pháp; tuy nhiên, thực tế xảy ra tình trạng là nhiều nhà đầu tư Hoa Kỳ đã lợi dụng các tổ chức nước ngoài để che dấu nhân thân và trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế của họ tại Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ ước tính rằng tình trạng trốn thuế này đã gây thiệt hại ước tính một trăm tỷ Đô la một năm cho ngân sách của Hoa Kỳ.

Đạo luật FATCA đã được Chính phủ Hoa Kỳ ban hành vào ngày 18 tháng 3 năm 2010 nhằm mục đích ngăn chặn những đối tượng trốn thuế là người Mỹ trên toàn thế giới. Với việc ban hành FATCA, Chính phủ Hoa Kỳ hy vọng sẽ ngăn chặn được việc người Mỹ lợi dụng các tổ chức tài chính nước ngoài và, trong một số trường hợp, là các pháp nhân không phải pháp nhân Hoa Kỳ (được gọi chung là các Tổ chức Tài chính Nước ngoài (“FFI”) để trốn tránh việc đóng thuế Hoa Kỳ đối với các tài sản và thu nhập của họ ở nước ngoài.

1.2.3.2. Cách thức áp dụng và yêu cầu

Mục đích cơ bản của FATCA là thu thập thông tin về các chủ tài khoản Hoa Kỳ từ các FFI thông qua việc yêu cầu các FFI xác định, xác minh và báo cáo về các chủ

29

tài khoản này. Để thực hiện mục đích này, FATCA buộc các FFI ký kết thỏa thuận với Sở Thuế vụ Hoa Kỳ; theo đó, các FFI phải tuân thủ một chế độ báo cáo thông tin toàn diện (sau đây gọi là FFI tuân thủ). Những FFI không tuận thủ (là những FFI không ký kết thỏa thuận cung cấp thông tin với Sở Thuế vụ Hoa Kỳ) sẽ phải chịu mức thuế khấu trừ là 30% áp dụng đối với các khoản thanh toán phải khấu trừ từ Hoa Kỳ bao gồm bất cứ khoản thu nhập FDAP nào (cố định, có thể xác định được, hàng năm hay định kỳ) có nguồn gốc từ Hoa Kỳ (ví dụ cổ tức, tiền lãi, tiền hưu trí, tiền thuê, tiền bản quyền, v.v…) và bất cứ khoản thu nào từ hoạt động bán và thanh lý chứng khoán làm phát sinh giao dịch trả cổ tức hoặc tiền lãi có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Mức thuế khấu trừ tương tự cũng được áp dụng đối với các đối tượng là các chủ tài khoản ngoan cố (nghĩa là các chủ tài khoản hoặc khách hàng không tuân thủ các yêu cầu hợp lý về cung cấp thông tin của các FFI tuân thủ) với mục đích khuyến khích phối hợp thực hiện.

Với việc ban hành FATCA, nhìn chung, các FFI đều phải thực hiện soát xét các chủ tài khoản và các nhà đầu tư của mình để xác định xem tài khoản của họ có phải là “tài khoản” Hoa Kỳ không. Ngoài ra, các FFI sẽ phải đối mặt với việc lựa chọn có ký kết thỏa thuận với Sở thuế vụ Hoa Kỳ, xác định và báo cáo lên Sở Thuế vụ Hoa Kỳ các thông tin trực tiếp và gián tiếp về các chủ tài khoản Hoa Kỳ hay không, hay chịu áp mức thuế khấu trừ 30% đối với tất cả các khoản thu nhập trực tiếp hay gián tiếp từ Hoa Kỳ.

Ví dụ minh họa về cách thức thực hiện theo FATCA:

Một ngân hàng tại Việt Nam (FFI) có tài khoản NOSTRO nước ngoài tại Ngân hàng New York có tiền lãi tháng là 100.000 USD

A) Nếu ngân hàng tại Việt Nam là một FFI tuân thủ, ngân hàng New York sẽ khấu trừ 0% tiền lãi cho Ngân hàng tại Việt Nam

B) Nếu ngân hàng tại Việt Nam là một FFI không tuân thủ, ngân hàng New York sẽ khấu trừ 30% tiền lãi phải trả cho Ngân hàng tại Việt Nam

30

Sơ đồ 1.2. Cách thức thực hiện FATCA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động chuyển tiền quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch (Trang 33)