Mở rộng hệ thống ngân hàng đại lý, hỗ trợ các chi nhánh trong các hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động chuyển tiền quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch (Trang 96)

hoạt động đào tạo, xây dựng chính sách khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

Vietcombank là một ngân hàng được đánh giá có mạng lưới ngân hàng đại lý rộng và đó chính là lợi thế trong việc phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế. Tuy nhiên, để hướng đến mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính - ngân hàng, mở rộng quy mô ngân hàng ra thế giới thì Vietcombank phải tăng cường hơn nữa việc phát triển hệ thống ngân hàng đại lý. Phát triển hệ thống ngân hàng đại lý bằng cách củng cố, giữ vững quan hệ hiện tại và mở rộng các ngân hàng đại lý mới.

Khi đã có quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài, Vietcombank cần xây dựng hệ thống phân loại và chính sách quan hệ đại lý phù hợp để nâng cao uy tín quốc tế, tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện các giao dịch tại hệ thống Vietcombank, mở rộng thị trường, qua đó hỗ trợ công tác đào tạo, tận dụng kinh nghiệm quản lý kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài, đồng thời khai thác ngay hệ thống thanh toán của ngân hàng đại lý để phục vụ cho nhu cầu thanh toán của mình.

Sử dụng ngân hàng đại lý để cung cấp các dịch vụ của mình và ngược lại, yêu cầu họ sử dụng hệ thống Vietcombank để cung ứng sản phẩm của họ, qua đó mở rộng thị phần, tăng khách hàng đến giao dịch. Xem xét việc nới lỏng tiêu chuẩn đối với ngân hàng thiết lập quan hệ đại lý, bàn bạc và trao đổi với ngân hàng đại lý nước ngoài để bổ sung nội dung hợp tác hỗ trợ thực sự có hiệu quả trong thời gian tới.

Phối hợp với Bộ Thương mại, thông qua hệ thống các ngân hàng nước ngoài có quan hệ đại lý với Vietcombank để giới thiệu về hoạt động và vị trí của Vietcombank

85

đến khách hàng các nước. Thông qua đó, dần dần các ngân hàng nước ngoài chọn Vietcombank làm ngân hàng trung gian để thực hiện dịch vụ thanh toán.

Bên cạnh đó, Trụ sở chính nên phối hợp với chi nhánh tổ chức các khóa đào tạo cơ bản, đào tạo chuyên sâu về chuyển tiền quốc tế để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ chuyển tiền quốc tế tại các chi nhánh, giảm thiểu lỗi tác nghiệp xảy ra.

Trụ sở chính cũng nên đưa ra các chương trình khách hàng riêng dành cho dịch vụ chuyển tiền quốc tế, phối hợp với các chi nhánh rà soát, đánh giá lại nền khách hàng hiện có của mỗi chi nhánh đặc biệt các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, mức độ quan hệ với Vietcombank, để từ đó nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng về sản phầm, cung cấp các dịch vụ trọn gói khép kín, kết hợp bán chéo hiệu quả.

3.4.3. Tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống Vietcombank

Hiện nay hệ thống Vietcombank có 98 chi nhánh, mỗi chi nhánh được giao chỉ tiêu riêng và phải chạy đua để hoàn thành chỉ tiêu của mình. Chính vì vậy trong quá trình hoạt động, các chi nhánh thường xuyên xảy ra tình trạng lôi kéo khách hàng của nhau, gây ấn tượng không tốt cho khách hàng. Vietcombank Trụ sở chính nên có các chính sách quản lý nghiêm khắc hơn, có các chế tài nặng hơn để xử phạt các chi nhánh cạnh tranh không lành mạnh. Điều này là hoàn toàn cần thiết để giúp toàn hệ thống Vietcombank phát triển bền vững nhất.

86

KẾT LUẬN CHUNG

Dịch vụ chuyển tiền quốc tế trong những năm gần đây đang dần được các ngân hàng thương mại chú trọng phát triển vì một số đặc điểm của nó trước tiềm năng phát triển trong tương lai. Dịch vụ chuyển tiền quốc tế hứa hẹn một mức doanh thu lớn trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài lớn, có kinh nghiệm và lợi thế về công nghệ, nhân sự đang tích cực hoạt động tại thị trường Việt Nam sẽ gia tăng áp lực cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng. Đây là thách thức và cũng là áp lực để các NHTM nội nỗ lực hơn nhằm mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng phục vụ,… để tiến tới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Trên cơ sở đó, luận văn nghiên cứu đề tài này và tập trung giải quyết một số vấn đề như sau:

Một là, luận văn đã trình bày những cơ sở lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ

chuyển tiền quốc tế, các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế.

Hai là, luận văn đã giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch, phân tích thực trạng phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế tại Vietcombank Sở Giao Dịch dựa trên các nguồn số liệu của chi nhánh, của hệ thống Vietcombank cùng với việc phỏng vấn các đối tượng liên quan và khảo sát ý kiến khách hàng.

Ba là, từ các định hướng, chiến lược phát triển trong thời gian sắp tới của Vietcombank nói chung và chi nhánh Sở Giao Dịch nói riêng, kết hợp với những đánh giá về thực trạng phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế, luận văn đã nêu ra các giải pháp theo các nhóm tiêu chí đánh giá. Nhóm các giải pháp được đưa ra bao gồm: nhóm giải pháp phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế theo chiều rộng và nhóm giải pháp phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế theo chiều sâu. Bên cạnh đó, luận văn

87

cũng nêu lên một số kiến nghị với Vietcombank Trụ sở chính nhằm hỗ trợ các chi nhánh trong việc phát triển tốt nhất dịch vụ chuyển tiền quốc tế.

Bên cạnh những đóng góp kể trên, luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế:

- Luận văn thực hiện một số cuộc phỏng vấn chỉ tại Vietcombank chi nhánh Sở Giao Dịch nên có thể làm cho tính đại diện của kết quả nghiên cứu chưa mang tính tổng quát cao.

- Có thể còn có một số tiêu chí khác đánh giá sự phát triển của dịch vụ chuyển tiền quốc tế mà luận văn còn thiếu sót.

- Các mô hình nghiên cứu định lượng chưa được áp dụng.

Từ những điểm hạn chế trên, có thể gợi ý cho một số nghiên cứu tương tự tiếp theo. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu rút ra, luận văn có thể được tiến hành với số lượng mẫu lớn hơn, thực hiện các bước phân tích sâu hơn, đa chiều và chặt chẽ hơn. Đồng thời, có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu ra nhiều chi nhánh và ngân hàng khác. Bên cạnh đó, thực hiện nghiên cứu sử dụng các mô hình phân tích định lượng cũng là một hướng nghiên cứu đáng được xem xét.

88

TÀI LIỆU TH M KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Thị Mai Anh, 2012. Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân

hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Bến Thủy. Luậnvăn

Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

2. Nguyễn Thị Hồng Duyên, 2012. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt độngthanh

toán quốc tế tại Agribank Hải Dương. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế,

Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Trương Thanh Hồng, 2013. Thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ

phần Phương Đông. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ

Chí Minh.

4. Lê Thị Thu Minh, 2011. Một số giải pháp triển khai hoạt động thanh toán quốc

tế tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ.Trường Đại học Kinhtế,

Đại học Quốc gia Hà Nội

5. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, 2015, “Quy định về thực hiện quản lý ngoại hối đối với giao dịch thanh toán, chuyển tiền trong hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1194/QĐ- VCB.TH&CĐKT ngày 5/10/2015”

6. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, 2016, “Tài liệu đào tạo về tuân thủ FATCA, phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của Phòng Thông tin tín dụng và Phòng chống rửa tiền”

7. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, 2013-2016, “Báo cáo Thanh toán quốc tế các năm của Phòng Dịch vụ khách hàng tổ chức – Vietcombank chi nhánh Sở Giao Dịch”

8. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, 2016, “Báo cáo Khảo sát ý kiến khách hàng năm 2016 của Phòng Tổng hợp – Vietcombank chi nhánh Sở Giao Dịch.”

89

9. Trần Mai Phương, 2013. Các phương thức thanh toán quốc tế trên thếgiới và

Việt Nam. Tiểu luận khoa học.Trường Đại học Kinh tế quốc dân

10. Nguyễn Văn Tiến, 2013. Thanh toán quốc tế và tài trợngoại thương. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê

11. Đinh Xuân Trình, 2012, “Thanh toán quốc tế trong ngoại thương – Tài trợ thương mại quốc tế”, NXB Thống kê

WEBSITE

1. Đinh Thu Hương và Lê Thị Thu Minh, 2012. Tìm hiểu một số nội dung về

SWIFT. Trung tâm thanh toán ngân hàng Phát triển Việt Nam

(http://www.vdb.gov.vn,http://www.en.vdb.gov.vn)

2. Nguyễn Thị Hương, 2012, “Đạo luật FATCA của Mỹ: Cơn bão đang tới”, website cafef.vn, (http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/dao-luat-fatca-cua-my-con-bao- dang-toi-20120711033621747.chn)

3. Nguyễn Thị Hồng Hải, 2006. Xu hướng lựa chọn các phương thức thanh toán quốc tế và vấn đề đặt ra cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Khoahọc

và Đào tạo ngân hàng, số53, (http://kdqt.hvnh.edu.vn/nghien-cuu-khoa-hoc/san-

pham-nckh/bai-bao/xu-huong-lua-chon-cac-phuong-thuc-thanh-toan-quoc-te-va-van- de-dat-ra-cho-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-tap-chi-khoa-hoc-va-dao.html) 4. Đỗ Việt Anh Thái, 2014. Vai trò của môi trường pháp lý đối với hoạt động thanh toán quốc tế. Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 62, (http://ieit.edu.vn/vi/thu-vien-tap- chi/tap-chi-kinh-te-doi-ngoai/item/327-vai-tro-cua-moi-truong-phap-ly-doi-voi-hoat- dong-thanh-toan-quoc-te)

5. Nguyễn Văn Tiến, 2004. Hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại. Tạp chí kinh tế đối ngoại, số 3, (http://kdqt.hvnh.edu.vn/nghien-cuu-khoa-hoc/san-pham-nckh/bai-bao/he-thong-chi- tieu-phan-tich-danh-gia-hieu-qua-hoat-dong-thanh-toan-quoc-te-cua-ngan-hang- thuong-mai-tap-chi-kinh-te-doi-ngoai-so.html)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động chuyển tiền quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch (Trang 96)