Rủi ro khi ngân hàng không tuân thủ quy định về cấm vận, phòng chống rửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động chuyển tiền quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch (Trang 43)

chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và FATCA

Các rủi ro chính bao gồm: - Mất uy tín

- Giảm doanh thu

- Hiệu quả kinh doanh thấp - Trách nhiệm pháp lý

Tuân thủ là một hoạt động phức tạp nhằm ngăn chặn những xung đột lợi ích, ngăn chặn rửa tiền và trốn thuế, bao gồm các lĩnh vực pháp luật, rủi ro, tác nghiệp và thuế. Tuân thủ không chỉ là một thách thức của các tổ chức tài chính mà trở thành một vấn đề mang tính quốc gia. Hoạt động tuân thủ là tâm điểm của hợp tác, kết nối và là một chuẩn mực của một tổ chức tài chính hiện đại.

32

Biểu đồ 1.1. Mức phạt của các ngân hàng lớn trên thế giới trong những năm qua do vi phạm các quy định về tuân thủ FATCA

33

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT N M – CHI NHÁNH SỞ GI O DỊCH

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch

2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam Thƣơng Việt Nam

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng Chính phủ với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN)). Tại thời điểm đó, Vietcombank đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm, …), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các NH nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)…Ngoài ra, Vietcombank còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với NH Trung ương các nước, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.

Là NHTM nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM. Năm 2011, Vietcombank đã ký kết thành công thoả thuận hợp tác chiến lược với NH TNHH Mizuho – một thành viên của Tập đoàn tài chính Mizuho (Nhật Bản) – thông qua việc bán cho đối tác 15% vốn cổ phần, tăng vốn điều lệ của Vietcombank lên mức 23.174 tỷ đồng.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt

34

vai trò của một NH đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

Từ một NH chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một NH đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ NH hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, NH điện tử…

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật NH hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ NH, phát triển các sản phẩm, dịch vụ NH điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Không gian giao dịch công nghệ số (Digital lab) cùng các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking,.. đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng.

Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trong những NH thương mại lớn nhất Việt Nam với trên 14.000 cán bộ nhân viên, hơn 460 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Trụ sở chính tại Hà Nội, 98 chi nhánh và 368 phòng giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 1 văn phòng đại diện và 2 công ty con tại nước ngoài, 5 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.300 máy ATM và trên 69.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động NH còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.856 NH đại lý tại 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân.

Luôn hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động, Vietcombank liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là “NH tốt nhất Việt Nam”.

35

Vietcombank cũng là NH đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có mặt trong Top 500 NH hàng đầu Thế giới theo kết quả bình chọn do Tạp chí The Banker công bố.

Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank phát triển ngày một bền vững, với mục tiêu đến năm 2020 đưa Vietcombank trở thành NH số 1 tại Việt Nam, 1 trong 300 tập đoàn NH tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.

Với những thành tích đạt được trong bề dày hoạt động của mình thì dịp kỷ niệm 50 năm thành lập cũng là lúc Vietcombank vinh dự được đón nhận Huân chương độc lập hạng nhất do Đảng, Nhà nước trao tặng.

Trong giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020, Vietcombank phấn đấu trở thành một tập đoàn NH tài chính đa năng, có phạm vi hoạt động quốc tế; là một trong hai NH hàng đầu tại Việt Nam có sức ảnh hưởng trong khu vực và là một trong 300 tập đoàn NH tài chính lớn nhất thế giới vào năm 2020.

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh liên quan đến chuyển tiền quốc tế của Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch

Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu:

Mặc dù phải đối mặt với sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các NHTM khác nhưng Vietcombank Sở Giao Dịch luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cũng như thị phần trong lĩnh vực thanh toán quốc tế dựa vào thế mạnh hàng đầu trong thanh toán quốc tế và mạng lưới NH đại lý rộng khắp toàn cầu của Vietcombank. Kết quả của hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu trong những năm gần đây như sau.

Bảng 2.1. Doanh số Thanh toán quốc tế của chi nhánh Sở Giao Dịch

Đơn vị tính: Triệu USD

Doanh số TTQT 2013 2014 2015 2016 2017

Vietcombank Sở Giao Dịch 4.125 4.374 4.512 4.702 4.934 Vietcombank Khu vực Hà Nội 6.903 7.334 8.795 9.813 10.971 Toàn Hệ Thống Vietcombank 37.002 41.778 54.021 61.120 64.207 Khu vực Hà Nội 33.679 36.193 35.711 42.231 43.708

36

Nguồn: Báo cáo của Sở Giao Dịch

Bảng 2.2. Thị phần Thanh toán quốc tế của chi nhánh Sở Giao Dịch

Thị phần TTQT 2013 2014 2015 2016 2017

SGD/VCB Khu vực Hà Nội 61,45% 59,64% 51,30% 47,91% 45,23% SGD/Hệ thống VCB 11,27% 10,47% 8,35% 7,69% 7,08% SGD/Khu vực Hà Nội 12,58% 12,09% 12,63% 11,13% 10,51%

Nguồn: Báo cáo của Sở Giao Dịch

Có thể thấy rằng tuy doanh số Thanh toán quốc tế của Chi nhánh Sở Giao Dịch tăng từ năm 2014 đến 2016 nhưng với tốc độ tăng không lớn, năm 2015 là 3,15%, năm 2016 là 4,20%. Sở Giao Dịch là một trong những chi nhánh lớn nhất của hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, điều này thể hiện rõ trong thị phần hoạt động Thanh toán quốc tế đối với toàn hệ thống Vietcombank và cả khu vực Hà Nội. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh số Thanh toán quốc tế của Chi nhánh Sở Giao Dịch đối với hệ thống Vietcombank khu vực Hà Nội, toàn hệ thống Vietcombank và toàn khu vực Hà Nội đang giảm dần.

Bảng 2.3. Doanh số Thanh toán quốc tế theo sản phẩm tại chi nhánh Sở Giao Dịch

Đơn vị tính: Triệu USD

Sản phẩm 2013 2014 2015 2016 2017 Tốc độ tăng trƣởng bình quân 2013- 2017 Tỷ trọng bình quân 2013-2017

Chuyển tiền đi 1.275 1.393 1.586 1.743 1.943 11,12% 34,31% Chuyển tiền

đến 2.106 2.281 2.321 2.451 2.658 6,03% 51,06% Tài trợ thương

mại nhập khẩu 788 615 491 513 509 -9,60% 12,60%

37

Tài trợ thương

mại xuất khẩu 96 85 114 83 91 1,28% 2,03% Tổng 4.374 4.374 4.512 4.790 4.790 4,66% 100%

Nguồn: Báo cáo của Sở Giao Dịch

Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 doanh số Thanh toán quốc tế của Sở Giao Dịch giảm mạnh nguyên nhân do hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn đó bị ảnh hưởng bởi thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế. Hoạt động xuất nhập khẩu bị giảm đáng kể mặt khác Vietcombank đã phải chia sẻ thị phần với rất nhiều NH TMCP tham gia vào hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Từ năm 2013 Vietcombank đã cải tiến quy trình xử lý nghiệp vụ tài trợ thương mại theo hướng: tập trung xử lí giao dịch tài trợ thương mại cho một số chi nhánh nhỏ và vừa tại Hội sở chính thay vì xử lí phân tán như trước đây, vì vậy hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại được nâng lên, góp phần làm tăng doanh số thanh toán XNK qua Sở Giao Dịch. Số liệu trên cũng thể hiện rõ xu hướng chuyển dịch từ các sản phẩm tài trợ thương mại sang sản phẩm chuyển tiền quốc tế.

Bảng 2.4. Doanh thu phí Thanh toán quốc tế tại chi nhánh Sở Giao Dịch

Đơn vị tính: triệu VND

Doanh thu phí 2013 2014 2015 2016 2017

Tỷ trọng 2013-2017

Thư tín dụng 31.225 30.775 27.805 26.052 25.521 43,80% Chuyển tiền quốc tế 29.291 30.240 32.500 33.237 35.756 49,88% Nhờ thu 1.918 1.888 1.871 1.773 1.653 2,82% Bưu điện phí 2.020 2.100 2.275 2.088 2.818 3,50%

Nguồn: Báo cáo của Sở Giao Dịch

Xét về doanh thu phí của các sản phẩm Thanh toán quốc tê, sản phầm chuyển tiền quốc tế tại chi nhánh Sở Giao Dịch chiếm gần 50% tỷ trọng, và là sản phẩm duy nhất có xu hướng tăng doanh thu trong những năm gần đây.

38

2.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến chuyển tiền quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam

Phương thức chuyển tiền quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam tuân thủ theo các văn bản pháp lý cụ thể như:

- Nghị định số 70/2014/NĐ-CP quy định thi hành một số điều của Pháp lệnh ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối (thay thế nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006).

- Các quy định ngân hàng nhà nước ban hành riêng trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt như Thông tư 46/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt do Thống đốc ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 31/12/2014 có hiệu lực thi hành từ 01/03/2015 thay thế cho các quyết định 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/03/2002 về ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và quyết định 1092/2002/Q Đ-NHNN ngày 08/10/2002 về quy trình thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

- Nghị định 116/2013/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều luật phòng, chống rửa tiền

- Thông tư 31/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền do ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành.

Dựa trên các văn bản pháp lý trên, ngày 5/10/2015, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ban hành “Quy định về thực hiện quản lý ngoại hối đối với giao dịch thanh toán, chuyển tiền trong hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1194/QĐ-VCB.TH&CĐKT”. Văn bản này hướng dẫn cụ thể các trường hợp áp dụng trong nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế tại Vietcombank và các quy định về điều kiện và chứng từ cần thiết.

39

2.3. Thủ tục về phƣơng thức chuyển tiền quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam

2.3.1. Đối với khách hàng cá nhân

Hạn mức mua, chuyển ngoại tệ và một số quy định về mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nƣớc ngoài

- Trường hợp cá nhân là công dân Việt Nam có nhu cầu mua ngoại tệ tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của bản thân và trẻ em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ, bao gồm tiền ăn, tiền tiêu vặt, tiền đi lại ở nước ngoài:

+ Loại ngoại tệ bán cho khách hàng: đồng tiền của nước nơi khách hàng đến. Trường hợp không có loại ngoại tệ là đồng tiền của nước nơi khách hàng đến thì thực hiện bán ngoại tệ tự do chuyển đổi mà Vietcombank đang niêm yết, mua bán.

+ Hạn mức ngoại tệ bán cho khách hàng: khách hàng được quyền mua 100USD/người/ngày hoặc các loại tệ khác có giá trị tương đương trong khoảng thời gian lưu trú ở nước ngoài là 10 ngày. Hạn mức này cũng được áp dụng đối với trẻ em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ.

- Đối với mục đích đi công tác nước ngoài và đi du lịch, thăm viếng ở nước ngoài: bán ngoại tệ cho khách hàng mức tối đa 10.000 USD/tháng (hoặc ngoại tệ khác tương đương) tính theo thời hạn ở nước ngoài nếu thời hạn từ 01 tháng trở xuống. Với thời hạn trên 01 tháng, căn cứ vào các giấy tờ chứng minh nhu cầu cần thiết, hợp lý của khách hàng và tùy thuộc nguồn cung ngoại tệ để quyết định mức bán ngoại tệ hợp lý cho khách hàng.

- Đối với mục đích đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài: bán ngoại tệ cho khách hàng mức tối đa 3.000 USD/1 lần (hoặc ngoại tệ khác tương đương).

- Đối với mục đích trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài, xem xét cho mua, chuyển, mang ngoại tệ theo mức bình quân là 7.000USD/người/năm. Trường hợp đặc biệt có thể giải quyết theo mức cao hơn nếu người đề nghị xuất trình được các giấy tờ chứng minh nhu cầu vượt mức nêu trên là cần thiết, hợp lý.

- Đối với các mục đích còn lại, mức ngoại tệ giải quyết cho các nhu cầu mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài được căn cứ theo nhu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch.

40

Giao dịch cụ thể

(i) Học tập ở nước ngoài:

- Có thông báo chi phí của cơ sở đào tạo: Giấy thông báo học phí và chi phí của nhà trường hoặc cơ sở đào tạo (sau đây gọi là cơ sở đào tạo) nước ngoài gửi cho người đi học. Trường hợp thông báo không gửi đích danh cho người đi học, Công dân Việt Nam phải gửi kèm Thư chấp nhận học của cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc Giấy tờ hợp lý chứng minh đang học tập ở nước ngoài;

- Không có thông báo chi phí của cơ sở đào tạo: Bảng kê chi phí hợp lý của khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động chuyển tiền quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)