1.2.2.1. Rửa tiền
Theo Luật Phòng chống rửa tiền số 07/QH13/2012 của Việt Nam: “Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm:
24
- Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự;
- Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;
- Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.
Rửa tiền đã trở thành vấn nạn nghiêm trọng mang tính quốc tế, được cộng đồng thế giới rất quan tâm, vì nó gây ra hậu quả kinh tế, xã hội nghiêm trọng ảnh hưởng tới an ninh quốc gia và uy tín quốc tế của quốc gia, làm suy yếu nền kinh tế, cũng như cải tổ nền kinh tế. Rửa tiền không chỉ giúp cho tội phạm che giấu được nguồn gốc của những khoản tiền bất hợp pháp mà còn tạo ra cơ sở cho chúng hưởng thụ và sử dụng những đồng tiền đã được tẩy rửa để phục vụ cho những hoạt động tội phạm khác.
Các phƣơng thức, thủ đoạn rửa tiền:
- Rửa tiền qua các giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt (đổi tiền lẻ sang tiền mệnh giá lớn, đổi ngoại tệ, chuyển tiền mặt qua biên giới,…)
- Rửa tiền thông qua cơ cấu giao dịch (Structuring): chia nhỏ số tiền mặt dưới mức phải báo cáo, gửi vào các Định chế tài chính để tránh bị nghi ngờ
- Rửa tiền thông qua các giao dịch thương mại: + Sử dụng hóa đơn giả
+ Xuất hóa đơn có giá trị cao hơn hoặc thấp hơn giá trị hàng hóa dịch vụ thực tế + Vận chuyển hàng hóa có số lượng thực tế nhiều hơn hay ít hơn so với hóa đơn + Ký hợp đồng đặt mua hàng sau đó hủy hợp đồng
- Rửa tiền thông qua việc mua hàng, bạc, kim cương…
- Rửa tiền thông qua đầu tư (gửi tiết kiệm, mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, kinh doanh quầy bar, nhà hàng, khách sạn,…)
- Lập công ty ma, công ty “bình phong”, công ty “vỏ bọc” - Rửa tiền thông qua hoạt động tín dụng
- Rửa tiền thông qua ngân hàng ngầm - Rửa tiền thông qua bảo hiểm
25
- Rửa tiền thông qua các trò chơi có thưởng, sổ xố… - Rửa tiền thông qua mua các tác phẩm nghệ thuật…
Hậu quả của tội phạm rửa tiền với Ngân hàng thƣơng mại
- Rủi ro danh tiếng/quan hệ đại lý - Rủi ro tuân thủ và pháp lý - Rủi ro tín dụng
- Rủi ro thanh khoản
- Rủi ro sinh lời và trả nợ…
Tình hình triển khai công tác ML tại Việt Nam
- Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức, diễn đàn công ươc quốc tế và AML:
+ Tháng 5/2017, gia nhập Tổ chức Châu Á Thái Bình Dường về Phòng chống rửa tiền (APG)
+ Hiệp ước quốc tế về ngăn chặn tài trợ khủng bố
- Cuối năm 2013, Việt Nam mới ra khỏi danh sách đen của FATF
Cơ sở pháp lý về Phòng chống rửa tiền ở Việt Nam:
- Luật PCRT số 07/2012/QH3 ngày 18/6/2012
- Nghị định 116/2013 ngày 4/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng chống rửa tiền và các biện pháp phòng, chống rửa tiền, thu thập xử lý và chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong phòng, chống rửa tiền và hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền. - Thông tư 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền.
- Thông tư 31/2014/TT-NHNN ngày 11/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền.
26
1.2.2.2. Tài trợ khủng bố
- Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) định nghĩa tài trợ khủng bố là “sự hỗ trợ tài chính dưới bất kỳ hình thức nào cho khủng bố hoặc cho những kẻ khuyến khích, lập kế hoạch hoặc tham gia thực hiện hành vi khủng bố.”
- Luật Phòng chống khủng bố số: 28/2013/QH13: “Tài trợ khủng bố là hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố”
Cơ sở pháp lý về Phòng chống khủng bố ở Việt Nam:
- Luật Phòng chống Khủng bố số 28/2013/QH13 ngày 12/6/2013
- Nghị định số 122/2013/NĐ-cp ngày 11/10/2013 quy định về tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.
- Vậy, hoạt động rửa tiền và tài trợ cho khủng bố có mối quan hệ như thế nào? - Theo phân tích của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì rửa tiền và tài trợ cho khủng bố thường thể hiện những đặc tính giao dịch giống nhau, đó là phần lớn phải được thực hiện bằng thủ đoạn che đậy.
- Những kẻ rửa tiền, gửi tiền bất hợp pháp qua các kênh hợp pháp để che giấu nguồn gốc phạm tội của chúng, còn những kẻ tài t ợ cho khủng bố thì chuyển tiền với nguồn gốc có thể là hợp pháp hoặc bất hợp pháp theo cách để che đậy nguồn gốc và mục đích sử dụng cuối cùng của số tiền này – đó là hỗ trợ cho khủng bố.
- Các khoản tiền được sử dụng để hỗ trợ cho khủng bố có thể bắt nguồn từ các nguồn hợp pháp, các hoạt động tội phạm, hoặc từ cả hai. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là sự che đậy nguồn gốc tiền dùng để tài trợ cho khủng bố, bất kể nguồn gốc của tiền là chính đáng hay phi pháp. Nếu nguồn gốc có thể được che đậy thì nó vẫn có thể được dùng vào các hoạt động tài trợ cho khủng bố trong tương lai.
- Tương tự, điều quan trọng đối với mọi kẻ khủng bố là che đậy được mục đích sử dụng các quỹ để hoạt động tài trợ không bị phát giác. Vì những lý do như vậy, FATF đã đề nghị rằng mỗi nước cần hình sự hóa hành vi tài trợ cho khủng bố, hành vi
27
khủng bố, các tổ chức khủng bố và quy định rõ những hành vi phạm tội nào cấu thành tội rửa tiền.
- Và chính tổ chức FATF đã tuyên bố rằng 9 khuyến nghị đặc biệt kết hợp với 40 khuyến nghị về chống rửa tiền tạo thành một khuôn khổ cơ bản cho việc ngăn ngừa, phát hiện và chống cả rửa tiền lẫn tài trợ cho khủng bố.
- Theo đó, những nỗ lực chống tài trợ cho khủng bố cũng đòi hỏi các nước phải xem xét mở rộng phạm vi của khuôn khổ AML để đưa vào đó cả những tổ chức phi lợi nhuận, đặc biệt là những tổ chức từ thiện, nhằm bảo đảm các tổ chức đó không bị sử dụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tài trợ hoặc hỗ trợ cho khủng bố.
Bảng 1.2. Danh sách các quốc gia có rủi ro cao, không hợp tác và thiếu hụt về chính sách và chiến lƣợc phòng chống rửa tiền
Danh sách các quốc gia có rủi ro cao và không hợp tác:
1. Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên
2. Iran
Danh sách các quốc gia bị thiếu hụt về chính sách và chiến lƣợc phòng chống rửa tiền:
3. Bosnia & Herzegovina 7. Uganda 4. Ethiopia 8. Vanuatu
5. Iraq 9. Yemen
6. Syria
Nguồn: Thông báo của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF)