Các văn bản pháp lý liên quan đến chuyển tiền quốc tế tại Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động chuyển tiền quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch (Trang 50)

TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam

Phương thức chuyển tiền quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam tuân thủ theo các văn bản pháp lý cụ thể như:

- Nghị định số 70/2014/NĐ-CP quy định thi hành một số điều của Pháp lệnh ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối (thay thế nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006).

- Các quy định ngân hàng nhà nước ban hành riêng trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt như Thông tư 46/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt do Thống đốc ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 31/12/2014 có hiệu lực thi hành từ 01/03/2015 thay thế cho các quyết định 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/03/2002 về ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và quyết định 1092/2002/Q Đ-NHNN ngày 08/10/2002 về quy trình thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

- Nghị định 116/2013/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều luật phòng, chống rửa tiền

- Thông tư 31/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền do ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành.

Dựa trên các văn bản pháp lý trên, ngày 5/10/2015, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ban hành “Quy định về thực hiện quản lý ngoại hối đối với giao dịch thanh toán, chuyển tiền trong hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1194/QĐ-VCB.TH&CĐKT”. Văn bản này hướng dẫn cụ thể các trường hợp áp dụng trong nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế tại Vietcombank và các quy định về điều kiện và chứng từ cần thiết.

39

2.3. Thủ tục về phƣơng thức chuyển tiền quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam

2.3.1. Đối với khách hàng cá nhân

Hạn mức mua, chuyển ngoại tệ và một số quy định về mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nƣớc ngoài

- Trường hợp cá nhân là công dân Việt Nam có nhu cầu mua ngoại tệ tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của bản thân và trẻ em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ, bao gồm tiền ăn, tiền tiêu vặt, tiền đi lại ở nước ngoài:

+ Loại ngoại tệ bán cho khách hàng: đồng tiền của nước nơi khách hàng đến. Trường hợp không có loại ngoại tệ là đồng tiền của nước nơi khách hàng đến thì thực hiện bán ngoại tệ tự do chuyển đổi mà Vietcombank đang niêm yết, mua bán.

+ Hạn mức ngoại tệ bán cho khách hàng: khách hàng được quyền mua 100USD/người/ngày hoặc các loại tệ khác có giá trị tương đương trong khoảng thời gian lưu trú ở nước ngoài là 10 ngày. Hạn mức này cũng được áp dụng đối với trẻ em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ.

- Đối với mục đích đi công tác nước ngoài và đi du lịch, thăm viếng ở nước ngoài: bán ngoại tệ cho khách hàng mức tối đa 10.000 USD/tháng (hoặc ngoại tệ khác tương đương) tính theo thời hạn ở nước ngoài nếu thời hạn từ 01 tháng trở xuống. Với thời hạn trên 01 tháng, căn cứ vào các giấy tờ chứng minh nhu cầu cần thiết, hợp lý của khách hàng và tùy thuộc nguồn cung ngoại tệ để quyết định mức bán ngoại tệ hợp lý cho khách hàng.

- Đối với mục đích đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài: bán ngoại tệ cho khách hàng mức tối đa 3.000 USD/1 lần (hoặc ngoại tệ khác tương đương).

- Đối với mục đích trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài, xem xét cho mua, chuyển, mang ngoại tệ theo mức bình quân là 7.000USD/người/năm. Trường hợp đặc biệt có thể giải quyết theo mức cao hơn nếu người đề nghị xuất trình được các giấy tờ chứng minh nhu cầu vượt mức nêu trên là cần thiết, hợp lý.

- Đối với các mục đích còn lại, mức ngoại tệ giải quyết cho các nhu cầu mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài được căn cứ theo nhu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch.

40

Giao dịch cụ thể

(i) Học tập ở nước ngoài:

- Có thông báo chi phí của cơ sở đào tạo: Giấy thông báo học phí và chi phí của nhà trường hoặc cơ sở đào tạo (sau đây gọi là cơ sở đào tạo) nước ngoài gửi cho người đi học. Trường hợp thông báo không gửi đích danh cho người đi học, Công dân Việt Nam phải gửi kèm Thư chấp nhận học của cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc Giấy tờ hợp lý chứng minh đang học tập ở nước ngoài;

- Không có thông báo chi phí của cơ sở đào tạo: Bảng kê chi phí hợp lý của khách hàng, Thư chấp nhận học của cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc Giấy tờ hợp lý chứng minh đang học tập ở nước ngoài.

- Trường hợp mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài cho thân nhân học tập ở nước ngoài: ngoài những giấy tờ quy định ở trên, khách hàng xuất trình thêm Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân và giấy tờ chứng minh thân nhân đang ở nước ngoài;

(ii) Chữa bệnh ở nước ngoài:

- Giấy tiếp nhận khám, chữa bệnh của cơ sở chữa bệnh nước ngoài hoặc Giấy giới thiệu ra nước ngoài chữa bệnh của cơ sở chữa bệnh trong nước;

- Giấy thông báo chi phí hoặc dự tính chi phí (bao gồm tiền viện phí, tiền ăn ở, sinh hoạt và chi phí khác có liên quan trong quá trình chữa bệnh ở nước ngoài) của cơ sở khám chữa bệnh nước ngoài;

- Bảng kê chi phí hợp lý của khách hàng (trong trường hợp không có thông báo chi phí của cơ sở khám chữa bệnh ở nước ngoài);

- Giấy tờ hợp lý chứng minh quan hệ thân nhân (đối với trường hợp Công dân Việt Nam mua, chuyển, mang ngoại tệ cho thân nhân chữa bệnh ở nước ngoài).

(iii) Đi công tác ở nước ngoài: Bản sao Quyết định cử đi công tác. (iv) Đi du lịch, thăm viếng ở nước ngoài:

- Hộ chiếu có thị thực nhập cảnh (trường hợp đi những nước không yêu cầu thị thực nhập cảnh thì xuất trình hộ chiếu còn thời hạn);

- Vé máy bay/tàu hỏa/tàu thủy hoặc các loại phương tiện di chuyển khác hoặc giấy thông hành.

(v) Đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài: Hộ chiếu có thị thực nhập cảnh.

41

(vi) Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài (phí hội viên, phí thị thực nhập cảnh, phí xét hồ sơ, phí tuyển dụng, các loại phí, lệ phí khác):

- Giấy thông báo chi phí của nước ngoài;

- Giấy tờ hợp lý chứng minh quan hệ thân nhân (trường hợp Công dân Việt Nam mua, chuyển, mang ngoại tệ cho thân nhân).

(vii) Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài:

- Giấy tờ hợp lý chứng minh người hưởng trợ cấp đang ở nước ngoài (thị thực nhập cảnh còn thời hạn, thẻ cư trú còn hiệu lực, xác nhận lãnh sự, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại …);

- Giấy tờ hợp lý chứng minh quan hệ thân nhân.

(viii) Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài:

- Di chúc hợp pháp, thoả thuận phân chia di sản thừa kế giữa những người thừa kế hợp pháp, văn bản khai nhận di sản hoặc Bản án/Quyết định của Tòa án/Trọng tài có thẩm quyền về việc thừa kế hoặc phân chia di sản thừa kế;

- Giấy tờ hợp lý chứng minh người hưởng thừa kế đang định cư ở nước ngoài (thị thực nhập cảnh còn thời hạn, thẻ cư trú còn hiệu lực, xác nhận lãnh sự, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại …);

- Văn bản ủy quyền của người thừa kế (có công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã hoặc công chứng, chứng thực của Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài) hoặc Giấy tờ hợp lý chứng minh tư cách đại diện theo pháp luật của người xin chuyển tiền thừa kế (đối với trường hợp công dân Việt Nam đại diện cho người thừa kế ở nước ngoài mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài).

(ix) Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài:

- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép định cư (kèm theo bản dịch có xác nhận của cơ quan dịch thuật nếu cần thiết) hoặc giấy tờ hợp lý chứng minh được phép định cư ở nước ngoài;

- Bản sao hộ chiếu có thị thực nhập cảnh của người xuất cảnh định cư;

- Các giấy tờ hợp lý chứng minh thực có số tiền xin chuyển cho mục đích định cư như: Tờ khai Hải quan có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ mang về

42

Việt Nam khi nhập cảnh, Giấy báo có đối với ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về, giấy tờ chứng minh tiền gửi ở Ngân hàng, giấy tờ bán bất động sản, giấy tờ bán xe ô tô, giấy tờ bán các loại tài sản có giá trị lớn khác… (đối với trường hợp xin mua, chuyển, mang trên 50.000 USD).

2.3.2. Đối với khách hàng tổ chức

(i) Mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa (bao gồm cả chi phí phát sinh liên quan đến nhập khẩu hàng hóa):

- Hợp đồng nhập khẩu hàng hoá;

- Hoá đơn đòi tiền theo hợp đồng (bao gồm cả Hóa đơn đối với các chi phí phát sinh liên quan đến nhập khẩu hàng hoá);

- Giấy phép nhập khẩu hoặc hạn ngạch đối với hàng hoá quy định phải có giấy phép hay hạn ngạch;

- Vận đơn hoặc chứng từ vận tải khác;

- Tờ khai Hải quan có dấu xác nhận của Hải quan (xác nhận của hải quan giám sát và/hoặc xác nhận giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/chuyển cửa khẩu và/hoặc xác nhận thông quan) hoặc biên lai của công ty chuyển phát nhanh, giấy báo nhận hàng của bưu điện hoặc giấy tờ khác chứng minh việc giao hàng;

- Bộ chứng từ nhờ thu (đối với phương thức thanh toán nhờ thu qua VCB).

Lưu ý:

Trường hợp thanh toán ứng trƣớc một phần hoặc toàn bộ trị giá hợp đồng, khách hàng phải xuất trình tối thiểu những giấy tờ sau:

- Hợp đồng nhập khẩu hàng hoá, trong đó quy định rõ về điều khoản phải thanh toán ứng trước;

- Giấy phép nhập khẩu hoặc hạn ngạch đối với hàng hoá quy định phải có giấy phép hạn ngạch;

- Cam kết của đơn vị nhập khẩu về việc sử dụng ngoại tệ đúng mục đích và xuất trình bổ sung các giấy tờ còn thiếu ngay sau khi hoàn tất giao dịch và chịu mọi trách nhiệm về những khiếu nại liên quan đến hoặc phát sinh từ việc tổ chức không xuất trình hoặc chậm xuất trình giấy tờ. (Chi nhánh có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc khách hàng xuất trình bổ sung giấy tờ theo cam kết).

43

Trường hợp thanh toán sau giao hàng và trƣớc khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu, khách hàng phải xuất trình tối thiểu những giấy tờ sau:

- Hợp đồng nhập khẩu hàng hoá, trong đó quy định rõ về điều khoản phải thanh toán sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng;

- Giấy phép nhập khẩu hoặc hạn ngạch đối với hàng hoá quy định phải có giấy phép hạn ngạch;

- Hoá đơn đòi tiền theo hợp đồng;

- Cam kết của đơn vị nhập khẩu về việc sử dụng ngoại tệ đúng mục đích và xuất trình bổ sung các giấy tờ còn thiếu ngay sau khi hoàn tất giao dịch và chịu mọi trách nhiệm về những khiếu nại liên quan đến hoặc phát sinh từ việc tổ chức không xuất trình hoặc chậm xuất trình giấy tờ.

Thanh toán trong trường hợp chuyển khẩu: - Hợp đồng nhập khẩu;

- Hợp đồng xuất khẩu;

- Giấy phép của Bộ Công thương (đối với hàng hóa có chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam và thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép);

- Hoá đơn đòi tiền theo hợp đồng nhập khẩu (bao gồm cả Hóa đơn đối với các chi phí phát sinh liên quan đến nhập khẩu hàng hoá);

- Bản sao vận đơn hoặc chứng từ vận tải khác;

- Bộ chứng từ nhờ thu (đối với phương thức thanh toán nhờ thu qua VCB).

(ii)Mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để thanh toán tiền nhập khẩu dịch vụ (bao gồm cả chi phí phát sinh liên quan đến nhập khẩu dịch vụ):

- Hợp đồng nhập khẩu dịch vụ;

- Hoá đơn đòi tiền theo hợp đồng (bao gồm cả Hóa đơn đối với các chi phí phát sinh liên quan đến nhập khẩu dịch vụ);

- Giấy phép thực hiện dịch vụ (nếu có);

- Các chứng từ chứng minh hợp đồng dịch vụ đã thực hiện.

44

(iii) Mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để thanh toán tiền bồi thường, giảm giá hàng hóa và các chi phí hợp lý phát sinh liên quan đến xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ:

- Hợp đồng xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ (hoặc Hợp đồng nhập khẩu và Hợp đồng xuất khẩu trong trường hợp chuyển khẩu);

- Biên bản và giấy tờ có liên quan đến giải quyết tranh chấp khiếu nại giữa các bên hoặc Bản án/Quyết định của Trọng tài/ Toà án, trong đó xác định rõ số tiền bồi thường phải hoàn trả (đối với trường hợp thanh toán tiền bồi thường);

- Thỏa thuận giữa các bên về việc giảm giá hàng hóa và các chi phí khác phát sinh liên quan đến xuất khẩu hàng hóa (đối với các trường hợp còn lại);

- Các chứng từ khác có liên quan (nếu có).

(iv) Mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để thanh toán các khoản chi phí liên quan đến các hợp đồng chuyển giao công nghệ với nước ngoài:

- Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập hoặc hợp đồng khác có chứa nội dung chuyển giao công nghệ;

- Giấy phép chuyển giao công nghệ hoặc văn bản chấp thuận chuyển giao công nghệ của cơ quan có thẩm quyền đối với công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo từng thời kỳ;

- Hoá đơn đòi tiền theo hợp đồng (bao gồm cả Hóa đơn đối với các chi phí phát sinh liên quan đến chuyển giao công nghệ).

(v)Mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để thanh toán các khoản chi phí liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu, bản quyền: Thông báo của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ trong đó xác định rõ mức phí và cơ quan thu phí đăng ký nhãn hiệu, bản quyền.

(vi) Mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài:

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài cấp bởi cơ quan nước ngoài có thẩm quyền;

- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về việc doanh nghiệp đã thông báo thành lập văn phòng đại điện, chi nhánh ở nước ngoài hoặc Giấy chứng

45

nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư đã sửa đổi nội dung liên quan đến văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp;

- Văn bản chấp thuận thành lập văn phòng đại điện, chi nhánh ở nước ngoài của Bộ, cơ quan quản lý ngành ở Trung ương hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ quản (đối với trường hợp doanh nghiệp nhà nước).

(vii) Mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để thanh toán tiền đặt cọc đấu thầu ở nước ngoài: Thư mời thầu xác định rõ số tiền đặt cọc, tổ chức nhận tiền đặt cọc.

(viii)Mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để thanh toán cho các tổ chức quốc tế tiền hội viên, các khoản phí đăng ký cho các cuộc họp, hội nghị, hội thảo quốc tế ở nước ngoài: Thông báo phí hội viên, phí đăng ký tham dự cuộc họp, hội nghị, hội thảo… của đơn vị tổ chức nước ngoài.

(ix) Mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ hoặc các mục đích chuyển tiền một chiều khác theo quy định của NHNN:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động chuyển tiền quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch (Trang 50)