Hoàn thiện hành ang pháp ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG THƢƠNG mại cổ PHẦN bắc á (Trang 110 - 112)

g ươ cổ Bắ cÁ

3.4.2.2. Hoàn thiện hành ang pháp ý

Trong thời gian qua, NHNN đã có những dấu hiệu tích cực trong việc tạo hành lang pháp lý đối với công tác quản lý thanh khoản của các NHTM. Có thể nói, những quy định về quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM là nhóm quy định thường xuyên được cập nhật, thay đổi trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam. Văn bản hiện hành điều chỉnh đối với hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản của NHTM có thể kể tới: Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, Thông tư số 36/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 20/11/2014 quy định

các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư số 06/2016/TT-NHNN, 19/2017/TT-NHNN, 16/2018/TT-NHNN, 41/2016/TT-NHNN. Những quy định tại các văn bản này mặc dù còn có những khoảng cách nhất định so với thông lệ quốc tế, song đã phần nào đáp ứng được yêu cầu giám sát, quản lý của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và mục tiêu an toàn hoạt động của hệ thống NHTM. Một cách khái quát, pháp luật về quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam bao gồm những nội dung cơ bản như sau:

- Quy định về việc ban hành Quy định nội bộ để quản lý thanh khoản của các NHTM.

- Quy định về các chỉ tiêu thanh khoản mà NHTM phải tuân thủ.

- Quy định về các giải pháp hỗ trợ, giám sát thanh khoản của NHNN đối với các NHTM.

- Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại bất cập trong việc triển khai thực hiện quyết định này do vậy NHNN cần tiếp tục hoàn thiện quy định để vừa phù hợp với thông lệ quốc tế vừa phù hợp với đặc điểm hoạt động của các NHTM Việt Nam.

- Quy định về chỉ tiêu thanh khoản do NHNN ban hành chỉ mang ý nghĩa giải quyết nhu cầu ngắn hạn, còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế.

- Pháp luật mới chỉ quy định tới quản trị rủi ro thanh khoản của từng NHTM mà chưa có quy định điều chỉnh tới quản trị rủi ro thanh khoản của toàn bộ hệ thống ngân hàng.

- Cơ chế giám sát ngân hàng còn nhiều bất cập. Cụ thể, hành lang pháp lý đối với hoạt động giám sát ngân hàng hiện nay ở Việt Nam chưa đảm bảo được tính độc lập cần thiết cho cơ quan này, bởi lẽ, cơ quan này cùng lúc chịu sự quản lý của nhiều cơ quan khác nhau và chịu chi phối của nhiều luật.

Do đó, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát quản lý thanh khoản của NHTM, cần tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức, thanh tra, giám

sát ngân hàng theo hướng nâng cao tính tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương và tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý, giám sát có liên quan ở trong nước và quốc tế. Thêm vào đó, NHNN cần: xây dựng hệ thống “Giám sát an toàn vĩ mô” nhằm cung cấp tất cả các thông tin cụ thể về một NHTM trong hệ thống, từ các thông tin tổng hợp nhất như: bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính… đến những thông tin về khách hàng đã thu thập được; tổng hợp chi tiết, cung cấp cho cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng các vấn đề khác nhau về NHTM đó.

Đồng thời, NHNN cũng cần xây dựng hệ thống đảm bảo an ninh tiền tệ ngân hàng bao gồm: hệ thống cảnh báo sớm nhằm ngăn chặn và xử lý khủng hoảng ngân hàng; phát triển hệ thống giám sát từ xa đối với các NHTM; xây dựng hệ thống thông tin, báo cáo chuẩn mực; tăng cường hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng và Bảo hiểm tiền gửi… Hệ thống này sẽ giúp NHNN giám sát hoạt động kinh doanh của các NHTM và đưa ra những cảnh báo sớm một cách đúng đắn và kịp thời cho các ngân hàng trong công tác phòng ngừa rủi ro nói chung và rủi ro thanh khoản nói riêng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG THƢƠNG mại cổ PHẦN bắc á (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)