Nhân tố chủ quan n từ chính ngân hàng thương mại cổ phần Bắ cÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG THƢƠNG mại cổ PHẦN bắc á (Trang 62)

g ươ cổ Bắ cÁ

2.2.3.2. Nhân tố chủ quan n từ chính ngân hàng thương mại cổ phần Bắ cÁ

Thứ nhất, thực tế, các NH rất khó thuyết phục khách hàng để có thể huy động phù hợp với chương trình quản lý TSN-TSC của NH. Cũng như những NH khác, NH TMCP Bắc Á thường gặp khó khăn trong công tác huy động nguồn vốn trung và dài hạn do xu hướng gửi tiền của KH. Do lượng huy động ngắn hạn tăng, vốn dài hạn giảm nên NH TMCP Bắc Á sẽ gặp khó khăn trong công tác điều chỉnh vốn để cho vay. Nếu không chú trọng và cho vay các khoản vay dài hạn thì sẽ rất dễ dẫn đến thâm hụt thanh khoản.

Một điều đáng lưu ý là theo lộ trình được đặt ra trong Thông tư 19/2017/TT- NHNN sửa đổi Thông tư 36 của NHNN, trong năm 2018, tỷ lệ tối đa sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của NHTM giảm xuống còn 45% và 40% từ năm 2019. Đây là một thách thức đối với NH TMCP Bắc Á nói riêng và các NHTM nói chung trong việc cân đối lại nguồn vốn huy động và cho vay các kỳ hạn bởi lẽ xu hướng các NH vẫn là chạy theo sự chuyển hóa kỳ hạn để hưởng chênh lệch lãi ròng cao mà bỏ qua sự cân nhắc tới yếu tố RRTK.

Thứ hai, tốc độ tăng trưởng tín dụng của NH TMCP Bắc Á trong những năm vừa qua khá nhanh trong khi đó tốc độ tăng trưởng huy động vốn chưa thực sự tương xứng.

Bảng 2.3: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng và huy động vốn NH TMCP Bắc Á giai đoạn 2016-2018 Chỉ tiêu Tăng trƣởng 2016/2015 Tăng trƣởng 2017/2016 Tăng trƣởng 2018/2017 Tốc độ tăng trưởng tín dụng 15,20% 15,35% 15,30% Tốc độ tăng trưởng huy động vốn 19,86% 22,19% 14,76%

Ngu n: Tài iệu họp Đại hội ng cổ ông NH TMCP Bắc Á 2016-2018)

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy những năm vừa qua NH TMCP Bắc Á rất chú trọng tăng trưởng huy động vốn để hạn chế việc huy động trên thị trường liên ngân hàng để bù đắp thanh khoản. Tỷ lệ HĐV thị trường 1 tại NH TMCP Bắc Á luôn duy trì trên 80% so với tổng nguồn vốn huy động là mức cao so với bình quân hệ thống. Tuy nhiên, trong trường hợp NHNN thực hiện thắt chặt tiền tệ, vốn vay

liên ngân hàng bị rút về vẫn có thể sẽ đẩy NH TMCP Bắc Á vào trạng thái rủi ro thanh khoản.

Thứ a, NH TMCP Bắc Á chủ yếu tập trung mở rộng quy mô tín dụng nên tỷ trọng đầu tư vào giấy tờ có giá trên tổng tài sản của NH TMCP Bắc Á nhìn chung là không cao.

Bảng 2.4: Tỷ trọng đầu tƣ vào chứng khoán đầu tƣ/chứng khoán kinh doanh NH TMCP Bắc Á 2016-2018 Đơn v : Tỷ ng 2016 2017 2018 Chứng khoán đầu tư/kinh doanh 17.526 19.542 18.085 Tổng tài sản 75.938 91.782 91.782 Tỷ trọng 23,08% 21,29% 18,64%

Ngu n: Báo cáo tài chính NH TMCP Bắc Á 2016-2018)

Tỷ trọng đầu tư vào Chứng khoán đầu tư/kinh doanh của NH TMCP Bắc Á chưa thực sự cao, giảm dần từ 23,08%-18,64% trong giai đoạn 2016-2018. Trong khi đó, Chứng khoán đầu tư/kinh doanh là công cụ hữu hiệu để NH tham gia vào nghiệp vụ thị trường mở, đảm bảo thanh khoản cho NH, tránh việc chạy đua lãi suất, bảo vệ lợi nhuận của NH, đồng thời dễ dàng mua bán trên thị trường. Trong điều kiện NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, số lượng đầu tư vào Chứng khoán đầu tư/kinh doanh thấp sẽ làm hạn chế việc nhận vốn trực tiếp từ NHNN qua nghiệp vụ thị trường mở mà phải thông qua ít nhất một NH khác làm cho chi phí huy động vốn cao đồng thời tăng nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản.

Như vậy, có thể thấy NH TMCP Bắc Á đối diện với một số nguy cơ dẫn đến rủi ro thanh khoản như sự chưa tương xứng giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động, chênh lệch kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay cũng như tỷ trọng đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao như Chứng khoán đầu tư/kinh doanh còn chưa cao. Các vấn đề này cần được các nhà quản trị NH TMCP Bắc Á xem xét và điều chỉnh để NH tránh việc phải đối mặt với các rủi ro thanh khoản trong tương lai.

2.2.4. Th c tr ng cô g c đ g ho động qu n trị r i ro thanh kho n c a g g ươ g i cổ ph n Bắc Á

2.2.4.1. Nhận diện rủi ro thanh khoản

Dấu hiệu nhận diện rủi ro thanh khoản rất đa dạng, bao gồm cả các dấu hiệu định tính và dấu hiệu định lượng, các dấu hiệu nội tại của Ngân hàng và các dấu hiệu bên ngoài Ngân hàng. Theo đó, Đơn vị kinh doanh và các Khối liên quan tại Trụ sở chính có thể tham khảo bảng dấu hiệu nhận diện rủi ro thanh khoản để nhận diện rủi ro thanh khoản trong hoạt động hàng ngày và/trong quá trình phối hợp với Khối QLRR thực hiện các khảo sát, đánh giá, phân tích về rủi ro thanh khoản của hệ thống. Khối QLRR sử dụng bộ dấu hiệu này (bao gồm nhưng không giới hạn) để thực hiện các khảo sát định kỳ (tối thiểu định kỳ hàng tháng) về rủi ro thanh khoản. Khi phát hiện các dấu hiệu rủi ro thanh khoản, đơn vị phát hiện cần thực hiện đánh giá, đo lường, báo cáo về rủi ro thanh khoản theo đúng phạm vi chức năng, thẩm quyền được quy định. Định kỳ tối thiểu hàng năm, Khối QLRR rà soát lại bảng dấu hiệu nhận diện rủi ro thanh khoản đảm bảo cơ sở dữ liệu nhằm nâng cao khả năng nhận diện rủi ro thanh khoản cho Ngân hàng.

Dấu hiệu nhận diện rủi ro thanh khoản có thể đến từ bên trong hoặc bên ngoài NH:

Dấu hiệu từ bên ngoài ngân hàng

- Biến động của các sự kiện kinh tế vĩ mô, của ngành ngân hàng tác động trực tiếp đến NH TMCP Bắc Á

- Tình trạng khó khăn, rủi ro của một số ngân hàng, định chế tài chính trong nước có quan hệ với NH TMCP Bắc Á

- Xảy ra rủi ro danh tiếng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của NH TMCP Bắc Á

- NHNN thực hiện cung tiền hoặc hút tiền với khối lượng bất thường thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Tỷ lệ trúng thầu thị trường mở thấp; số lượng trái

phiếu trúng thầu thị trường mở trên tổng lượng trái phiếu đem ra đặt đầu toàn thị trường đạt tỷ lệ thấp;

- Lãi suất ngắn hạn thị trường liên ngân hàng tăng đặc biệt là các món có kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống;

- Ngân hàng bị phá sản/ đưa vào tình trạng kiểm soát đặc biệt: có thông tin chính thức từ các cơ quản chức năng hoặc thông chính thức trên báo chí và các nguồn khác

- Các ngân hàng quốc doanh lớn thường xuyên cung ứng nguồn ra thị trường có dấu hiệu ngưng cung ứng nguồn ra thị trường;

- Những thông tin bất lợi cho Ngân hàng xuất hiện trên thị trường;

- Những thay đổi lớn trong chính sách tiền tệ, tài khóa của quốc gia mang tính bất lợi với hoạt động Ngân hàng;

- Chỉ số niềm tin của nền kinh tế với hệ thống Ngân hàng suy giảm/có thay đổi (không ưa thích gửi tiền ngân hàng, chuyển dịch kênh đầu tư,…)

- Các định chế tài chính yêu cầu có tài sản bảo đảm mới cấp tín dụng

- Các TCTD mà Ngân hàng hiện có giá trị các hợp đồng Gửi tiền/Cho vay lớn (đặc biệt là các hợp đồng tín chấp) gặp khó khăn thanh khoản/có các thông tin bất lợi

- Sự suy giảm/khủng hoảng về kinh tế, tài chính trên thế giới, khu vực quốc gia.

Dấu hiệu từ bên trong Ngân hàng

Nguồn vốn huy động

- Giảm hạn mức vay/khó khăn huy động vốn trên thị trường (thị trường 1 và thị trường 2), không thể tiếp cận các nguồn huy động vốn mới;

- Khách hàng rút tiền gửi ồ ạt. Tiền gửi có kỳ hạn bị rút ra liên tục trong 7 ngày làm việc, bình quân giảm 5% tổng huy động tiền gửi có kỳ hạn so với ngày hôm trước;

- Tiền gửi không kỳ hạn bị rút ra liên tục trong 7 ngày làm việc, bình quân giảm 15% tổng huy động tiền gửi không kỳ hạn so với ngày hôm trước;

Cho vay

- Tăng trưởng tín dụng/đầu tư nhanh hơn vốn huy động

- Cho vay tập trung vào một số khách hàng hoặc nhóm khách hàng

- Chất lượng tín dụng bị sụt giảm, nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng hoặc nhiều khoản cơ cấu lại nợ

Đầu tƣ

- Chất lượng danh mục đầu tư giảm sút (bị lỗ, giảm lãi, không thu hồi được khoản đầu tư)

- Các khoản đầu tư có thời hạn dài nhưng được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn ngắn hạn

- Đối tác gặp khó khăn về tài chính/tuyên bố phá sản

Cơ cấu tài sản nợ, tài sản có trên bảng cân đối kế toán

- Sự tập trung hóa cao trong danh mục Tài sản Có và/hoặc Tài sản Nợ vào một (số) kỳ hạn;

- Sự tăng trưởng nhanh chóng của tổng tài sản được tài sản được tài trợ bởi tiền gửi lớn không ổn định/biến động;

- Mất cân đối nghiêm trọng về thời gian đáo hạn của Tài sản nợ và Tài sản có; - Các khoản mục ngoại bảng tăng cao và có độ nhạy cảm cao, xuất hiện những nghĩa vụ thanh toán bất thường;

- Kết quả kinh doanh: Sự sụt giảm mạnh của lợi nhuận thực hiện.

Trong giai đoạn gần đây, dựa vào bảng dấu hiệu này mà NH TMCP Bắc Á đã nhận biết được các nguy cơ dẫn đến rủi ro thanh khoản ví dụ như:

- Tình trạng khó khăn, rủi ro do sai phạm tại Oceanbank khiến NH này thiệt hại gần 2,000 tỷ đồng. Ngoài ra, tính đến ngày 31/03/2014, Oceanbank có vốn điều lệ

4,000 tỷ đồng nhưng lợi nhuận trước thuế lỗ hơn 10,000 tỷ đồng. Nợ xấu lên tới gần 15,000 tỷ đồng, chiếm khoảng 50% tổng dư nợ toàn hệ thống. Đứng trước bối cảnh đó, NH TMCP Bắc Á và các NH khác trong hệ thống triển khai rà soát thẩm định và dừng cấp hạn mức liên ngân hàng cho Oceanbank cũng như rút vốn trước hạn nếu có thể. Điều này đã giúp hạn chế rủi ro về thanh khoản cho NH TMCP Bắc Á nói riêng và toàn hệ thống nói chung.

- Đầu năm 2015, trong giai đoạn trước và sau Tết Nguyên Đán, nhu cầu rút tiền của khách hàng rất nhiều tuy nhiên vào thời điểm đó, NHNN không hỗ trợ OMO làm cho tình hình thanh khoản rất căng thẳng, lãi suất thị trường liên ngân hàng tăng lên đến 5-6% ở tất cả các kỳ hạn đặc biệt là các kỳ hạn ngắn.

Có thể nói công tác nhận biết dấu hiệu rủi ro thanh khoản là rất quan trọng. NH TMCP Bắc Á đã đặt ra được các dấu hiệu cảnh báo khá đầy đủ và rõ ràng, từ đó làm kim chỉ nam cho việc nhận dạng nguy cơ dẫn đến rủi ro thanh khoản và có các động thái phù hợp để phòng tránh rủi ro thanh khoản, đảm bảo an toàn cho hoạt động NH TMCP Bắc Á nói riêng và các NH khác nói chung.

2.2.4.2. Đo ư ng rủi ro thanh khoản

Sau khi nhận diện rủi ro thanh khoản ngân hàng sẽ gặp phải qua các dấu hiệu trên đây, nhà quản trị rủi ro thanh khoản tiến hành đo lường rủi ro thanh khoản để xem xét mức độ nghiêm trọng mà rủi ro thanh khoản có thể tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Việc thực hiện đo lường rủi ro thanh khoản được tiến hành thông qua các phương pháp sau:

Phƣơng pháp thang đáo hạn:

NH TMCP Bắc Á áp dụng phương pháp thang đáo hạn trong báo cáo dòng tiền cộng dồn tối đa (MCO: Maximum Cumulative Outflow).

Báo cáo MCO thể hiện dòng vốn ra cộng dồn tối đa. MCO đo lường trạng thái mất cân đối về kỳ hạn của các dòng vốn hay đo lường nhu cầu vốn khả dụng cần

thiết cho từng kỳ hạn cụ thể. MCO được đo lường trong các trường hợp hoạt động kinh doanh bình thường và khi có khủng hoảng xảy ra.

Để tính được trạng thái mất cân đối cộng dồn, từng hạng mục tài sản và vốn nợ được đưa vào báo cáo MCO theo thời gian đáo hạn thực. Giá trị cộng dồn là khoản chênh lệch giữa tài sản nợ và tài sản có, thể hiện khoản vốn khả dụng cần thiết để loại trừ trạng thái mất cân đối kỳ hạn. Dòng vốn ra thể hiện rủi ro thanh khoản nếu ngân hàng không có khả năng đáp ứng vốn khi đến hạn.Vì vậy, dòng vốn ra cần được giám sát và đặt hạn mức.

Hạn mức phải được tuyệt đối tuân thủ trong mọi trường hợp. Trong trường hợp đặc biệt muốn vượt hạn mức, cần phải có phê duyệt của Hội đồng ALCO trước khi thực hiện. Nếu phát hiện ra có sự vi phạm hạn mức, cần có sự giải trình rõ ràng về nguyên nhân và cách thức điều chỉnh để đưa hoạt động trở lại nằm trong hạn mức.

Hiện tại NH TMCP Bắc Á áp dụng hai mẫu báo cáo để phục vụ cho công việc này.

Báo cáo GAP của NH TMCP Bắc Á cho thấy các dòng tiền vào (tài sản có) và dòng tiền ra (tài sản nợ) được sắp xếp theo các thang kỳ hạn từ 1 ngày cho đến trên 5 năm. Từ đó NH tính toán được mức chệnh lệch luồng tiền ra và luồng tiền vào trong mỗi thời kỳ, mức chênh lệch này phản ánh nhu cầu thanh khoản của NH tại thời kỳ đó.

Bảng 2.5: Báo cáo GAP tóm tắt NH TMCP Bắc Á 2018

Đơn v : Tỷ ng

Gap VND 1-7 ngày 7 ngày - 1

tháng

1-3 tháng

Tiền gửi và cho vay tại các TCTD

khác 300

Cho vay khách hàng 73

1 Tổng tài sản có 9.339 32 373

Tiền gửi và vay từ các TCTD khác 550 Huy động vốn từ khách hàng 1.163 Các công cụ tài chính phái sinh và các

khoản nợ tài chính khác 336

2 Tổng tài sản nợ 26.764 1.897 2.048

3 Chênh lệch ngoại bảng 442 736 -

Dòng tiền ra từng kỳ hạn VND

trƣớc điều chỉnh (1-2+3) (17.003) (1.130) (1.675)

Dòng tiền lũy kế tối đa VND trước

điều chỉnh (17.003) (18.132) (19.807)

Dòng tiền từng kỳ hạn nếu trừ tiền mặt và hỗ trợ thanh khoản (Dòng tiền sử dụng)

(532) 13 (886)

Dòng tiền lũy kế nếu trừ tiền mặt và hỗ trợ thanh khoản (Dòng tiền sử dụng)

(532) (519) (1.405)

Ngu n: Trích Mẫu áo cáo nội ộ NH TMCP Bắc Á)

Thang kỳ hạn là một công cụ hữu hiệu cho việc so sánh các dòng tiền ra và dòng tiền vào cả trên cơ sở hàng ngày và trong một khoảng thời gian xác định.Việc phân tích các yêu cầu cấp vốn ròng đòi hỏi phải xây dựng một thang kỳ hạn và tính toán các tổng số vốn ròng còn thiếu hoặc thừa cho mỗi ngày đáo hạn. Yêu cầu cấp vốn ròng của một NH được xác định bằng cách phân tích các dòng tiền trong tương lai dựa trên các giả thiết về những diễn biến trong tương lai của TSC, TSN và các khoản ngoại bảng và sau đó tính toán tổng số vốn thừa hay thiếu trong một khoảng thời gian để đánh giá khả năng thanh khoản.

Xét thang kỳ hạn 1-3 tháng, tổng TSC là 373 tỷ (dòng tiền vào từ các khoản mục tiền gửi và cho vay tại các TCTD khác 300 tỷ, cho vay khách hàng 73 tỷ). Tổng TSN là

2.048 tỷ (dòng tiền ra từ các khoản mục tiền gửi và vay từ các TCTD khác 550 tỷ, huy động vốn từ khách hàng 1.163 tỷ, các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác 336 tỷ). Sau khi cộng net giữa TSC và TSN với chênh lệch ngoại bảng, ta có dòng tiền ra từng kỳ hạn VND trước điều chỉnh là 1.675 tỷ. Các khoản điều chỉnh và nguồn hỗ trợ thanh khoản có thể sẽ bù đắp một phần thanh khoản để có thể ra được con số cuối cùng là Dòng tiền từng kỳ hạn là -886 tỷ. Như vậy, dựa trên thông tin trong bảng báo cáo, các nhà quản trị NH có đo lường và theo dõi thanh khoản thanh khoản trong ngày thứ 3 và trong 3 ngày tới (tính lũy kế) để có các phương án chuẩn bị phù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG THƢƠNG mại cổ PHẦN bắc á (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)