thương mại
Theo Peter Rose, tác giả cuốn Commercial Banking Management, trong những năm gần đây, một số phương pháp đo lường RRTK đã được phát triển bao gồm: Phương pháp tiếp cận cấu trúc nguồn vốn; Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn; Phương pháp chỉ số thanh khoản và một số phương pháp khác. Mỗi phương pháp nêu trên đều được xây dựng dựa trên một số giả định là NH chỉ có thể ước lượng gần đúng mức cầu thanh khoản thực tế tại một thời điểm nhất định. Đó chính là lý do vì sao nhà quản lý thanh khoản phải luôn sẵn sàng điều chỉnh mức dự tính về yêu cầu thanh khoản mỗi khi NH nhận được thông tin mới.
- Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn
Với phương pháp này, bước đầu tiên là tiền gửi và các nguồn vốn khác nhau của ngân hàng được chia thành nhiều nhóm dựa trên khả năng vốn bị rút ra khỏi ngân hàng, ví dụ như:
(i) Nhóm vốn “nóng” là vốn vay và tiền gửi nhạy cảm với lãi suất được dự tính sẽ bị rút khỏi ngân hàng trong kỳ kế hoạch
(ii) Nhóm vốn kém ổn định gồm các khoản tiền gửi của khách hàng trong đó một phần đáng kể (25% - 30%) sẽ có thể bị rút ra khỏi ngân hàng tại một thời điểm nào đó trong kỳ kế hoạch
(iii)Nhóm vốn ổn định (hay còn gọi là tiền gửi cơ sở hay vốn cơ sở) là khoản mục vốn được tin tưởng rằng ít có khả năng bị chuyển khỏi ngân hàng.
Tiếp theo, nhà quản lý thanh khoản phải dành riêng một phần vốn thanh khoản tùy theo những nguyên tắc quản lý đối với mỗi nhóm vốn nêu trên. Dự trữ thanh khoản này có thể bao gồm tiền gửi có thể sử dụng tức thời tại các ngân hàng khác, đầu tư vào trái phiếu kho bạc và các hợp đồng mua lại,…Do vậy, dự trữ thanh khoản đằng sau vốn tiền gửi và phi tiền gửi của ngân hàng được xác định:
Dự trữ thanh khoản vốn = ∑ tỷ lệ dự trữ thanh khoản xác định của nhóm x (nhóm vốn tiền gửi và phi tiền gửi – dự trữ bắt buộc)
Nhu cầu vay tiền của khách hàng là một phần của nhu cầu về vốn thanh khoản. Nếu như ngân hàng không được phép từ chối nhu cầu xuất phát từ phía người gửi tiền, thì nhu cầu vay tiền từ khách hàng lại có thể từ chối (đối với những khách hàng có nhu cầu vay mới). Tuy nhiên, công tác quản trị ngân hàng sẽ là yếu nếu ngân hàng luôn phải từ chối khách hàng vay tiền có chất lượng cao vì lý do thanh khoản, bởi nó đồng nghĩa với việc ngân hàng đánh mất cơ hội đầu tư sinh lời cho ngân hàng. Điều này gợi ý rằng, nhà quản trị ngân hàng phải cố gắng dự tính con số vốn vay tối đa tiềm năng và cần có lượng dự trữ thanh khoản hay năng lực vay vốn hợp lý, tương đương với 100% phần chênh lệch giữa tổng dư nợ thực tế và tổng cho vay tối đa tiềm năng. Do đó:
Tổng yêu cầu thanh khoản của ngân hàng = ∑ tỷ lệ dự trữ thanh khoản xác định của nhóm x (nhóm vốn tiền gửi và phi tiền gửi – dự trữ bắt buộc) + 100 x (quy mô cho vay tối đa tiềm năng – tổng dư nợ hiện tại)
Đi sâu vào phương pháp này, bộ phận quản trị thanh khoản sẽ cố gắng làm rõ trạng thái thanh khoản tốt nhất và xấu nhất tiềm năng mà ngân hàng có thể gặp phải và phân bổ xác suất cho tất cả các trường hợp có thể.
- Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn
Cách đo lường này bắt đầu với thực tế là: Khả năng thanh khoản tăng khi tiền gửi tăng và cho vay giảm; và khả năng thanh khoản giảm khi tiền gửi giảm và cho vay tăng. Bất cứ khi nào nguồn thanh khoản và sử dụng thanh khoản không bằng nhau, ngân hàng phải đối mặt với khe hở tài trợ (financing gap). Khe hở này được đo bằng độ chênh lệch giữa tổng nguồn vốn huy động trung bình và tổng dư nợ trung bình.
Khe hở tài trợ = Tổng dƣ nợ trung bình - Tổng nguồn vốn huy động trung bình
Nếu khe hở này là dương thì ngân hàng buộc phải bù đắp bằng các khoản tiền mặt và các tài sản có tính thanh khoản hoặc vay nợ trên thị trường tiền tệ. Do đó khe hở tài trợ còn được tính theo công thức:
“Khe hở tài trợ = Tài sản thanh khoản + Nhu cầu tài trợ”
Khe hở tài trợ + Tài sản thanh khoản = Nhu cầu tài trợ
Sau đây là một ví dụ về khe hở tài trợ của Ngân hàng A:
Tài sản (triệu USD) Nợ (triệu USD)
Các khoản cho vay 25 Tiền gửi 20 Tài sản thanh khoản 5 Nhu cầu tài trợ (vay nợ) 10
Tổng 30 Tổng 30
Financing gap 5
Khe hở tài trợ của Ngân hàng A bằng 5, nó được bù đắp bằng việc vay nợ trên thị trường tiền tệ.
- Phương pháp đo lường bằng các chỉ số thanh khoản
Yêu cầu thanh khoản còn có thể được ước tính dựa trên kinh nghiệm và mức trung bình ngành. Điều này có nghĩa yêu cầu thanh khoản được ước tính dựa trên chỉ số thanh khoản và các chỉ báo khác của trạng thái thanh khoản, cụ thể như sau:
(i) Chỉ số thanh khoản: đo lường tổn thất mà một ngân hàng gánh chịu khi phải bán tháo (bán ngay lập tức) tài sản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản so với mức giá của tài sản đó trên thị trường (ở điều kiện bình thường). Tuy nhiên để bán được tài sản với mức giá chấp nhận được ngân hàng sẽ cần mất nhiều thời gian hơn trong khi ngân hàng lại có nhu cầu bán gấp. Do đó luôn luôn tồn tại sự chênh lệch giữa 2 mức giá này (mức giá bán tháo Pi và mức giá thị trường P*i). Sự chênh lệch giữa Pi
và P*
i càng lớn thì tính thanh khoản của danh mục tài sản mà ngân hàng nắm giữ càng thấp. Công thức đo lường chỉ số thanh khoản được xác định như sau:
Trong đó: wi: tỷ trọng của tài sản thứ i trong danh mục tài sản Pi: Giá bán tháo tài sản của tài sản thứ i
P*i: Giá thị trường của tài sản thứ i (ii) Các chỉ số trạng thái thanh khoản khác:
Các chỉ số đo lường khả năng thanh khoản được quy định trong Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT- NHNN:
H số ố (CAR): Là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ
giữa vốn tự có với tài sản có điều chỉnh rủi ro của NHTM. Hệ số CAR là thước đo quan trọng để đo mức độ an toàn hoạt động của NH, được các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ngân hàng thuộc Ủy ban Basel dày công xây dựng và phát triển.
Hệ số CAR đến nay được tính toán theo Basel I và Basel II vẫn giữ nguyên về tử số, thay đổi mẫu số. Trong Basel I, tài sản có điều chỉnh rủi ro mới đề cập đến rủi ro hoạt động tín dụng, còn trong Basel II đã tính thêm rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường, cụ thể như sau:
- Basel I:
CAR = Vốn tự có
Tổng tài sản có rủi ro ( RWA)
- Basel II:
CAR = Vốn tự có
( RWA_rủi ro tín dụng+ RWA_rủi ro hoạt động+ RWA_rủi ro thị trƣờng)
Theo quy định của Basel II, Các NH TMCP phải đạt hệ số an toàn vốn CAR lớn hơn hoặc bằng 8%. Song nếu so sánh với cách tính CAR theo Basel II, tức là mẫu số phải cộng thêm cả vốn dành cho rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động thì
chắc chắn rất khó để các NHTM đạt được. Do đó, NHNN đã lựa chọn 10 NH thí điểm áp dụng Basel II theo lộ trình thực hiện từ 2015 đến hết 2018. Sau giai đoạn này, Basel II sẽ được áp dụng rộng rãi tại các NH TMCP còn lại.
Tỷ d ữ Tài sản có tính thanh hoản cao/Tổng nợ phải
trả : Phản ánh mối quan hệ giữa các loại tài sản có tính thanh khoản cao có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ và tổng nghĩa vụ nợ phải trả của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán ngắn hạn của Ngân hàng càng cao.
C ỉ số 30 g y ớ ề VND Tài sản có tính thanh hoản cao/Dòng ti n ra ròng trong 30 ngày ti p th o ối với ng Việt Nam : Tài sản có tính thanh khoản cao có khả năng chuyển thành tiền ngay lập tức cho phép Ngân hàng đáp ứng nhu cầu thanh toán ngắn hạn đến 30 ngày đối với tiền VND.
C ỉ số 30 g y ớ ề USD Tài sản có tính thanh hoản cao/Dòng ti n ra ròng trong 30 ngày ti p th o ối với USD và các ngoại tệ hác quy ổi sang USD): Tài sản có tính thanh khoản cao có khả năng chuyển thành tiền ngay lập tức cho phép Ngân hàng đáp ứng nhu cầu thanh toán ngắn hạn đến 30 ngày đối với tiền USD và các ngoại tệ khác quy đổi sang USD.
Tỷ dư ợ c y s ớ ổ g ề gử : Cho phép Ngân hàng đánh giá
mức độ sử dụng vốn huy động vào hoạt động tín dụng. Trạng thái thanh khoản của Ngân hàng giảm khi tỷ lệ này càng cao (đặc biệt là nếu cơ cấu cho vay chủ yếu là các khoản vay kỳ hạn dài).
Tỷ guồ ố gắ c y u g d : Phản ánh mức độ sử
dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của Ngân hàng. Dưới góc độ thanh khoản, tỷ lệ này càng cao, rủi ro thanh khoản của ngân hàng càng tăng.
Bên cạnh đó, các NH còn sử dụng một số chỉ số khác nhằm đo lường phục vụ mục tiêu quản lý thanh khoản:
Tỷ ă g c Tổng TSC có thể thanh toán ngay/Tổng TSN sẽ
trong tương lai, phản ánh trạng thái thanh khoản ngắn hạn của ngân hàng bằng việc dùng các TSC có thể thanh toán ngay để đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ đến hạn thanh toán. Nếu chỉ số khả năng thanh toán càng cao thì ngân hàng được xem là có khả năng thanh khoản ngắn hạn càng cao và ngược lại. Theo chuẩn mực quốc tế, các ngân hàng nên duy trì chỉ tiêu này tối thiểu ở mức 25%.
C ỉ êu c ứ g (Chứng hoán Chính phủ/Tổng
TSC): Các chứng khoán thanh khoản bao gồm trái phiếu và tín phiếu kho bạc (gọi chung là chứng khoán chính phủ), là những chứng khoán có độ thanh khoản cao nhất. Chỉ tiêu này càng cao tình trạng thanh khoản càng tốt.
C ỉ số g ề ặ (Ti n mặt + Ti n gửi tại các TCTD hác/Tổng
TSC): Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thanh toán nhanh của ngân hàng tại thời điểm báo cáo. Về lý thuyết, nếu chỉ số trạng thái tiền mặt càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng thanh khoản tức thời để xử lý các nhu cầu tiền mặt tức thời. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này quá cao thì lại làm giảm lợi nhuận của ngân hàng bởi vì đây là các tài sản không sinh lời hoặc hầu như không sinh lời cho ngân hàng.
- Phương pháp sử dụng thang đáo hạn
Phương pháp “thang đáo hạn” được sử dụng để đo lường và theo dõi thanh khoản NH. Thực chất phương pháp này dựa vào việc so sánh các luồng tiền ra và vào trong mỗi ngày hoặc trong một thời kì nhất định để xác định được trạng thái thanh khoản ròng (nhu cầu tài trợ ròng) mỗi ngày hoặc trạng thái thanh khoản tích lũy cho một thời kì. Để thực hiện đo lường theo phương pháp này, NH cần sắp xếp các luồng tiền vào theo thứ tự vào thời gian đến hạn của các TSC và các luồng tiền ra theo thứ tự đến hạn của các TSN. Từ đó có thể tính toán được mức chênh lệch luồng tiền vào và luồng tiền ra của NH trong mỗi thời kì, mức chênh lệch này phản ánh nhu cầu thanh khoản của NH tại thời kì đó.
Thực chất phương pháp này cuối cùng xác định được các GAP năng động theo các dải thời hạn khác nhau. Các NH thường sắp xếp các luồng tiền vào và luồng tiền ra theo các thang đáo hạn là 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng… Luồng tiền vào bao gồm các TSC đến hạn; bán các TSC chưa đến hạn; nhận các khoản tiền gửi
mới; đi vay mới và các khoản thu khác (như lãi cho vay, phí dịch vụ…). Luồng tiền ra thường bao gồm: TSN đến hạn; giải ngân các hợp đồng tín dụng và các cam kết ngoại bảng; chi trả tiền lãi, tiền lương và chi nghiệp vụ; ngoài ra còn có các luồng tiền ra khác (không dự tính được).
GAP năng động = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản
= GAP tĩnh +/- Dự báo
GAP năng động này cần được kiểm soát trong một hạn mức nhất định.
Bảng 1.2: Thang đáo hạn dựa trên kỳ hạn hợp đồng
Đơn v : tỷ ng
TRONG 1 NGÀY
Dòng tiền vào Dòng tiền ra
Thặng dƣ/ (Thâm hụt)
Tài sản đến hạn 100 Các khoản nợ đến hạn phải trả
50
Lãi nhận được 20 Lãi đến hạn phải trả 10 Tiền thu từ bán tài
sản
50 Các khoản nợ bị rút khác
30
Rút vốn từ các khoản được cam kết
10 Rút vốn của khách hàng theo hợp đồng tín dụng đã ký 10 Tổng 180 Tổng 140 40 TRONG 2 NGÀY
Dòng tiền vào Dòng tiền ra
Thặng dƣ/ (Thâm hụt)
Tài sản đến hạn 100 Các khoản nợ đến hạn phải trả
70
Lãi nhận được 25 Lãi đến hạn phải trả 20 Tiền thu từ bán tài
sản
55 Các khoản nợ bị rút khác
40
Rút vốn từ các khoản được cam kết
10 Rút vốn của khách hàng theo hợp đồng tín dụng đã ký
50
Tổng 190 Tổng 180 10
Ngoài ra, phương pháp này còn có thể sử dụng để dự báo trạng thái thanh khoản cho các kịch bản kinh tế khác nhau như điều kiện bình thường, điều kiện NH gặp khó khăn và điều kiện cả nền kinh tế gặp khó khăn (các NH khác trong nền kinh tế đều gặp khó khăn trong huy động vốn và chất lượng tín dụng toàn hệ thống giảm sút).
Kết hợp phương pháp này với phân tích, dự báo tình hình kinh tế tổng thể giúp NH xây dựng những biện pháp đối phó kịp thời cho từng tình huống. Như vậy có thể thấy rằng quản lý thanh khoản ở đây là quản lý trong sự phân tích trạng thái động chứ không phải theo trạng thái tĩnh mà chúng ta vẫn thường làm khi tính toán các chỉ tiêu đảm bảo khả năng thanh khoản.