Xử ý rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG THƢƠNG mại cổ PHẦN bắc á (Trang 44)

Mặc dù đã thực hiện các giải pháp phòng ngừa, rủi ro vẫn có thể xảy ra. Khi đó, trước hết cần theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài sản, nguồn nhân lực hoặc về giá trị pháp lý sau đó cần thiết lập các giải pháp tài trợ phù hợp. Nhìn chung, các giải pháp này được chia làm hai nhóm: Tự khắc phục và chuyển giao rủi ro.

Tự hắc phục rủi ro: Là một số giải pháp các NH có thể sử dụng để xử lý khi xảy ra tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt thanh khoản

 Khi xảy ra tình trạng thiếu hụt thanh khoản:

- Vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng và/hoặc vay ngắn hạn NHNN dưới các hình thức đấu thầu thị trường mở (OMO), vay tái cấp vốn trong trường

hợp cấp thiết (quản trị thanh khoản nợ): các phương án này được sử dụng khi ngân hàng phát sinh các nhu cầu nguồn vốn đột xuất với khối lượng lớn và lượng tài sản dự trữ vẫn không đủ đáp ứng. Tuy nhiên hình thức vay vốn NHNN chỉ được sử dụng khi thị trường liên ngân hàng gặp khó khăn, khó có thể tiếp cận.

- Tăng cường huy động vốn từ khách hàng: nguồn vốn huy động từ khách hàng tăng nhiều hay ít phụ thuộc phần lớn vào gói sản phẩm của ngân hàng có linh hoạt, đa dạng và đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng hay không. Như đã đề cập ở chương 1, ngân hàng có thể thu hút được nguồn vốn cũng như giữ chân được khách hàng bằng cách hy sinh một chút lợi nhuận.

- Ngoài ra trong trường hợp đặc biệt, ngân hàng còn có thể bán tài sản của mình để đáp ứng nhu cầu thanh khoản ví dụ như bán ngoại tệ (hiếm khi sử dụng vì nó ảnh hưởng đến trạng thái ngoại tệ của TCTD). Đối với các tài sản khác như chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán (trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp…) hầu hết có kỳ hạn tương đối dài, giao dịch trên thị trường sẽ mất nhiều thời gian hơn nên cũng ít khi được sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cấp bách. Và trên thực tế, cũng ít khi ngân hàng sử dụng phương án bán tài sản mà chỉ cầm cố chúng làm tài sản bảo đảm để vay vốn mà thôi. Nguyên nhân của việc các ngân hàng ít sử dụng phương án bán tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản một phần xuất phát từ yếu tố chủ quan là các tài sản ngân hàng nắm giữ thường là các chứng khoán đầu tư (kỳ hạn dài, nắm giữ đến lúc đáo hạn). Tuy nhiên nguyên nhân phần lớn do yếu tố khách quan là thị trường chứng khoán thứ cấp ở Việt Nam chưa phát triển, các giao dịch mua/bán diễn ra không sôi động và nhanh chóng, trong khi nhu cầu thanh khoản của ngân hàng là khẩn cấp.

 Khi xảy ra tình trạng dư thừa thanh khoản: - Đầu tư tiền gửi liên ngân hàng

- Tăng cho vay đối với khách hàng là các tổ chức, cá nhân, TCTD - Đầu tư giấy tờ có giá ngắn hạn

- Điều chỉnh lại kế hoạch về huy động vốn/dư nợ tín dụng cho một số chi nhánh

Chuyển giao rủi ro: Để chuyển giao hoặc chia s rủi ro thanh khoản, ngân hàng sẽ ký kết những hợp đồng bảo hiểm tiền gửi với công ty bảo hiểm tiền gửi những điều khoản đặc biệt.

Bên cạnh đó, các NH cũng nên thực hiện chiến lược phát triển thị trường bán l , là nguồn vốn chiến lược chính hình thành nên sức mạnh của NH bởi chúng có đặc điểm là ổn định trong dài hạn và có chi phí thấp so với thị trường bán buôn. Xét về mặt kỳ hạn, nguồn vốn bán l bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm, như vậy nguồn vốn bán l thường có kỳ hạn ngắn. Nhưng theo nghiên cứu và khảo sát thực tế cho thấy số dư của nguồn vốn bán l thường ổn định thường xuyên như nguồn vốn dài hạn.

1.2.5. C c ố ưởng tới ho động qu n trị r i ro thanh kho n t i Ng g ươ g i

1.2.5.1. Nhân tố chủ quan

Thứ nhất, nhân tố tạo nên sức mạnh và uy tín của ngân hàng: trình độ và uy tín của đội ngũ cán bộ, trình độ công nghệ, số lượng thị phần, uy tín của ngân hàng trên thị trường… Các nhân tố này có thể tác động đến nhu cầu thanh khoản ngắn hạn và dài hạn thông qua sự ổn định của nguồn tiền gửi cũng như chất lượng nguồn vốn huy động. Qua đó tác động gián tiếp đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng.

Thứ hai, chính sách của ngân hàng trong giai oạn ti p th o: ưu tiên nâng cao khả năng sinh lời hay ưu tiên cho mức độ an toàn trong thanh khoản bởi vì tài sản càng thanh khoản thì tỷ lệ sinh lời càng thấp. Chính sách huy động và sử dụng vốn của ngân hàng. Nhìn chung, các ngân hàng đều thiết lập một chính sách huy động vốn và sử dụng sao cho các dòng tiền vào đều đặn sẽ đáp ứng nhu cầu tín dụng và đầu tư dự kiến, đồng thời duy trì thanh khoản ở mức cần thiết.

Thứ a, chính sách quản ý quỹ của ngân hàng: ngân quỹ là nguồn cung thanh khoản nhanh chóng nhất, giúp cho NHTM thực hiện các hoạt động thanh toán và

đầu tư kịp thời nhưng lại có chi phí cơ hội cao nhất, gia tăng ngân quỹ sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng. NHTM quyết định gia tăng hoặc giảm ngân quỹ theo chiến lược quản lý dự trữ mà ngân hàng đang theo đuổi.

Thứ tư, chi n ược quản ý thanh hoản của Ngân hàng. Một NHTM với cơ chế quản lý và sử dụng nguồn vốn yếu sẽ không thể đảm bảo một chính sách quản lý thanh khoản hợp lý. Một ngân hàng với hệ thống công nghệ thông tin lạc hậu cũng gặp nhiều khó khăn khi muốn cân đối và lập kế hoạch để huy động và sử dụng vốn. Những ngân hàng này thường sử dụng những con số ước tính, rất thụ động và phải dự trữ một lượng tài sản có lớn để đảm bảo nguồn thanh khoản. Xây dựng một cơ chế quản lý và sử dụng vốn khoa học, có kế hoạch, tổ chức công tác quản lý thanh khoản tốt, đổi mới và sử dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến sẽ giúp nâng cao chất lượng quản lý vốn và nguồn vốn, cũng như quản trị Tài sản nợ- Tài sản có.

1.2.5.2. Nhân tố hách quan

Thứ nhất, chính sách vĩ mô của chính phủ và Ngân hàng Trung ương. Kinh doanh trên lĩnh vực tài chính tiền tệ, hoạt động ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng khi nó thực hiện chức năng tích tụ, tập trung vốn phát triển kinh tế. Hoạt động ngân hàng chịu nhiều sự điều chỉnh của các chính sách, quy định của Nhà nước và Chính phủ. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tài chính tiền tệ. Ngân hàng Trung ương đặt ra các quy định điều chỉnh và giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng để hướng chúng theo một mục tiêu chung của cả hệ thống. Ở những thời điểm khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, Ngân hàng Nhà nước sử dụng các nhóm công cụ chính sách tiền tệ khác nhau. Các nhóm công cụ này có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, có tác dụng điều chỉnh, làm thu hẹp hay mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của NHTM. Để điều tiết lượng tiền trong lưu thông, Ngân hàng trung ương có thể sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc làm hạn chế khối lượng tín dụng và khả năng tạo tiền của các NHTM. Với các NHTM, quy định về dự trữ bắt buộc đã trực tiếp giảm bớt khả năng thanh toán và tăng chi phí huy động vốn cho các NHTM. Những công cụ quản lý khác của NHNN như Chính sách chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở cũng tác động trực tiếp đến khả năng huy động và đầu tư vốn của các NHTM trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng.

Nói cách khác, khả năng huy động vốn ngắn hàng để đảm bảo khả năng chi trả của các NHTM là phụ thuộc rất lớn vào chính sách điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực thi chính sách tiền tệ của mình. Bên cạnh đó là sự phát triển và cạnh tranh của các ngân hàng và các trung gian tài chính khác trong nước, khu vực và quốc tế, độ nhạy cảm của tiền gửi với lãi suất, mạng lưới ngân hàng… tác động đến khả năng huy động nguồn vốn một cách nhanh chóng với chi phí thấp nhất.

Thứ hai, sự phát triển của th trư ng ti n tệ Thị trường tiền tệ là nguồn huy động vốn linh hoạt giúp cho các tổ chức tín dụng huy động các nguồn vốn ngắn hạn đảm bảo khả năng chi trả của mình. Thị trường tiền tệ cũng là nơi các TCTD có thể tìm kiếm những cơ hội đầu tư thích hợp cho các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của mình. Tham gia vay và cho vay trên thị trường tiền tệ giúp NHTM chủ động hơn trong việc sắp xếp, cơ cấu lại bảng tổng kết tài sản cho phù hợp với mục tiêu phát triển của ngân hàng. Sự phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn và chất lượng các khoản vay, làm mềm mại sự cân đối thời lượng TSN-TSC của từng NHTM. Chính vì vậy, xây dựng một thị trường tiền tệ phát triển luôn là mong muốn của các cơ quan quản lý vĩ mô và của các thành viên tham gia thị trường. Sự phát triển của thị trường tiền tệ phụ thuộc rất nhiều vào chính sách quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước, phụ thuộc vào chất lượng quản lý nguồn vốn và ý chí của từng thành viên tham gia thị trường.

Thứ ba, sự cạnh tranh trên a àn giữa các trung gian tài chính: như chính sách lãi suất huy động, chính sách tín dụng… của mỗi tổ chức. Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến cầu thanh khoản của mỗi ngân hàng.

Thứ tư, thay ổi tâm ý của hách hàng gửi ti n: Các bất ổn về kinh tế - chính trị, tham nhũng trong hệ thống tài chính, các khoản vay xấu dẫn đến mất khả năng thanh toán của một số ngân hàng lan sang các ngân hàng khác có thể tạo ra sự hoảng loạn làm điều chỉnh hành vi của khách hàng.

Thứ năm, nhân tố iên quan n thu nhập, nhu cầu chi tiêu của hách hàng

như tính thời vụ trong sản xuất và tiêu dùng, mức thu nhập và hệ số tiết kiệm, mật độ dân số và doanh nghiệp, sự đa dạng khách hàng gửi tiền và vay tiền.

Tóm lại chương 1 của luận văn đã tập trung nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về rủi ro thanh khoản của NHTM, cng 1 c

Thứ nhất, tác giả đã nêu những nội dung khái quát về thanh khoản và rủi ro thanh khoản của NHTM bao gồm: khái niệm thanh khoản, cung cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản ròng, khái niệm RRTK, biểu hiện và nguyên nhân gây ra RRTK; khái niệm quản trị RRTK trong hoat động kinh doanh của NHTM.

Thứ hai, tác giả đi sâu tìm hiểu về nội dung, vai trò của quản trị RRTK; các phương pháp đo lường RRTK cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản trị RRTK tại các NHTM.

Kết quả nghiên cứu chương 1 là cơ sở để tác giả phân tích, đánh giá một cách khách quan thực trạng RRTK cũng như hoạt động quản trị RRTK của Ngân hàng TMCP Bắc Á được trình bày trong chương 2 của luận văn.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á. 2.1. Khái quát về ngân hàng thƣơng mại cổ phần Bắc Á

2.1.1. Lịch sử ì ển

Ngân hàng TMCP Bắc Á (tên giao dịch quốc tế là BAC A BANK) được thành lập ngày 01/09/1994 theo Giấy phép số 0052-NH/GP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với thời gian hoạt động là 99 năm kể từ ngày cấp giấy phép lần đầu tiên. Nội dung hoạt động của Ngân hàng là theo quyết đinh số 183/QDNH5 ngày 01/09/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vốn góp cổ phần do các cổ đông có uy tín đóng góp, vốn điều lệ ban đầu của Ngân hàng theo Giấy phép hoạt động là 20.000.000.000 VNĐ (Hai mươi tỷ đồng chẵn), là một trong số các ngân hàng thương mại cổ phần lớn có hoạt động kinh doanh lành mạnh và hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung. Giấy phép đăng ký kinh doanh số 2900325526 đăng ký lần đầu ngày 10/10/1995. Trụ sở chính của ngân hàng được đặt tại Số 117 đường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An với mạng lưới hoạt động rộng khắp trên các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm của cả nước.

Là thành viên chính thức của Hiệp hội Thanh toán Viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam và Phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam, NH TMCP Bắc Á hoạt động dựa trên 5 tôn chỉ Tiên phong – Chuyên nghiệp – Đáng tin cậy – Cải tiến không ngừng – Vì hạnh phúc đích thực. NH TMCP Bắc Á tập trung tư vấn đầu tư vào các dự án có mục tiêu cải thiện chất lượng sống như chế biến thực phẩm sạch, sữa sạch (tiêu biểu là dự án sữa sạch TH True Milk), ngành y dược sạch hay các bệnh viện và trường học đạt tiêu chuẩn hàng đầu quốc tế ngay tại Việt Nam.

Vào thời điểm 31/12/2018, theo Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán, NH TMCP Bắc Á có vốn điều lệ 5.500 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 97,029 tỷ đồng, huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế đạt 73,868 tỷ đồng, cho vay khách hàng đạt 63,979 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 842 tỷ đồng. Hệ thống mạng lưới đạt 35 chi nhánh với 90 phòng giao dịch. Tổng số cán bộ nhân viên toàn hệ thống lên tới 2,042 người.

2.1.2. Cơ cấu bộ y ổ chức

Hình 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của NH TMCP Bắc Á

(Ngu n: Báo cáo thư ng niên năm 2018 Ngân hàng TMCP Bắc Á)

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban Tổng giám đốc

Chi nhánh,

Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm Hội đồng tín dụng Khối Ngân hàng bán buôn

Hội đồng ALCO Khối Ngân hàng bán l

Bộ phận kiểm toán nội bộ Khối Nguồn vốn và Kinh doanh ngoại tệ

Bộ phận pháp chế Khối Quản lý rủi ro

Bộ phận hành chính tổng hợp Khối Tác nghiệp và hỗ trợ

Ban Công nghệ và Tin học Khối tài chính kế toán

Khối Marketing và truyền thông Khối Nhân sự Ban kiểm soát

Theo điều lệ của NH TMCP Bắc Á:

- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng. Đại hội cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần và thời gian cách nhau không quá 15 tháng giữa hai kỳ đại hội cổ đông thường niên, tất cả các cổ đông có tên trong danh sách đăng ký cổ đông đều có quyền tham dự. Nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông gồm thảo luận và thông qua báo cáo của Hội đồng quản trị (HĐQT) về tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, báo cáo kiểm toán, quyết toán tài chính, phương án phân chia lợi nhuận, chia tách, sáp nhập, hợp nhất, mua lại và giải thể Ngân hàng và công ty trực thuộc của Ngân hàng, bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên HDQT và Ban kiểm soát (BKS) nếu hết nhiệm kỳ hoặc bổ sung thay thế,…(chi tiết theo Điều 29- Điều lệ NH TMCP Bắc Á).

- Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng. Theo các quy chế mới nhất, Ban kiểm soát có vị thế tương đối độc lập và khá cao. Về mô hình, Ban kiểm soát có thể ngang cấp với Hội đồng quản trị trên cả Ban giám đốc. Điều này nhằm giúp các cổ đông kiểm soát hoạt động quản trị và quản lý điều hành Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG THƢƠNG mại cổ PHẦN bắc á (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)