Rủi ro thanh khoản ở các ngân hàng thương mại Nga năm 2004

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG THƢƠNG mại cổ PHẦN bắc á (Trang 99)

g ươ cổ Bắ cÁ

3.1.1.2. Rủi ro thanh khoản ở các ngân hàng thương mại Nga năm 2004

Trường hợp xảy ra ở Nga năm 2004 là ví dụ về sự yếu kém của hệ thống NH. Tháng 7 năm 2004, các NH của Nga đứng trước nguy cơ RRTK rất lớn.

- 09/07/2004: NH Guta thông báo tạm khóa các khoản tiền gửi trên toàn quốc do chi trả trong 6 tháng vượt 10 tỷ rúp (~345 triệu USD). Ngay sau khi lệnh thông báo khóa các tài khoản tiền gửi được ban bố, người dân đổ xô đi rút tiền ở các NH khác để đề phòng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

- 16/07/2004: Các NH Nga từ chối cấp tín dụng cho nhau, lãi suất tiền gửi tăng song khách hàng vẫn ồ ạt rúttiền.

- 17/07/2004: Alfa – đại gia thứ 4 trong ngành Tài chính quyết định áp dụng giải pháp cấp bách là phạt 10% nếu rút tiền khách hàng rút trước hạn.

- 18/07/2004: Thống đốc NHTW Sergei Ignatiev quyết định giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt từ 7% xuống 3,5% để đáp ứng thanh khoản, đồng thời áp dụng nhiều giải pháp cứu Guta Bank.

- 20/07/2004: Nhiều NH sụp đổ, Chính Phủ ra kế hoạch để Vneshtorgbank (một NH nhà nước) mua lại GutaBank.

- 08/2004, Chính Phủ mua lại các NH lớn với giá r bất ngờ và tăng cường vai trò sở hữu của Nhà nước với ngành ngân hàng.

Nguyên nhân: Theo các chuyên gia, khủng hoảng rất dễ xảy ra bởi Nga có quá nhiều NH, trong đó phần lớn là các NH có vốn chủ sở hữu rất nhỏ. Theo tính toán có khoảng 90% NH có vốn dưới 10 triệu USD. Bên cạnh đó, ngoài giải pháp giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt, cơ quan quản lý tài chính Nga chưa đưa ra được phương pháp hữu hiệu nào khác để giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG THƢƠNG mại cổ PHẦN bắc á (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)