Đo ưng rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG THƢƠNG mại cổ PHẦN bắc á (Trang 68)

g ươ cổ Bắ cÁ

2.2.4.2. Đo ưng rủi ro thanh khoản

Sau khi nhận diện rủi ro thanh khoản ngân hàng sẽ gặp phải qua các dấu hiệu trên đây, nhà quản trị rủi ro thanh khoản tiến hành đo lường rủi ro thanh khoản để xem xét mức độ nghiêm trọng mà rủi ro thanh khoản có thể tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Việc thực hiện đo lường rủi ro thanh khoản được tiến hành thông qua các phương pháp sau:

Phƣơng pháp thang đáo hạn:

NH TMCP Bắc Á áp dụng phương pháp thang đáo hạn trong báo cáo dòng tiền cộng dồn tối đa (MCO: Maximum Cumulative Outflow).

Báo cáo MCO thể hiện dòng vốn ra cộng dồn tối đa. MCO đo lường trạng thái mất cân đối về kỳ hạn của các dòng vốn hay đo lường nhu cầu vốn khả dụng cần

thiết cho từng kỳ hạn cụ thể. MCO được đo lường trong các trường hợp hoạt động kinh doanh bình thường và khi có khủng hoảng xảy ra.

Để tính được trạng thái mất cân đối cộng dồn, từng hạng mục tài sản và vốn nợ được đưa vào báo cáo MCO theo thời gian đáo hạn thực. Giá trị cộng dồn là khoản chênh lệch giữa tài sản nợ và tài sản có, thể hiện khoản vốn khả dụng cần thiết để loại trừ trạng thái mất cân đối kỳ hạn. Dòng vốn ra thể hiện rủi ro thanh khoản nếu ngân hàng không có khả năng đáp ứng vốn khi đến hạn.Vì vậy, dòng vốn ra cần được giám sát và đặt hạn mức.

Hạn mức phải được tuyệt đối tuân thủ trong mọi trường hợp. Trong trường hợp đặc biệt muốn vượt hạn mức, cần phải có phê duyệt của Hội đồng ALCO trước khi thực hiện. Nếu phát hiện ra có sự vi phạm hạn mức, cần có sự giải trình rõ ràng về nguyên nhân và cách thức điều chỉnh để đưa hoạt động trở lại nằm trong hạn mức.

Hiện tại NH TMCP Bắc Á áp dụng hai mẫu báo cáo để phục vụ cho công việc này.

Báo cáo GAP của NH TMCP Bắc Á cho thấy các dòng tiền vào (tài sản có) và dòng tiền ra (tài sản nợ) được sắp xếp theo các thang kỳ hạn từ 1 ngày cho đến trên 5 năm. Từ đó NH tính toán được mức chệnh lệch luồng tiền ra và luồng tiền vào trong mỗi thời kỳ, mức chênh lệch này phản ánh nhu cầu thanh khoản của NH tại thời kỳ đó.

Bảng 2.5: Báo cáo GAP tóm tắt NH TMCP Bắc Á 2018

Đơn v : Tỷ ng

Gap VND 1-7 ngày 7 ngày - 1

tháng

1-3 tháng

Tiền gửi và cho vay tại các TCTD

khác 300

Cho vay khách hàng 73

1 Tổng tài sản có 9.339 32 373

Tiền gửi và vay từ các TCTD khác 550 Huy động vốn từ khách hàng 1.163 Các công cụ tài chính phái sinh và các

khoản nợ tài chính khác 336

2 Tổng tài sản nợ 26.764 1.897 2.048

3 Chênh lệch ngoại bảng 442 736 -

Dòng tiền ra từng kỳ hạn VND

trƣớc điều chỉnh (1-2+3) (17.003) (1.130) (1.675)

Dòng tiền lũy kế tối đa VND trước

điều chỉnh (17.003) (18.132) (19.807)

Dòng tiền từng kỳ hạn nếu trừ tiền mặt và hỗ trợ thanh khoản (Dòng tiền sử dụng)

(532) 13 (886)

Dòng tiền lũy kế nếu trừ tiền mặt và hỗ trợ thanh khoản (Dòng tiền sử dụng)

(532) (519) (1.405)

Ngu n: Trích Mẫu áo cáo nội ộ NH TMCP Bắc Á)

Thang kỳ hạn là một công cụ hữu hiệu cho việc so sánh các dòng tiền ra và dòng tiền vào cả trên cơ sở hàng ngày và trong một khoảng thời gian xác định.Việc phân tích các yêu cầu cấp vốn ròng đòi hỏi phải xây dựng một thang kỳ hạn và tính toán các tổng số vốn ròng còn thiếu hoặc thừa cho mỗi ngày đáo hạn. Yêu cầu cấp vốn ròng của một NH được xác định bằng cách phân tích các dòng tiền trong tương lai dựa trên các giả thiết về những diễn biến trong tương lai của TSC, TSN và các khoản ngoại bảng và sau đó tính toán tổng số vốn thừa hay thiếu trong một khoảng thời gian để đánh giá khả năng thanh khoản.

Xét thang kỳ hạn 1-3 tháng, tổng TSC là 373 tỷ (dòng tiền vào từ các khoản mục tiền gửi và cho vay tại các TCTD khác 300 tỷ, cho vay khách hàng 73 tỷ). Tổng TSN là

2.048 tỷ (dòng tiền ra từ các khoản mục tiền gửi và vay từ các TCTD khác 550 tỷ, huy động vốn từ khách hàng 1.163 tỷ, các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác 336 tỷ). Sau khi cộng net giữa TSC và TSN với chênh lệch ngoại bảng, ta có dòng tiền ra từng kỳ hạn VND trước điều chỉnh là 1.675 tỷ. Các khoản điều chỉnh và nguồn hỗ trợ thanh khoản có thể sẽ bù đắp một phần thanh khoản để có thể ra được con số cuối cùng là Dòng tiền từng kỳ hạn là -886 tỷ. Như vậy, dựa trên thông tin trong bảng báo cáo, các nhà quản trị NH có đo lường và theo dõi thanh khoản thanh khoản trong ngày thứ 3 và trong 3 ngày tới (tính lũy kế) để có các phương án chuẩn bị phù hợp với từng thang đáo hạn (ngắn hạn hay dài hạn).

Báo cáo MCO tổng hợp đặt ra các hạn mức từng kỳ hạn quy định giúp theo dõi và kiểm soát dòng tiền ra từng kỳ hạn và dòng tiền lũy kế có tuân thủ hạn mức hay không. Quan sát bảng báo cáo MCO tổng hợp có thể thấy tại thời điểm được thống kê trong bảng NH TMCP Bắc Á luôn tuân thủ hạn mức quy định.

Bảng 2.6: Hạn mức từng kỳ hạn quy định cho dòng tiền ra tối đa NH TMCP Bắc Á 2018

Đơn v : T vCP B

Kỳ hạn 1 ngày 7 ngày ngày 8-15 16-30 ngày tháng 1-2 tháng 2-3 tháng 3-6 tháng 6-12

Hạn mức từng kỳ hạn quy định

(1.200) (2.500) (2.500) (4.000) (6.000) (6.000) (6.000) (6.000)

Ngu n: Trích Mẫu áo cáo nội ộ NH TMCP Bắc Á)

Đo lƣờng mức độ tập trung vào khách hàng lớn:

Chỉ số này nhằm đo lường vốn tập trung vào một số khách hàng có lượng tiền gửi lớn nhất so với tổng vốn huy động thị trường 1:

Chỉ số (%) = (Tổng số dƣ của 20 khách hàng có số dƣ tiền gửi lớn nhất/Tổng vốn huy động thị trƣờng 1)*100%

Trong đó:

 Tổng số dư của 20 khách hàng có số dư tiền gửi lớn nhất là tổng số dư của 20 khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế có số dư tiền gửi lớn nhất tại thời điểm đánh giá.

 Tổng vốn huy động thị trường 1 là toàn bộ nguồn vốn huy động của khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế bao gồm:

+ Tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của tổ chức kinh tế, các nhân (bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm).

+ Tiền huy động từ tổ chức kinh tế, cá nhân dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá.

+ Tiền vay, nhận vốn ủy thác của các tổ chức kinh tế trong nước (trừ kho bạc, tiền vay các tổ chức tín dụng khác trong nước và của các TCTD nước ngoài).

 Chỉ tiêu “Tổng số dư của 20 khách hàng có số dư tiền gửi lớn nhất”, “Tổng vốn huy động thị trường 1” và chỉ số này được tính tương ứng cho đồng Việt Nam; đồng đô la Mỹ; đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố hàng ngày hoặc theo tỷ giá do NH TMCP Bắc Á hạch toán nếu không có tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố).

Phƣơng pháp đo lƣờng các chỉ tiêu thanh khoản:

Theo nội dung lý thuyết tác giả đã trình bày ở chương 1, các NH có thể sử dụng các phương pháp đo lường khác nhau để phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro thanh khoản, tuy nhiên với nguồn dữ liệu thu thập được (chủ yếu đến từ BCTC và BCTN của NH TMCP Bắc Á), tác giả chọn cách tiếp cận thông qua các tiêu chí và chỉ số thanh khoản để làm rõ thực trạng rủi rõ thanh khoản tại NH TMCP Bắc Á.

Hệ số CAR:

CAR = Vốn tự có

Bảng 2.7: Hệ số CAR của NH TMCP Bắc Á 2016-2018

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tiêu chuẩn

Hệ số CAR 12,96% 11,40% 12,82% ≥ 9%

Ngu n: Báo cáo thư ng niên NH TMCP Bắc Á 2016-2018)

Ngu n: Báo cáo thư ng niên NH TMCP Bắc Á 2016-2018)

Hình 2.2: Hệ số an toàn vKo cáo NH TMCP Bắc Á 2016-2018

Trong giai đoạn 2016-2018, hệ số CAR của NH TMCP Bắc Á luôn nằm trong mức an toàn của NHNN quy định (≥9%) và có xu hướng cải thiện, năm 2018 đạt đến 12,82%. Trong giai đoạn này với sự gia tăng của tổng tài sản, NH TMCP Bắc Á không ngừng tìm các phương án để gia tăng vốn tự có của ngân hàng do vậy tỷ lệ CAR của NH TMCP Bắc Á vẫn tương đối cao. Điều này là một tấm đệm giúp NH TMCP Bắc Á chống đỡ các cú sốc từ những biến động bất thường trong kinh doanh.

Tỷ lệ dự trữ thanh khoản:

Tỷ lệ dự trữ thanh

khoản =

Tài sản có tính thanh khoản cao

x 100% Tổng nợ phải trả 12.96% 11.40% 12.82% 9% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 2016 2017 2018 Hệ số CAR Giá trị tối thiểu

Bảng 2.8: Tỷ lệ dữ trữ thanh khoản

Đơn v : Tỷ ng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tiêu chuẩn

Tài sản có tính thanh

khoản cao 18.172 23.914 24.385 Tổng nợ phải trả 70.131 85.408 89.947

Tỷ lệ dự trữ thanh khoản 25,9% 28,0% 27,1% ≥10%

Ngu n: Báo cáo thư ng niên NH TMCP Bắc Á 2016-2018)

Ngu n: Báo cáo thư ng niên NH TMCP Bắc Á 2016-2018)

Hình 2.3: Tỷ lệ dự trữ thanh khoản NH TMCP Bắc Á 2016-2018

NH TMCP Bắc Á luôn duy trì tỷ lệ theo quy định của NHNN kể từ thời điểm Thông 36 và các văn bản sửa đổi được áp dụng (từ 2015 đến nay). Tỷ lệ dự trữ thanh khoản của NH TMCP Bắc Á cách khá xa so với ngưỡng tối thiểu NHNN quy định (≥10%). Con số này phản ánh tình hình thanh khoản của NH TMCP Bắc Á nằm ở mức tốt và nên duy trì bằng cách gia tăng nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản, đặc biệt là các tài sản có tính thanh khoản cao để dự trữ đáp ứng các nhu cầu chi trả đến hạn và phát sinh ngoài dự kiến. Tuy nhiên cũng cần cân đối với khả năng sinh lời của các tài sản này do tài sản có tính thanh khoản cao thường có tính sinh lời thấp. 25.90% 28.00% 27.10% 10% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 100000 2016 2017 2018

Tài sản có tính thanh khoản cao Tổng nợ phải trả Tỷ lệ dự trữ thanh khoản Giá trị tối thiểu

Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày:

Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày =

Tài sản có tính thanh khoản cao

x 100% Dòng tiền ròng trong 30 ngày tiếp theo

Trong đó: Dòng tiền ra ròng trong 30 ngày tiếp theo được xác định là chênh lệch giữa dòng tiền ra của 30 ngày liên tiếp kể từ ngày hôm sau và dòng tiền vào của 30 ngày liên tiếp kể từ ngày hôm sau.

Bảng 2.9: Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tiêu chuẩn

Tỷ lệ khả năng chi trả

trong 30 ngày (VNĐ) 150,65% 85,68% 84,74% ≥50% Tỷ lệ khả năng chi trả

trong 30 ngày (USD) 157,65% 21,94%

Không phát sinh dòng

tiền ra ròng ≥10%

Ngu n: Báo cáo thư ng niên NH TMCP Bắc Á 2016-2018)

Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày của NH TMCP Bắc Á đối với VNĐ tương đối tốt qua các năm. Tuy nhiên tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày đối với USD sụt giảm mạnh (~125,46%) xuống còn ~22,49%, gần sát ngưỡng quy định của NHNN. Thực tế tài sản và dòng tiền bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong quy mô của Ngân hàng nên tỷ lệ này có sự biến động lớn qua các năm. Thậm chí tại cuối năm 2018, tỷ lệ này đạt mức âm do không phát sinh dòng tiền ra ròng.

Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn:

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho

vay trung dài hạn =

Tổng dƣ nợ cho vay trung dài hạn – Tổng nguồn vốn trung dài hạn

Nguồn vốn ngắn hạn Bảng 2.10: Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tiêu chuẩn

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn

cho vay trung dài hạn 42,65% 41,66% 39,64% ≤45%

Ngu n: Báo cáo thư ng niên NH TMCP Bắc Á 2016-2018)

Hình 2.4: Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay TDH NH TMCP Bắc Á 2016-2018

Trong giai đoạn 2016-2018, NH TMCP Bắc Á luôn duy trì tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn dưới 45% theo quy định của NHNN đối với NHTM. Tỷ lệ này vẫn ở ngưỡng an toàn trong năm 2018 tuy nhiên lại sát với mức 40% vào năm 2019 theo quy định tại Thông tư 06/2016/TT-NHNN của NHNN. Do vậy dư địa để ngân hàng tiếp tục giải ngân cho vay trung dài hạn còn khá ít mặc dù đã tích cực giảm từ 42,65% năm 2016 xuống còn 39,64% năm 2018, làm cho việc xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Mặt khác nhằm giảm RRTK, NH TMCP Bắc Á cũng đã gia tăng nguồn vốn trung dài hạn thông qua huy động tiết kiệm trung dài hạn và phát hành giấy tờ có giá. Tuy nhiên, xét về dài hạn NH TMCP Bắc Á vẫn phải thận trọng với tỷ lệ này bởi nếu tỷ lệ này tăng lên NH sẽ phải đối mặt với các rủi ro trong tương lai.

Tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với tổng tiền gửi:

LDR = Tổng dƣ nợ cho vay x 100% Tổng tiền gửi 42.65% 41.66% 39.64% 45% 36.00% 38.00% 40.00% 42.00% 44.00% 46.00% 2016 2017 2018 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

Bảng 2.11: Tỷ lệ LDR Đơn v : Tỷ ng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tổng huy động vốn 67.753 83.206 87.287 Tổng dư nợ tín dụng 48.102 55.487 63.979 LDR 71,00% 66,69% 73,30%

Ngu n: Báo cáo thư ng niên NH TMCP Bắc Á 2016-2018)

(Ngu n: Báo cáo thư ng niên NH TMCP Bắc Á 2016-2018)

Hình 2.5: Tỷ lệ LDR NH TMCP Bắc Á 2016-2018

Trong giai đoạn 2016-2018, tỷ lệ LDR của NH TMCP Bắc Á luôn nằm trong quy định của NHNN là <80% và giữ mức ổn định trong khoảng 66%-73%. Đây là một chỉ số rất tốt cho thấy NH TMCP Bắc Á không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng. Trong bối cảnh từ nửa sau năm 2018, NHNN thực hiện thắt chặt tiền tệ, RRTK lại càng tiềm ẩn. Hiện tượng lãi suất huy động tiền gửi và lãi suất trên thị trường 2 tăng cho thấy rõ điều này. Sự thiếu hụt thanh khoản xuất phát từ một số NH cho vay vượt qua khả năng huy động tiền gửi cho thấy những NH này đang phụ thuộc khá nhiều vào lượng vốn vay trên thị trường 2.

Lịch sử cho thấy trong những tháng cuối năm 2007 đầu năm 2008, các NH đua nhau tăng lãi suất tiền gửi và đẩy lãi suất vay qua đêm trên thị trường tiền tệ

71.00% 66.69% 73.30% 80% 60.00% 65.00% 70.00% 75.00% 80.00% 85.00% 2016 2017 2018 Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi Giá trị tối đa

liên ngân hàng lên mức kỷ lục 40%/năm. Mục tiêu cuối cùng của các NH không có gì khác là đảm bảo khả năng thanh khoản đang có nguy cơ giảm. Tình hình này có thể giải thích như sau: những giải pháp mạnh của NHNN như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc đã thu hồi một lượng tiền lớn từ thị trường về “két” của NHNN. Các NHTM trước đây đã không coi trọng vấn đề thanh khoản, thậm chí có thời điểm các NH cho rằng đã dư thừa vốn và hạ lãi suất huy động. Khi chính sách tiền tệ thắt chặt được thực hiên quyết liệt, điểm yếu thanh khoản bộc lộ. Không còn cách nào khác, các NH buộc phải cạnh tranh nhau để thu hút tiền gửi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG THƢƠNG mại cổ PHẦN bắc á (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)