Định hƣớng và mục tiêu tăng cƣờng quản trị rủi ro thanh khoản của ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG THƢƠNG mại cổ PHẦN bắc á (Trang 102)

g ươ cổ Bắ cÁ

3.2. Định hƣớng và mục tiêu tăng cƣờng quản trị rủi ro thanh khoản của ngân

3.2.1. C c c êu c yếu tăng cường qu n trị r i ro thanh kho n c a g

g ươ g i cổ ph n Bắc Á

NH TMCP BắH Á đặt mục tiêu trở thành ngân hàng bán l đa năng hiện đại hàng đầu Việt Nam và tầm nhìn đến năm 2020 trở thành một tập đoàn tài chính mạnh theo chuẩn quốc tế với hạ tầng công nghệ hiện đại, nhân sự chuyên nghiệp, mạng lưới rộng trên toàn quốc và quốc tế nhằm mang đến cho đối tác và khách hàng các sản phẩm dịch vụ đồng bộ, tiện ích với chi phí hợp lý, chất lượng dịch vụ cao.

* Mục tiêu của NH TMCP Bắc Á trong năm 2019

- Tiếp tục giữ vững vị thế nằm trong top các Ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân tốt nhất Việt Nam.

- Đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh nhằm chiếm lĩnh thị trường, tăng trưởng thị phần trong tất cả các hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng như Huy động Thị trường 1, tín dụng, th nội địa và th quốc tế và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán l tiện ích mang tính cạnh tranh cao.

- Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng bán l hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, đáp ứng mọi nhu cầu của người dân nhằm chiếm lĩnh thị phần bán l trong năm 2019 và thực hiện mục tiêu trở thành ngân hàng bán l hiện đại đa năng hàng đầu tại Việt Nam.

- Tối ưu hóa danh mục tài sản, tăng hiệu quả doanh thu, quản trị chi phí hiệu quả, tạo ra giá trị gia tăng cho cổ đông, ngân hàng, khách hàng và đối tác bên cạnh việc tuân thủ các quy định của pháp luật và chính sách của NHNN.

- Tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đi đôi với công tác kiểm soát, giám sát chặt chẽ nhằm phát huy tối đa hoạt động của các đơn vị mạng lưới.

3.2.2. Đị ướ g ă g cường qu n trị r i ro thanh kho n c a ng g

ươ g i cổ ph n Bắc Á

3.2.2.1. Đ nh hướng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam v quản tr rủi ro thanh khoản khoản

Trước thực trạng thanh khoản của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua, cụ thể là trong năm 2007-2008, chúng ta thấy rõ sự cần thiết và vai trò quan trọng của quản trị RRTK trong ngân hàng. Chủ trương của Nhà nước đối với mục tiêu nâng cao năng lực quản trị RRTK là từng bước hoàn thiện hoạt động này trên cơ sở hướng tới các chuẩn mực quốc tế về quản trị RRTK cụ thể là Hiệp ước Basel. Chủ trương trên tạo tiền đề cho các NHTM Việt Nam đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và bền vững, góp phần tăng trưởng kinh tế, phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu của Uỷ ban Basel (Basel II) về quản trị rủi ro trong hoạt động Ngân hàng. Chủ trương trên cũng được thể hiện trong việc NHNN ban hành một số văn bản liên quan đến công tác quản trị RRTK nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro như:

- Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy nh các giới hạn, tỷ lệ bảo ảm an toàn trong hoạt ộng của tổ chức tín ụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngày 20/11/2014.

- Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa ổi, bổ sung một số i u của Thông tư số 36, có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2016.

- Thông tư số 19/2017/TT-NHNN sửa ổi, bổ sung một số i u của Thông tư số 36, có hiệu lực kể từ ngày 12/02/2018.

- Thông tư số 16/2018/TT-NHNN, có hiệu lực kể từ ngày 31/07/2018.

- Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy nh tỷ lệ an toàn vốn ối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020.

3.2.2.2. Đ nh hướng của ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á trong việc tăng cư ng quản tr rủi ro thanh khoản cư ng quản tr rủi ro thanh khoản

Vấn đề quản trị rủi ro luôn được NH TMCP Bắc Á quan tâm hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Vì vậy, bộ máy quản trị rủi ro của NH TMCP Bắc Á được tổ chức một cách chặt chẽ theo nhiều cấp. Để có thể khắc phục được những khó khăn sắp tới trong năm 2019 về rủi ro thanh khoản, quản trị rủi ro thanh khoản tại NH TMCP Bắc Á đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng.

- Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản lý rủi ro thanh khoản do hội đồng ALCO quy định.

- Cập nhật thông tin về diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường và lãi suất, theo dõi tình hình cân đối nguồn vốn của toàn hàng.

- Phân tích khả năng thanh khoản của toàn hệ thống, đề xuất các giải pháp xử lý nhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn.

- Phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn của chi nhánh, tình hình thực hiện tồn quỹ tiền mặt và dự trữ thanh khoản của chi nhánh.

- Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng, ngoài việc đẩy mạnh kinh doanh phải tập trung đảm bảo thanh khoản, dự trữ bắt buộc cho toàn hàng, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn.

- Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn.

3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Bắc Á

3.3.1. X c định m c êu, c ế ược qu n trị thanh kho ù ợp

Hiện tại, NH TMCP Bắc Á mới chỉ dừng lại ở việc quản trị rủi ro thanh khoản trong ngắn hạn và chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản thiên về quản trị thanh khoản nợ. Khối lượng tài sản có tính thanh khoản cao mà ngân hàng nắm giữ (ngoại trừ tiền mặt, tiền gửi tại NHNN và TCTD khác) vẫn đang nằm ở mức tốt. Như đã phân tích ở chương 2, tỷ lệ chứng khoán có tính thanh khoản cao mà ngân hàng nắm giữ khá cao và chủ yếu kỳ hạn ngắn. Các loại trái phiếu đó (ngoài trái phiếu chính phủ và một số trái phiếu do các TCTD phát hành) sẽ được sử dụng làm tài sản bảo đảm để đi vay vốn ở NHNN và/hoặc các ngân hàng TMCP quốc doanh lớn. Đồng thời chúng dễ dàng được mua đi bán lại trên thị trường thứ cấp giúp cho hoạt động quản trị thanh khoản của NH hiệu quả hơn, do đó cần tiếp tục duy trì mức tỷ lệ xung quanh mức này.

Bên cạnh đó ngân hàng cần có cái nhìn dài hạn hơn trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản thông qua việc xây dựng các kịch bản liên quan đến thanh khoản trong tình huống thị trường tốt, xấu và bình thường (trong đó dự báo được các biến số vĩ mô liên quan cũng như nhu cầu thanh khoản của ngân hàng trong từng trường hợp, nguồn vốn có thể huy động từ các kênh để tính ra trạng thái thanh khoản ròng), đa dạng hoá và tăng tính thanh khoản của danh mục tài sản đầu tư để có thể vận dụng được chiến lược quản trị thanh khoản hỗn hợp một cách hài hoà và linh hoạt (bổ sung danh mục trái phiếu chỉnh phủ/trái phiếu chính phủ bảo lãnh, chuyển đổi chứng chỉ cho vay Ngân hàng phát triển Việt Nam thành trái phiếu…).

Hiện nay ngân hàng đã xây dựng được bộ máy quản trị rủi ro thanh khoản tương đối hoàn chỉnh tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, Ban Quản lý tài sản nợ có – bộ phận chịu trách nhiệm chủ yếu liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản lại đang trực thuộc Khối Tài chính kế toán (bộ phận Back-office) trong khi lẽ ra đơn vị này phải nằm ở bộ phận Middle-office như Khối Quản trị rủi ro hay trực thuộc Khối Nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ. Sự sắp xếp này vô hình trung đã hạn chế vai trò của Ban Quản lý tài sản nợ có trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản do thiếu cái nhìn toàn diện về vấn đề thanh khoản của toàn hệ thống (như Khối Nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ) cũng như trình độ chuyên môn liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro nói chung (như Khối Quản lý rủi ro). Vì vậy công việc hiện tại của Ban Quản lý tài sản nợ - có mới chỉ dừng lại ở việc tổng hợp, báo cáo số liệu liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản từ các đơn vị có liên quan như Khối Nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, Khối Quản lý rủi ro… Để khắc phục nhược điểm này ngân hàng cần có sự điều chỉnh bộ máy hợp lý hơn (chuyển trách nhiệm quản trị rủi ro thanh khoản vào chức năng, nhiệm vụ của Khối Quản lý rủi ro) hoặc bổ sung nhân sự cho Ban Quản lý tài sản nợ - có hiện tại.

Ngân hàng cũng cần phải đảm bảo có sự phân chia rõ ràng về vai trò, trách nhiệm và các kênh báo cáo trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày, có đủ nguồn nhân lực được trang bị các kỹ năng và trình độ chuyên môn phù hợp với chất lượng và tính phức tạp của công việc, đồng thời có các công cụ và quy trình công nghệ thông tin để xử lý chính xác, kịp thời thông tin nhằm hỗ trợ toàn bộ quá trình và kiểm soát rủi ro nói chung và rủi ro thanh khoản nói riêng.

Đồng thời tung ra các sản phẩm huy động mới để tăng nguồn vốn huy động, đem lại tiện ích cho khách hàng mà vẫn có thể đảm bảo tương đối tính ổn định lâu dài của nguồn vốn (ví dụ sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn ổn định: khách hàng duy trì số dư ở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và được hưởng mức lãi suất cao hơn so với quy định, tuy nhiên cam kết sẽ duy trì số dư ổn định trong thời hạn khoảng bao lâu…).

Ngân hàng phải xây dựng một chính sách quản trị RRTK bao gồm đầy đủ các nội dung như: phạm vi và khuôn khổ chính sách, chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản, quy trình quản trị rủi ro thanh khoản, hạn mức rủi ro thanh khoản, đo lường và theo dõi rủi ro thanh khoản, hệ thống thông tin quản lý, kiểm toán nội bộ về rủi ro thanh khoản, cơ cấu tổ chức, thẩm quyền và trách nhiệm, các mẫu biểu báo cáo…Đồng thời, chính sách này phải phù hợp với định hướng chính sách kinh doanh của HĐQT đề ra. Phải xây dựng lại quy trình quản trị RRTK phù hợp với hoạt động hiện tại và chính sách kinh doanh của HĐQT, đặc biệt cần lưu ý xây dựng cho cả điều kiện kinh doanh bình thường lẫn trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.

3.3.4. H cô g c ô g , b c

Đặc thù hoạt động của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Bắc Á nói riêng trên thực tế có điểm khác biệt so với quy định của pháp luật (một phần do hạn chế từ cách điều hành chính sách mang nặng tính hành chính của NHNN).

Vì vậy nguồn thông tin, số liệu hạch toán trên hệ thống corebanking/sổ sách có thể chưa phản ánh đúng tình hình hoạt động của ngân hàng. Điều này đòi hỏi ngân hàng cần có sự đầu tư vào mảng công nghệ thông tin để đảm bảo nguồn thông tin có thể lấy tự động từ database của ngân hàng thông qua các báo cáo một cách nhanh chóng và chuẩn xác nhất. Ngoài việc mua các phần mềm liên quan đến FTP (fund transfer pricing), ALM,…các bộ phận nghiệp vụ trong quá trình tác nghiệp có vướng mắc và vấn đề cần giải quyết thì phải đề xuất ngay với bộ phận công nghệ thông tin để tìm hướng khắc phục.

3.3.5. N g c c ấ ượng nguồ c qu ý n

Ngân hàng cần tổ chức các khóa đào tạo liên quan đến thanh khoản và hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản trong nội bộ để cán bộ nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này đối với hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt đối với nhân sự trực tiếp tham gia vào hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng cần phải bổ sung, cập nhật kiến thức kịp thời thông qua các khóa đào tạo bên ngoài do các

trung tâm đào tạo chuyên ngành cung cấp và/hoặc tham gia các hội thảo do NHNN/ngân hàng đại lý tổ chức (Wells Fargo, JP Morgan Chase…).

3.3.6. Tă g cườ g cô g c c ă sóc c g

NH TMCP Bắc Á nên chú trọng quan tâm đầu tư hơn nữa chính sách chăm sóc khách hàng. Công tác chăm sóc khách hàng đạt hiệu quả cao sẽ giúp ngân hàng giữ chân được khách hàng, đồng thời đối với quản lý cầu về thanh khoản, có thể xác định được trước thời hạn và số tiền gửi mà khách hàng sẽ rút. Như vậy, NH TMCP Bắc Á sẽ chủ động hơn trong công tác huy động nguồn vốn cũng như dự báo các nhu cầu về thanh khoản của ngân hàng trong tương lai.

NH TMCP Bắc Á cần đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng bằng nhiều hình thức:

- Có các chương tình khuyến mãi, quà tặng cho khách hàng mới.

- Khi khách hàng sắp tới kỳ hạn tiền gửi, tiền vay, cán bộ ngân hàng gọi điện thoại thông báo trực tiếp trước cho khách hàng để khách hàng chuẩn bị.

- Đối với khách hàng quan hệ lâu dài với ngân hàng, cần quan tâm và gửi quà tặng, thiệp chúc mừng vào các dịp lễ tết, sinh nhật của khách hàng.

- Tổ chức các chương trình bốc thăm trúng thưởng với nhiều phần quà hấp dẫn vào các dịp lễ, các ngày kỷ niệm của ngân hàng để khách hàng cũ và khách hàng mới ấn tượng về ngân hàng.

- Thường xuyên khảo sát nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của NH TMCP Bắc Á nhằm nắm bắt tình hình sử dụng, sở thích, yêu cầu của khách hàng để đưa ra các sản phẩm mới phù hợp với khách hàng.

3.4. Kiến nghị nhằm tăng cƣờng hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Bắc Á ngân hàng thƣơng mại cổ phần Bắc Á

3.4.1. Kiến nghị đối vớ C í

Nhà nước cần có các chính sách điều hành nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Môi trường kinh tế vĩ mô luôn là yếu tố có tính quyết định đến môi trường hoạt động,

ảnh hưởng bao trùm đến toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Đối với các NHTM, sự tồn tại và phát triển của khách hàng, của doanh nghiệp trong nền kinh tế cũng chính là sự bền vững về thanh khoản của ngân hàng.

Thực tế, thời gian qua cho thấy những biến động của kinh tế vĩ mô đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng và là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản cho các NHTM (Ví dụ: lạm phát tăng đi kèm với các chính sách điều hành của NHNN đã gây ra cuộc khủng hoảng thanh khoản trong các năm 2009 – 2011). Do vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thanh khoản trong ngân hàng, Chính phủ cần tiếp tục đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế. Cụ thể:

(i) Kiểm soát và khắc phục nhanh chóng và kịp thời những yếu tố tiềm ẩn có thể gây mất ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn giá cả;

(ii) Theo dõi và điều hành chặt chẽ cán cân thanh toán tổng thể, cân đối tiền - hàng, kiểm soát và hạn chế nhập siêu, bội chi ngân sách.

3.4.2. Kiến nghị đối vớ Ng g N ước

3.4.2.1. Đi u hành chính sách ti n tệ linh hoạt

Việc hoạch định, điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ cần phải tuân theo nguyên tắc thị trường nhằm đạt được mục tiêu ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG THƢƠNG mại cổ PHẦN bắc á (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)