Cơ sở lý thuyết

Một phần của tài liệu Sinh kế của người chil ở khu dự trữ sinh quyển lang biang, tỉnh lâm đồng truyền thống và biến đổi (Trang 27)

7. Kết cấu của luận án

1.2.2. Cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu về sinh kế của ngƣời Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, chúng tôi dựa trên cơ sở lý luận là Phép biện chứng của Chủ nghĩa duy vật biện chứng. Xem xét sự hình thành, tồn tại và phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội trong mối quan hệ biện chứng với các thành tố khác trong đời sống nhƣ môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng văn hóa - xã hội, điều kiện lịch sử và tâm lý tộc ngƣời,… Ngoài ra, luận án sử dụng cách tiếp cận lý thuyết Sinh thái văn hóa nhằm tìm hiểu sự biến đổi và thích nghi trong hoạt động sinh kế của ngƣời Chil trƣớc những tác động do các nguyên nhân khách quan và chủ quan đƣa đến.

*Lý thuyết sinh thái văn hóa

Lý thuyết sinh thái văn hóa xuất hiện vào những năm 1950 và phát triển mạnh mẽ vào những năm 1960 ở Mỹ. Đây là lý thuyết quan trọng về văn hóa trong ngành nhân học, chỉ ra mối quan hệ g n bó giữa môi trƣờng tự nhiên và văn hóa, trong đó môi trƣờng tự nhiên là cơ sở cho sự hình thành các mô hình văn hóa khác nhau. Ngƣời đặt nền móng cho lý thuyết sinh thái học văn hóa là nhà nghiên cứu văn hóa ngƣời Mỹ tên gọi Julian Haynes Steward (1902-1972). Triết lý cơ bản của lý thuyết này là môi trƣờng sống và văn hóa con ngƣời có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại và g n bó chặt chẽ với nhau. Trong các nghiên cứu của mình, ông đặc

21

biệt quan tâm đến mối quan hệ tƣơng tác giữa con ngƣời, môi trƣờng, kỹ thuật, cấu trúc x hội cũng nhƣ cách thức tổ chức công việc. Cụ thể là các nguồn tài nguyên ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến cuộc sống tự cung tự cấp của mỗi cộng đồng; kỹ thuật và việc tổ chức lao động nhằm khai thác các nguồn tài nguyên đó; cách thức mà các yếu tố này ảnh hƣởng đến các khía cạnh khác của văn hóa. Hay nói cách khác, ông quan tâm nghiên cứu các hoạt động sinh kế khác nhau và từ đó tìm ra các khía cạnh khác nhau của văn hóa. Nhƣ vậy, cách tiếp cận của Steward nhấn mạnh đến mối quan hệ qua lại giữa môi trƣờng và văn hóa, ông xem sự biến đổi văn hóa là kết quả của quá trình thích ứng của các nền văn hóa với môi trƣờng sinh thái địa phƣơng. Và ông đặc biệt nhấn mạnh đến những tri thức, cách thực hành văn hóa và sinh thái của các cộng đồng địa phƣơng mà ông từng nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên, đa dạng sinh học và là cơ sở của sự phát triển bền vững cả về kinh tế lẫn văn hóa tộc ngƣời.

Nhƣ vậy, mỗi văn hóa hình thành, tồn tại đều là kết quả của sự thích nghi với môi trƣờng sinh sống, gồm có môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng x hội. Nếu chúng ta hiểu văn hóa theo nghĩa rộng gồm cả sinh kế thì mối quan hệ chặt chẽ giữa môi trƣờng tự nhiên với sinh kế, trong đó môi trƣờng quy định sinh kế, môi trƣờng tự nhiên nào sẽ tạo ra sinh kế đó. Hay nói cách khác, sinh thái văn hóa là quá trình thích ứng văn hóa của một dân tộc đối với môi trƣờng tự nhiên.

Trong nghiên cứu “Sinh kế của người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng: truyền thống và biến đổi”, chúng tôi vận dụng lý thuyết sinh thái văn hóa nhằm tìm hiểu mối quan hệ tƣơng tác giữa ngƣời Chil với môi trƣờng tự nhiên, cấu trúc xã hội, kỹ thuật và phƣơng pháp khai thác môi trƣờng trong truyền thống có sự thay đổi nhƣ thế nào so với hiện nay. Đồng thời, xem xét cấu trúc xã hội với tƣ cách là nhân tố điều chỉnh mối quan hệ giữa con ngƣời và môi trƣờng trong việc thực hiện các chủ trƣơng, chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc trong thời gian qua (từ sau giải phóng đến nay) đ tác động đến sinh kế và sự thích ứng của ngƣời Chil nhƣ thế nào. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng muốn tìm hiểu xem những tri thức địa phƣơng, cách thức thực hành văn hóa của cộng đồng ngƣời Chil

22

tại điểm nghiên cứu đóng vai trò nhƣ thế nào trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học ở Khu dự trự sinh quyển Lang Biang.

*Lý thuyết khung sinh kế bền vững

Khung sinh kế bền vững do Bộ Phát triển Quốc tế Anh (Department for International Development – DFID) đƣợc các học giả và các cơ quan phát triển ứng dụng rộng rãi trong phân tích về sinh kế và đói nghèo. Theo Nguyễn Văn Sửu: “sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống” [88, tr7]. Khung sinh kế bền vững lấy con ngƣời và sinh kế của làm đối tƣợng phân tích từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm hƣớng đến giảm nghèo và phát triển bền vững, hài hòa với môi trƣờng sống. Khung phân tích sinh kế bền vững đƣợc xem là cách tiếp cận toàn diện về phân tích sinh kế và giảm nghèo vì nó cho rằng con ngƣời không sống độc lập với môi trƣờng xung quanh nó. Do đó, khi nghiên cứu về sinh kế của một đối tƣợng cụ thể cần xem xét nó với tƣơng quan trong khu vực, cộng đồng dân tộc, môi trƣờng sinh thái,… Hay nói cách khác, một sinh kế đƣợc coi là bền vững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tƣơng lai trong khi không làm xói mòn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên[dẫn theo Nguyễn Văn Sửu, [88]].

Trong nghiên cứu “Sinh kế của người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng: truyền thống và biến đổi”, chúng tôi vận dụng lý thuyết khung sinh kế bền vững nhằm duy trì, phát triển các nguồn lực hiện nay và trong tƣơng lai nhằm đƣa ra giải pháp trong phát triển sinh kế bền vững của ngƣời Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang.

23

*Khung phân tích

1.3. Khái quát về huyện Lạc Dƣơng và ngƣời Chil tại Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang

1.3.1. Tổng quan về huyện Lạc Dương

Huyện Lạc Dƣơng đƣợc thành lập ngày 14/3/1979 trên cơ sở tách 3 x Đạ Long, Đạ M’rông, Đạ Tông thuộc huyện Đức Trọng và xã Kil Pla Gnol thuộc huyện Đơn Dƣơng và x Lát thuộc thành phố Đà Lạt theo quyết định số 116/CP, của Hội đồng chính phủ. Lúc mới thành lập, Lạc Dƣơng có 5 xã và 1 thị trấn: thị trấn Lạc Dƣơng, x Đạ Long, Đạ M'rông, Đạ Tông, Kil Pla Gnol, xã Lát. Năm 1983, chia x Kil Pla Gnol thành hai xã lấy tên là x Đạ Chais và x Đạ Sar theo Quyết định 22- HĐBT năm 1983 về việc phân vạch địa giới một số xã thuộc tỉnh Lâm Đồng. Năm 1999, tiếp tục chia x Đạ Long thành 2 x : Đạ Long và Đƣng Knớ theo Nghị định 79/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới xã thuộc các huyện Lạc Đƣơng, Lâm Hà và Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Do địa hình hành chính khá rộng, địa hình phức tạp, gây khó khăn trong quá trình quản lý, phát triển kinh – tế xã hội cũng nhƣ an

Môi trƣờng sinh thái

Sinh kế truyền thống

Tri thức địa phƣơng

Chính sách của Nhà nƣớc

Kinh tế thị trƣờng

Khoa học kỹ thuật

Thay đổi môi trƣờng sinh thái

Biến đổi sinh kế Bi ến đ ổi th eo t h ời g ia n

24

ninh quốc phòng nên ngày 17/11/2004, Chính phủ ban hành Nghị định 189/2004/NĐ-CP, về việc thành lập xã thuộc các huyện Lạc Dƣơng, Lâm Hà và thành lập huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, theo đó chia x Đạ Chais thành 2 xã: Đạ Chais và Đạ Nhim đồng thời tách 3 x Đạ Long, Đạ M'rông, Đạ Tông để thành lập huyện Đam Rông. Trải qua nhiều đợt chia tách, điều chỉnh địa giới đến nay huyện Lạc Dƣơng có 6 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 5 xã (thị trấn Lạc Dƣơng, x Đạ Sar, Đạ Nhim, Đƣng K’nớ, xã Lát, Đa Chais). [75].

Về vị trí địa lý: Lạc Dƣơng là huyện miền núi nằm ở phía Đông B c của tỉnh Lâm Đồng có ranh giới giáp huyện Đam Rông, huyện Lâm Hà, Thành phố Đà Lạt, huyện Đơn Dƣơng, tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Đ k L k. Lạc Dƣơng đƣợc xem là nóc nhà của Lâm Đồng và Tây Nguyên, với độ cao trung bình 1.700m, cao nhất trong các huyện thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên. Trên địa bàn huyện có các ngọn núi cao trên 2.000m, nhƣ: núi Bi Doup (2.287m), núi Lang Biang (2.167m), núi Chƣ Yên Du (2.075m). Độ cao trung bình 1.500-1.600m so với mặt nƣớc biển. Lạc Dƣơng là nơi đầu nguồn của sông Đa Nhim. Lạc Dƣơng là khu vực có giá trị cao về cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học với nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm, đặc trƣng cho hệ sinh thái rừng á nhiệt đới. Theo địa giới hành chính, toàn bộ huyện Lạc Dƣơng thuộc Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang bao gồm cả vùng l i, vùng đệm và vùng chuyển tiếp.

Về địa hình: Lạc Dƣơng có địa hình tƣơng đối phức tạp với 3 dạng địa hình chính là núi cao, đồi thấp đến thung lũng. Diện tích tự nhiên 131.233ha (trong đó: đất sản xuất nông nghiệp là 7.036 ha, đất lâm nghiệp là 114.976 ha, đất phi nông nghiệp là 1.677 ha, còn lại là các loại đất khác) [106]. Hầu hết diện tích đất lâm nghiệp ở Lạc Dƣơng là rừng đầu nguồn.

Khí hậu: Lạc Dƣơng nằm trong vùng khí hậu ôn đới, nhiệt độ trung bình hàng năm tƣơng đối thấp từ 18 – 22°C. Do đó quanh năm ôn hòa, mát mẻ, trong lành rất thích hợp cho việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dƣỡng,… Khí hậu ở đây đƣợc chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mƣa. Mùa mƣa thƣờng b t đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10

25

Về kinh tế: Hoạt động kinh tế chủ yếu của huyện là sản xuất nông nghiệp nhƣng những năm gần đây, kinh tế huyện chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt, từ khi Lang Biang trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới, ngành du lịch đƣợc huyện Lạc Dƣơng xác định là ngành kinh tế mũi nhọn dựa vào việc khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa của các tộc ngƣời tại chỗ,.... Hiện nay, tỷ trọng ngành nông-lâm nghiệp-thủy sản chỉ còn chiếm 51,1% trong khi đó tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 17,7% và ngành dịch vụ chiếm 31,2%. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) hàng năm ƣớc đạt trên 22%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2015 là 29,9 triệu đồng/ngƣời/năm; năm 2019 là 38 triệu đồng/ngƣời/năm [109]; Việc hoàn thành tuyến đƣờng nối thành phố Đà Lạt với tỉnh Khánh Hòa và tuyến đƣờng Đông Trƣờng Sơn giúp cho huyện có cơ hội phát triển kinh tế, đặc biệt là các loại hình du lịch.

Về văn hóa – xã hội: Cùng với sự phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa – xã hội của huyện cũng đạt nhiều thành tựu quan trọng. Khi mới thành lập dân số của huyện chủ yếu là ngƣời Lạch, ngƣời Chil, chiếm 98% dân số [68]. Đa số dân cƣ của huyện lúc bấy giờ đều không biết chữ nhƣng hiện nay huyện đ hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Mạng lƣới trƣờng học cũng nhƣ đội ngũ giáo viên đáp ứng tốt yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục. Hệ thống y tế đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển đáp ứng tốt cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngƣời dân trên địa bàn huyện. Hiện nay, huyện có bình quân 9 bác sỹ/1 vạn dân. 100% các trạm y tế x đạt chuẩn quốc gia. Đặc biệt, huyện rất quan tâm đến công tác xóa đói giảm nghèo. Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo chung toàn huyện giảm còn 3,99%, riêng hộ độc bào dân tộc thiếu số giảm còn 5,26% [109].

1.3.2. Khái quát về người Chil tại địa bàn nghiên cứu

Theo Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam năm 2009 dân tộc Cơ Ho có 6 nhóm địa phƣơng (Cơ ho Srê, Cơ ho Chil, Cơ ho Nộp, Cơ ho Lạch, Cơ ho T’ring và Cơ ho Cờ Dòn), ngƣời Chil là một trong 6 nhóm địa phƣơng của dân tộc Cơ Ho. Hiện nay, khi thống kê dân số cán bộ địa phƣơng gộp chung 6 nhóm địa

26

phƣơng của dân tộc Cơ Ho làm một do đó số liệu riêng về ngƣời Chil ở từng xã hầu nhƣ không có.

Trong truyền thống, địa bàn cƣ trú của ngƣời Chil là cao nguyên Lang Biang, trong khu vực vƣờn quốc gia Bidoup Núi Bà, tức là vùng l i và vùng đệm của Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang hiện nay. Theo địa giới hành chính phân ranh giới giữa các huyện/thị ở Lâm Đồng hiện nay, địa bàn sinh sống trƣớc đây của ngƣời Chil thuộc huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng. Mặc dù là nhóm địa phƣơng của dân tộc Cơ Ho – không đông đảo về số lƣợng nhân khẩu nhƣng ngƣời Chil đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình khai phá, phát triển khu vực Nam Tây Nguyên, đặc biệt là ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng.

Bảng 1.1 Địa àn cƣ tr của các n t c tại Lang Biang

Địa bàn cƣ trú của các dân tộc trong

Khu dự trữ Sinh quyển Lang Biang

Dân tộc tại chỗ Dân tộc khác di cƣ tự do

sau 1975

Chil Lạch T’ring M’nôn g Raglai Churu Kinh Tày Nùng Thái Mƣ

ờng Dao Hmôn g Vùng l i x x Vùng đệm x x x x x x X x x Vùng chuyển tiếp x x x x x x x x x X x x x Nguồn: Đề tài NCKTVHXH.

Qua bảng 1, cho thấy ở vùng lõi trƣớc 1975 chỉ có hai cộng đồng sinh sống đó là ngƣời Chil và ngƣời Tring. Tuy nhiên, nghiên cứu điền dã cho thấy cộng đồng ngƣời Tring không phải là dân tộc tại chỗ mà họ di cƣ đến từ các triền núi giáp ranh giữa tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Ninh Thuận với mục đích tìm đất sản xuất và do tác động từ cuộc chiến tranh trong khoảng thời gian sau năm 1960. Sau khi chiến tranh kết thúc (1975), một số Bon (làng) của ngƣời Chil sau khi giải thể ấp chiến lƣợc đ sống tập trung thành các thôn riêng và cần kề với ngƣời Lạch ở thị trấn Lạc Dƣơng, huyện Lạc Dƣơng.

27

Theo số liệu từ công an tỉnh Lâm Đồng, đến ngày 15/11/2017 toàn tỉnh Lâm Đồng có 13.014 hộ với 59.948 nhân khẩu ngƣời Chil, trong đó huyện Lạc Dƣơng có 3.157 hộ với 13.983 nhân khẩu ngƣời Chil sinh sống, chiếm 24,26% dân số ngƣời Chil toàn tỉnh, là địa bàn có dân số ngƣời Chil đông thứ hai của tỉnh Lâm Đồng.

Bảng 1.2: Ngƣời Chil phân bố trên địa bàn tỉnh L m Đồng

STT ĐƠN VỊ SỐ HỘ SỐ KHẨU 1 Đà Lạt 386 1.929 2 Lạc Dƣơng 3.157 13.983 3 Đơn Dƣơng 1.657 7.414 4 Đức Trọng 3.455 16.161 5 Lâm Hà 1.957 9.027 6 Đam Rông 2.373 11.337 7 Di Linh 10 27 8 Bảo Lộc 2 7 9 Bảo Lâm 7 22 10 Đạ Huoai 10 41 11 Đạ Tẻh 12 Cát Tiên Tổng 13.014 59.948

Nguồn: Công an tỉnh Lâm Đồng, năm 2017

Nhƣ vậy, trải qua nhiều biến động lịch sử, đến nay địa bàn sinh sống của ngƣời Chil đ có sự biến đổi trải dài từ vùng l i, vùng đệm và vùng chuyển tiếp hay nói cách khác, hầu hết các huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng đều có ngƣời Chil làm ăn và sinh sống..

X hội truyền thống của ngƣời Chil hiện nay cũng có nhiều thay đổi đáng kể. Trong truyền thống, đơn vị cƣ trú của ngƣời Chil gọi là bon. Mỗi bon là một đơn vị x hội độc lập, kh p kín, không phụ thuộc vào bất kỳ một đơn vị x hội nào khác. Đứng đầu bon là già làng (quăng bon). Già làng thƣờng là ngƣời đàn ông lớn

28

tuổi, giàu có, đƣợc dân kính nể vì là ngƣời có nhiều kinh nghiệm sản xuất, khả năng ngoại giao, đặc biệt là am hiểu luật tục của cộng đồng mình. Vai trò của già làng rất lớn, bao trùm toàn bộ các vấn đề trong x hội nhƣ: về chính trị, già làng là đại diện cao nhất; về kinh tế, già làng điều hành, điều tiết công việc làm ăn, sản xuất, đồng

Một phần của tài liệu Sinh kế của người chil ở khu dự trữ sinh quyển lang biang, tỉnh lâm đồng truyền thống và biến đổi (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)