Biến đổi trong canh tác nương rẫy

Một phần của tài liệu Sinh kế của người chil ở khu dự trữ sinh quyển lang biang, tỉnh lâm đồng truyền thống và biến đổi (Trang 80 - 89)

7. Kết cấu của luận án

3.2.1. Biến đổi trong canh tác nương rẫy

Sau năm 1975, Đảng và Nhà nƣớc có chủ trƣơng di dân lên Tây Nguyên nhằm củng cố an ninh quốc phòng đồng thời xây dựng Tây Nguyên thành vùng kinh tế trọng điểm của cả nƣớc. Để thực hiện chủ trƣơng đó, Nhà nƣớc tổ chức nhiều cuộc di cƣ từ phía B c vào Tây Nguyên. Chỉ tính riêng trong vòng 10 năm (1976 – 1986), dân số Tây Nguyên đ tăng 64%, trong đó chủ yếu là cơ học.[42; 78]. Ngoài những cuộc di cƣ do Nhà nƣớc tổ chức, những cuộc di cƣ tự phát cũng diễn ra ồ ạt

74

đ tạo ra những xáo trộn lớn về tự nhiên, môi trƣờng, văn hóa, x hội, kinh tế ở khu vực Tây Nguyên.

Khi di cƣ đến vùng đất mới, các dân tộc khác đ đƣa theo các giống cây trồng vật nuôi, tri thức sản xuất của mình theo. Những ngƣời mới di cƣ đến, bên cạnh lập làng mới, có một số sống gần, đan xen với các dân tộc tại chỗ, trong đó có ngƣời Chil. Do sống gần, đan xen nên ngƣời Chil đ có những học hỏi, tiếp nhận những tri thức mới trong sản xuất cũng nhƣ giao lƣu, tiếp biến văn hóa với những cƣ dân mới đến, trong đó có ngƣời Kinh. Từ đó, ngƣời Chil đ có những cải tiến, biến đổi trong hoạt động sinh kế sản xuất của mình.

Biến đổi đầu tiên, dễ nhận thấy nhất là hiện nay ngƣời Chil sống định canh định cƣ và sản xuất trên những mảnh đất nhất định. Biến đổi thứ hai là trong phƣơng thức sản xuất. Do yêu cầu định canh định cƣ, nên phƣơng thức sản xuất của ngƣời Chil cũng có sự biến đổi đáng kể nhằm phù hợp với tình hình mới. Sự biến đổi đó đƣợc thể hiện qua các khâu nhƣ: quy trình canh tác, giống cây trồng, dụng cụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, biến đổi trong sử dụng đất đai, từ thuần túy chiếm hữu, ngƣời Chil đ chuyển sang sở hữu.

Trong truyền thống, 100% hộ gia đình ngƣời Chil hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhƣng hiện nay đ có sự thay đổi. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, trong số 669 hộ trong mẫu điều tra, có 494 hộ thuần nông chiếm 74,1%, số còn lại là các ngành nghề khác. Nhƣ vậy, sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong đời sống ngƣời Chil. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp hiện nay không còn mang tính tự cung tự cấp, khép kín. Các sản phẩm từ sản xuất nông nghiệp đ trở thành sản phẩm hàng hóa trao đổi trên thị trƣờng với cây trồng chính là cà phê.

Quy trình canh tác nương rẫy

Trong truyền thống do phải sống du canh du cƣ nên quy trình canh tác nƣơng rẫy của ngƣời Chil phải trải qua nhiều giai đoạn nhƣ chọn đất, phát, đốt rẫy, gieo trồng, làm hàng rào, làm cỏ, thu hoạch. Ngày nay, phải sống định canh định cƣ, khai thác và sản xuất lâu dài trên một khoảnh đất nhất định nên quy trình canh tác nƣơng rẫy giờ chỉ còn gieo trồng, làm cỏ, chăm sóc và thu hoạch.

75

Ở trên rẫy, hiện nay ngƣời Chil chủ yếu trồng cà phê. Để phân biệt ranh giới giữa các rẫy, ngƣời Chil đào mƣơng dài ngăn cách. Quy trình trồng cà phê cũng tƣơng đối công phu. Đầu tiên, phải đào hố sâu chừng 30 – 40 cm, rộng 40 cm, mỗi hố cách nhau khoảng 1,2m. Thời gian để hoàn thành việc đào hố này nhanh hay chậm là tùy thuộc vào diện tích rẫy nhƣng thƣờng ít nhất cũng mất một tuần. Sau khi đào hố xong, ngƣời Chil sẽ tiến hành bón lót phân lân rồi mới trồng cây. Mục đích của việc bón lót là giúp cho cây nhanh lớn. Những kỹ thuật cơ bản này, ngƣời Chil học hỏi từ các nhóm dân tộc khác, nhất là từ ngƣời Kinh, có áp dụng cả những tri thức khoa học kỹ thuật mới mà họ đƣợc chia sẻ, phổ biến hoặc tự tìm hiểu.

Cây cà phê thƣờng đƣợc trồng vào tháng 7, 8. Sau khi trồng đƣợc khoảng 2-3 tháng, ngƣời Chil bón tiếp phân urê và tiến hành làm cỏ. Khoảng 2-3 năm cà phê b t đầu cho thu hoạch. Tuy nhiên, giai đoạn cây cho năng suất cao là từ 4-5 năm và sau đó giảm dần. Hàng năm vào tháng 1, 2 ngƣời Chil tiến hành tỉa cành, bón phân, tháng 5, 6 cây ra hoa, tháng 7 đến tháng 9 cây kết trái và từ tháng 10 b t đầu thu hoạch sớm cho đến hết.

Thu hoạch cà phê đƣợc tiến hành thủ công, nghĩa là dùng tay hái. Dụng cụ thu hoạch là dùng gùi và bao ni lông. Sau khi hái xong, ngƣời Chil tập kết vào cùng một nơi, sau đó dùng xe máy vận chuyển. Cà phê sau khi thu hoạch đƣợc đem bán cho những quán tạp hóa mà họ đ mua chịu phân bón đầu mùa. Sau khi cấn trừ còn dƣ bao nhiêu họ sẽ đƣợc chủ quán trả lại tiền. Những quán thu mua nông sản này đa số là của ngƣời Kinh.

Vòng quay canh tác cây cà phê trong khoảng 15 - 20 năm, sau đó muốn tiếp tục thu hoạch ngƣời Chil phải phá đi trồng mới lại hoặc cƣa thân cây để lại khoảng 30 cm và tiếp tục bón phân và chăm sóc. Sau khoảng 2 năm cây tiếp tục cho thu hoạch. Do quá trình sinh trƣởng của cây cà phê dài nên chỉ cần gieo trồng, làm hàng rào một lần là có thể khai thác lâu dài.

Nhƣ vậy, so với truyền thống quy trình canh tác nƣơng rẫy hiện nay đ rút bớt đƣợc rất nhiều công đoạn nhƣng năng suất đƣợc nâng cao, giá trị về kinh tế cũng cao hơn, giúp cho cuộc sống ngƣời Chil tốt và ổn định hơn nhiều.

76

Về hệ cơ cấu cây trồng

Hiện nay hệ cơ cấu cây trồng của ngƣời Chil có sự thay đổi mạnh mẽ. Trong truyền thống, trên mỗi đám rẫy ngƣời Chil thƣờng trồng xen canh nhiều loại cây khác nhau và toàn là những cây ng n ngày. Ngày nay, trên mỗi đám rẫy ngƣời Chil cũng trồng xen canh nhƣng vừa có cây lâu năm vừa có cây ng n ngày. Thậm chí nhiều đám rẫy chỉ trồng chuyên canh một loài cây nhất định. Trƣớc kia, b p là cây chủ lực trong đời sống của ngƣời Chil nhƣng hiện nay cây cà phê mới là cây trồng chính của ngƣời Chil.

Cây cà phê du nhập vào Lâm Đồng khá sớm ngay từ thời Mỹ - Ngụy. Thời kỳ đầu, cây cà phê chỉ đƣợc trồng trong các đồn điền ngƣời Pháp có sử dụng sức lao động của cƣ dân địa phƣơng. Sau giải phóng, nhất là những năm đầu thập niên 1980, giá cà phê tăng mạnh, tạo ra nguồn thu nhập cao hơn rất nhiều so với các loại cây trồng truyền thống khác. Hơn nữa cây cà phê rất phù hợp với đất đai, thổ nhƣỡng ở huyện Lạc Dƣơng nên không cần tốn nhiều công chăm sóc. Do đó, nhiều ngƣời Chil đ chủ động chuyển sang trồng cây cà phê trên rẫy và cho thu nhập khá cao. Cùng với đó, chính quyền địa phƣơng cũng có chủ trƣơng khuyến khích ngƣời Chil nói riêng, các cƣ dân địa phƣơng nói chung đang sinh sống trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng chuyển đổi giống cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện. Từ đó, tạo nên phong trào trồng cây cà phê rộng kh p cả huyện.

Việc mở rộng diện tích canh tác và cơn sốt giá cà phê trong những thập niên 80, 90 đ làm thay đổi đời sống nhiều hộ gia đình ngƣời Chil. Nó góp phần chuyển hƣớng nền kinh tế của ngƣời Chil từ tự cung tự cấp trong truyền thống sang sản xuất hàng hóa, g n chặt với thị trƣờng tiền tệ.

Người Chil trồng cây cà phê là chủ yếu. Người dân được Nhà nước hỗ trợ giống và kỹ thuật từ những năm 1995. Cà phê thu hoạch mỗi năm một lần. Có những lúc cà phê được thu mua với giá 20 ngàn/kg. Năm 2014 là 12 ngàn nhưng năm 2015 cà phê bị rớt giá xuống chỉ còn một nữa còn khoàng 7 ngàn. Ở đây người Chil không có tưới cho cà phê mà chỉ cần mưa thôi là cây cà phê đã đủ nước. Sau khi thu hoạch, người dân thường bán lại cho các tiệm tạp hóa và tiệm phân bón nơi

77

mà họ thiếu nợ tiền mua hàng. – [PVS Bon Dơng K’Trang, 65 tuổi, Đạ Sar].

Những mùa đầu tiên cà phê cho năng suất rất cao khoảng 5-6 tạ/ha. Sau đó khoảng vài năm thì năng suất sẽ giảm dần còn khoảng 3-4 tạ. Sau khi thấy năng suất cây cà phê của mình ngày càng thấp thường là khoảng 15-20 năm nếu ai có đất nhiều thì sẽ thay giống luân phiên từng sào để bảo đảm thu nhập kinh tế gia đình do nguồn thu cà phê đem lại. – [PVSLiêng Trăng Ha Srôn, 51 tuổi, Đạ Sar].

Hồng du nhập muộn hơn cà phê, khoảng năm 1995 nhƣng vì nó là giống cây trồng ít cần công chăm sóc, hiệu quả kinh tế cũng tƣơng đối nên đƣợc ngƣời Chil ƣa chuộng. Sau thử nghiệm một thời gian, nhận thấy loại cây này có khả năng chịu đƣợc thời tiết lạnh khá tốt, đặc biệt là sƣơng muối. Hồng cũng hiếm khi bị các loại sâu bệnh nên phong trào trồng hồng diễn ra trên diện rộng. Hồng thƣờng đƣợc trồng xen với các loại cây trồng khác nhƣ cà phê nên khi bón phân cho cà phê, hồng cũng hấp thu đƣợc lƣợng phân này mà không cần bón phân riêng. Hồng không cần tƣới mà chỉ sống bằng nƣớc mƣa và nƣớc ngầm do rễ cây tự hấp thụ. Khi hồng trồng đƣợc khoảng 3 năm ngƣời Chil tiến hành c t tán để cây không cao nhƣng ra đƣợc nhiều cành. Hồng trồng đƣợc 6-7 năm b t đầu cho trái. Trong năm hồng sẽ có một đợt thay lá vào tháng 3, khi đến tháng 4-5 cây ra hoa và khoảng tháng 8, 9 thu hoạch.

Trong những năm gần đây, xu thế trông hoa trong nhà kín ở tỉnh Lâm Đồng nói chung, huyện Lạc Dƣơng nói riêng đang có xu hƣớng gia tăng. Đất trồng hoa thƣờng phải chọn những nơi tƣơng đối bằng phẳng. Khi trồng, hoa sẽ đƣợc trồng vào các ổ đất, mỗi ổ đất để vào một ô lƣới (trên mỗi luống thƣờng đƣợc đóng cọc ở hai đầu và căn lƣới, mỗi luống có chiều dài 150 ô, ngang 8 ô). Mục đích của lƣới là giúp cây không bị ng . Trƣớc khi trồng công việc đầu tiên là xới đất cho tơi xốp để dễ thoát nƣớc sau đó bón một lớp phân lân. Khi cây đạt độ cao khoảng 80cm tiến hành c t đọt để hoa ra nhiều đọt mới và nhiều hoa hơn. Hoa đƣợc tƣới bằng hệ thống tự động dẫn nƣớc từ suối lên bằng máy bơm. Trong tuần sẽ tƣới hoa hai lần vào thứ 3, thứ 6 và vào buổi sáng để cây có thời gian hấp thu. Nếu tƣới vào buổi chiều nƣớc không thấm và bốc hơi kịp sẽ dẫn đến các nấm bệnh. Ngoài hệ thống

78

phun sƣơng, phải l p thêm hệ thống th p đèn tự động vào ban đêm. Hệ thống này tự bật từ lúc 8 giờ tối và t t vào 2 giờ tối mỗi đêm. Mục đích là giúp sƣởi ấm để hoa ra đều, to hơn và hạn chế các nấm bệnh. Khi hoa phát triển lƣới dùng cố định hoa cũng đƣợc kéo lên cao cho phù hợp với chiều cao của hoa. Khi hoa đạt độ cao khoảng 1,2m, tiến hành thu hoạch. Với hai loại hoa cúc vàng và cúc tr ng giá hiện tại đƣợc công ty Ngọc Mai Trang thu mua với 3 mức giá. Hoa loại 1: 2.000đ/hoa, loại 2 là 1.200đ/hoa và loại 3 là 800đ/hoa. Mỗi cây hoa cho từ 3-4 bông hoa. Sau khi c t, hoa đƣợc vận chuyển về công ty Ngọc Mai Trang và phân phối.

Mô hình trồng hoa trong nhà kín thƣờng đạt hiệu quả kinh tế cao, ổn định và phòng tránh đƣợc sâu bệnh, đặc biệt là sƣơng muối. Công ty hoa Ngọc Mai Trang là đơn vị cung cấp cây giống và bao tiêu sản phẩm nên ngƣời dân không phải lo đầu ra. Tuy nhiên, Đa Du Ha Brong, (Đạ Sar) cho biết nhƣợc điểm của mô hình này là vốn lớn, kỹ thuật cao nên rất ít ngƣời Chil đầu tƣ vào lĩnh vực này mà chủ yếu là ngƣời Kinh “Trên một sào đất canh tác trong một đợt hoa kéo dài 3 tháng trừ đi chi phí cây giống, điện nước, phân bón có thể lãi từ 10-20 triệu đồng. Hạn chế của mô hình này là chi phí đầu tư cao, đất trồng phải là đất bằng phẳng để có thể xây nhà kín, vì nếu đất đồi sẽ không dựng nhà kín được. Ngoài ra thì vốn đầu tư của mô hình này là khá cao. Nếu diện tích một sào đất thì vốn chi phí đầu tư và khoảng 130 triệu đồng. Vì vậy trên địa bàn ngoài công ty Ngọc Mai Trang thì chỉ có một số hộ gia đình áp dụng mô hình này”. Trong 669 mẫu tham gia khảo sát chỉ có 10 ngƣời chiếm tỷ lệ 1,5% trả lời có trồng hoa. Mặc dù tỷ lệ nhỏ nhƣng cho thấy sự biến đổi trong nhận thức của ngƣời Chil trong quá trình thích ứng với xu thế chung của tỉnh là phát triển bền vững thân thiện với môi trƣờng theo hƣớng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Ngoài các cây trồng kể trên ngƣời Chil còn trồng b p, khoai, s n, rau củ,... phục vụ nhu cầu hằng ngày, nếu có dƣ đem bán để tăng thêm thu nhập.

Về kỹ thuật canh tác

Trong truyền thống, kỹ thuật canh tác của ngƣời Chil rất thô sơ, thƣờng chọc lỗ bỏ hạt không dùng phân bón, nhƣng nay để trồng cây ngƣời Chil phải đào hố,

79

cuốc xới, bón phân để tránh bị rữa trôi và giữ ẩm vào mùa khô cũng nhƣ tăng độ màu cho đất. Tùy mỗi loại cây mà áp dụng kỹ thuật canh tác khác nhau.

Để trồng cây cà phê, hồng ngƣời Chil phải đào hố, bón phân theo từng chu kỳ. Ví dụ, đối với cây cà phê thƣờng sẽ bón một năm 3 đợt: Đợt đầu là bón phân Urê khi cây ra hoa ; đợt hai, bón phân NPK khi cây kết trái ; đợt 3, bón phân NPK trƣớc khi thu hoạch.

Đối với trồng hoa trong nhà kín đòi hỏi kỹ thuật phức tạp hơn. Đầu tiên phải dựng hệ thống giàn giáo, khung sƣờn của nhà kín đƣợc làm bằng tre. Dƣới những thân cột đƣợc đổ bê tông nhằm cố định chống đổ ng . Bên trên đƣợc lợp bằng nilông hai lớp. Xung quanh đƣợc bọc bằng nilong 1 lớp và lƣới lỗ nhỏ (nửa phía trên là nilông, nửa phía dƣới là lƣới). Lƣới lỗ nhỏ có mục đích để không khí lọt vào đƣợc bên trong. Công cụ để dựng nhà kín là dùng cƣa để c t và cuốc để đào.

Kỹ thuật canh tác trong truyền thống thƣờng là dựa vào kinh nghiệm, tri thức địa phƣơng của ngƣời đi trƣớc truyền lại cho thế hệ sau. Hiện nay, kỹ thuật canh tác đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ trên cơ sở khoa học nên năng suất cây trồng không ngừng đƣợc nâng cao. Mỗi hộ gia đình đƣợc chính quyền phát cho cuốn sổ tay về kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc các loại cây trồng. Ngoài ra, họ còn đƣợc cán bộ khuyến nông cho đi học tập, tham quan các mô hình làm ăn hiệu quả,… để học hỏi thêm kinh nghiệm. Bên cạnh đó, ngƣời Chil còn đƣợc nghe hƣớng dẫn kỹ thuật canh tác qua hệ thống truyền thanh, truyền hình của tỉnh, huyện,…

Có thể nói, so với truyền thống kỹ thuật canh tác hiện nay của ngƣời Chil đ có sự biến đổi rõ rệt. Trƣớc kia, kỹ thuật trồng trọt đƣợc lƣu truyền qua duy nhất một kênh là truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay, ngƣời Chil đ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt qua nhiều kênh nhƣ tập huấn, cán bộ hƣớng dẫn, xem ti vi, đài phát thanh, sách vỡ,…

Về dụng cụ sản xuất

Trong truyền thống, ngƣời Chil sử dụng công cụ sản xuất đƣợc làm từ các loại cây trong rừng nên khá thô sơ nhƣ rìu, xà gạc, gậy chộc lỗ, gùi,... và do ngƣời Chil tự làm lấy. Hiện nay, những dụng cụ sử dụng trong sản xuất của ngƣời Chil về

80

cơ bản vẫn không thay đổi nhiều nhƣng họ không còn tự làm lấy mà mua ở các cửa tiệm, hàng tạp hóa. Ngoài ra, các dụng cụ sản xuất hiện đại nhƣ: máy cày, máy bơm

Một phần của tài liệu Sinh kế của người chil ở khu dự trữ sinh quyển lang biang, tỉnh lâm đồng truyền thống và biến đổi (Trang 80 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)