Phân loại rừng

Một phần của tài liệu Sinh kế của người chil ở khu dự trữ sinh quyển lang biang, tỉnh lâm đồng truyền thống và biến đổi (Trang 42 - 46)

7. Kết cấu của luận án

2.1.1. Phân loại rừng

Khu vực Lang Biang là rừng nguyên sinh, có hệ sinh thái đa dạng với hệ động thực vật phong phú và đƣợc đánh giá là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam. Các giá trị đa dạng sinh học nổi bật chứa đựng trong khu vực này mang tính toàn cầu. Các nhà khoa học đ ghi nhận, nơi đây có 153 loài động thực vật nằm trong Sách đỏ Việt Nam vào năm 2007 và 154 loài có tên trong Danh mục Đỏ IUCN vào năm 2010. Cơ quan bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF) cũng đ xác định, nơi đây là khu vực ƣu tiên bảo tồn số 1 (Khu vực SA3) trong

Chương trình bảo tồn các dãy núi chính Nam Trường Sơn của Việt Nam (Bidoup, 2018). Vì thế, đối với ngƣời Chil ở Lang Biang, rừng có vai trò rất quan trọng, gần nhƣ mọi hoạt động sinh kế của họ đều g n chặt với rừng. Ngƣời Chil xem rừng là tài sản của cộng đồng, do cộng đồng làm chủ nên mọi ngƣời trong cộng đồng phải có trách nhiệm bảo vệ rừng, giữ rừng.

Qua điền d thực tế tại địa bàn, chúng tôi nhận thấy rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với ngƣời Chil trong quá khứ cũng nhƣ hiện tại. Rừng chính là

36

không gian sinh tồn, môi trƣờng sống, đồng thời là môi trƣờng và điều kiện lao động, sản xuất, thu hoạch tạo thu nhập của ngƣời Chil.

Đối với ngƣời Chil, không phải rừng nào cũng có thể khai phá, không phải mùa nào cũng có quyền khai thác. Ngƣời Chil, xuất phát từ quan niệm, có những quy định chặt chẽ bởi những luật tục của cộng đồng nhằm bảo vệ rừng khỏi sự suy kiệt. Có thể xem đây nhƣ quy t c, định chế bảo vệ, khai thác và phát triển rừng theo hƣớng bền vững của một dân tộc. Để bảo vệ rừng, ngƣời Chil có những quy định về khai thác rừng rất chặt chẽ. Tùy vào từng loại rừng mà ngƣời Chil có sự phân biệt và có cách ứng xử phù hợp. Trong truyền thống, ngƣời Chil chia rừng thành 4 loại: rừng già, rừng ma, rừng đầu nguồn và rừng khai thác. Tƣơng ứng với mỗi loại rừng, ngƣời Chil có cách ứng xử khác nhau nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả, hợp lý theo cách của họ để bảo tồn môi trƣờng sống. Cách ứng xử đó đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo nên tri thức địa phƣơng dân tộc.

- Rừng già hay còn gọi là rừng thiêng, là rừng tự nhiên nên có nhiều cây sinh trƣởng lâu năm, có nhiều cây đƣờng kính lên đến một mét. Thậm chí, có những thân cây 2, 3 ngƣời ôm không xuể. Đây thƣờng là những cây gỗ quí. Rừng già chỉ có già làng, thầy cúng,... tức những ngƣời có uy tín, có trách nhiệm, có khả năng thông linh với các lực lƣợng siêu nhiên (Trời, Đất, Nƣớc, Lửa) mới đƣợc vào. Ngƣời Chil tin rằng, rừng già là nơi ngự trị của thần linh nên không đƣợc xâm phạm, không đƣợc ph p phát hoang để canh tác. Hay nói cách khác, rừng già là rừng cấm. Đối với ngƣời Chil, rừng già rất linh thiêng nên họ không bao giờ đặt chân vào rừng, không khai thác hay sử dụng bất kỳ thứ gì ở trong rừng này. Theo lời Lơ Mu Ha Dân (83 tuổi, Đạ Sar), “rừng thiêng chỉ có già làng được vào, người nào không có quyền mà tự ý vào thì sẽ bị ốm. Lâu lâu, mọi người mang heo, bò đến cúng dưới chân núi rừng thiêng. Cúng xong là phải về, không được vào rừng”.

Tuy mang màu s c tâm linh, phản ánh tín ngƣỡng truyền thống, song thực chất, đây chính là định chế tinh thần của ngƣời Chil, phản ánh qua quan niệm, nhằm bảo vệ tốt hai yếu tố cơ bản là nguồn nƣớc và nguồn gen địa phƣơng. Các yếu tố thần linh gán cho rừng già là quan niệm tạo ra quyền lực linh thiêng. Nghi lễ cúng,

37

cung tiến sản vật là sự tạ ơn. Các hoạt động nghi lễ là cơ hội và cũng là hành vi liên thông, giao thoa giữa dân tộc, con ngƣời với tự nhiên.

- Rừng ma là khu rừng đƣợc ngƣời Chil chọn làm nơi chôn cất ngƣời chết nên không đƣợc khai thác, không đƣợc xâm phạm. Ngƣời Chil quan niệm, ngƣời chết nhƣng linh hồn vẫn tồn tại nên họ cần nơi trú ngụ và rừng ma chính là không gian cho các linh hồn cƣ trú. Rừng ma thƣờng nằm gần nơi cƣ trú các bon của ngƣời Chil. Hầu hết, ngƣời trong bon đều biết đến sự tồn tại của khu rừng này nên không có ai vi phạm, không chặt phá, xâm hại, khai thác ở khu vực này. “Rừng ma có rất nhiều cây to, là nơi chôn cất người chết nên người dân không ai dám xâm phạm vì sợ thần linh trách phạt. Chỉ có già làng mới dám vào mà thôi”[PVS Rảông Ha Tiên, 65 tuổi, TT Lạc Dƣơng]. Thực tế, đây là tầng thứ hai trong cơ cấu bậc quản trị tự nhiên của ngƣời Chil (cũng nhƣ một số dân tộc khác trong khu vực nhƣ: Raglai, Mạ,...). Mỗi khu vực cƣ trú của cộng đồng dân tộc, ngoài không gian cƣ trú còn cần có một “vùng đệm giữa con ngƣời với đại ngàn, ngăn việc con ngƣời tùy tiện lấn vào không gian rừng già. Vùng đệm đó chính là nơi cƣ trú của ngƣời chết, là không gian cƣ trú của linh hồn.

- Rừng đầu nguồn là những khu rừng nằm ở đầu các con sông, con suối. Rừng đầu nguồn cũng đƣợc coi là rừng thiêng vì nó là nơi cƣ trú của các thần linh nhƣ thần sông, thần suối,... nên cũng không đƣợc xâm hại. Rừng đầu nguồn thƣờng có rất nhiều cây cổ thụ, cây cối rậm rạp nên cũng đƣợc coi là rừng già. Chính vì thế không đƣợc xâm phạm, khai phá làm nƣơng rẫy, nếu thành viên nào trong cộng đồng xâm hại sẽ bị phạt rất nặng. Ngoài ra, rừng đầu nguồn còn là nơi lƣu giữ nguồn nƣớc, bảo vệ nguồn nƣớc sinh hoạt cho cộng đồng nên cấm mọi hành vi chặt phá, xâm hại. “Rừng đầu nguồn rất linh thiêng, nếu ai vi phạm phải làm lễ nhờ già làng cúng, tạ tội với thần linh nếu không cả làng sẽ bị trừng phạt” [PVS Lơ Mu Ha Dân, 83 tuổi, Đạ Sar].

- Rừng khai thác thƣờng là rừngchồi. Rừng này nằm ở khu vực gần bìa rừng với vị trí tƣơng đối bằng phẳng. Rừng này cây lớn không nhiều, chủ yếu là các cây nhỏ, bụi rậm,... nên ngƣời Chil có quyền khai phá để canh tác. Sau một thời gian

38

khai thác, khu vực rừng cũ sẽ đƣợc bỏ hoang, không tiếp tục việc trồng trỉa, ngƣời dân tìm khu vực khác. Trong quan niệm cũ, ngƣời ta cho rằng tập quán phá rừng làm nƣơng rẫy là nguyên nhân chính gây suy kiệt rừng. Thực tế ngƣợc lại, đây là cách cho đất nghỉ ngơi, có thời gian để tự hồi phục trở lại.

Kết quả điền dã, tháo luận nhóm chúng tôi ghi nhận trong quan niệm của đồng bào: đối với rừng nghèo đ khai thác nông nghiệp, nếu bỏ hoang không khai thác, không can thiệp, trong khoảng 20 năm, rừng chồi sẽ tự tái sinh tự nhiên, trả lại lớp thực bì với chất lƣợng ngang bằng với rừng khi con ngƣời mới b t đầu khai thác. Trƣớc khi dời sang phát, đốt và canh tác ở khu vực khác, việc đốt vạt rừng – rẫy cũ không những không làm bạc màu đất mà ngƣợc lại, còn tạo ra lớp tro mùn bổ sung cho đất, tiêu diệt các mầm bệnh, các mầm gen ngoại lai (do con ngƣời canh tác mang đến), tạo điều kiện tốt nhất để hồi phục đất, tái sinh các nguồn gen địa phƣơng. Vì thế, ngay trong khi đang khai thác, sản xuất, ngƣời Chil vẫn không bao giờ xúc, lật đất mặt vùng khai thác, không cạo tr ng lớp thực bì vốn có. Để cho rừng tái sinh tự nhiên, con ngƣời chỉ đơn giản là không can thiệp vào khu vực đất trong một thời gian nhất định (khoảng 15 - 20 năm). Phần còn lại, tự nhiên sẽ tự biết cách bố trí cân đối, con này, cây kia sẽ là thiên địch kh c chế, hoặc giá thể sinh sôi của loài này, cây khác. Tuy chƣa đƣợc đúc kết thành lý luận khoa học, song hệ thống quan niệm này, chúng tôi đánh giá là tiệm cận với khoa học lâm sinh hiện đại, phù hợp với yêu cầu bảo vệ, khai thác và phát triển môi trƣờng sinh thái theo hƣớng bền vững. Đây là quan niệm tri thức địa phƣơng rất đáng quan tâm.

Trên đây là 4 loại rừng mà các ngƣời già thƣờng nh c đến khi chúng tôi nghiên cứu tại cộng đồng. Theo đó, trong truyền thống ngƣời Chil rất chú trọng và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên t c này trong quá trình khai phá rừng canh tác. Về bản chất, đó chính là cấu trúc rừng, cũng là 4 phân cấp quản trị rừng độc đáo của ngƣời Chil và một số dân tộc khác trong cùng khu vực.

Qua cách phân loại rừng nhƣ trên, cho thấy ngƣời Chil luôn có ý thức bảo vệ rừng. Những hoạt động sinh kế thƣờng chỉ diễn ra ở những cánh rừng mà cộng đồng, luật tục của ngƣời Chil cho ph p. Và để bảo vệ những khu rừng cấm, ngƣời

39

Chil thƣờng g n yếu tố “thiêng” và xem đó nhƣ là một yếu tố quan trọng để bảo vệ rừng. Mặc dù ngƣời Chil là cƣ dân tại chỗ sống nhờ rừng nhƣng với ý thức cao nhƣ vậy nên trong truyền thống rừng vẫn giữ đƣợc nguyên trạng không có tình trạng khai thác bừa b i nhƣ hiện nay. Nó là một hình thức quản trị rừng từ sơ khai nhƣng rất sâu s c và có giá trị thực tiễn bền vững.

Một phần của tài liệu Sinh kế của người chil ở khu dự trữ sinh quyển lang biang, tỉnh lâm đồng truyền thống và biến đổi (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)