Canh tác nương rẫy

Một phần của tài liệu Sinh kế của người chil ở khu dự trữ sinh quyển lang biang, tỉnh lâm đồng truyền thống và biến đổi (Trang 53 - 59)

7. Kết cấu của luận án

2.2.1. Canh tác nương rẫy

Do sống du canh du cƣ trên những sƣờn núi thuộc cao nguyên Lang Biang nên canh tác nƣơng rẫy là hoạt động sinh kế chính của ngƣời Chil. Để có đất canh tác, ngƣời Chil phát rừng làm rẫy. Trong truyền thống, rẫy đƣợc ngƣời Chil phân thành 3 loại dựa vào chất lƣợng rừng: rẫy rừng già, rẫy thứ sinh, rẫy rừng non “rẫy rừng già được gọi là mir pri đăm hay mir gốt, rẫy rừng thứ sinh 10 năm trở lên được gọi là mir nem, rẫy rừng non 3-5 năm, gọi là mir ep, mir gọi hay mir t’pố” [35; 60]. Trong 3 loại rẫy trên, ngƣời Chil thƣờng chọn rẫy rừng thứ sinh 10 năm vì loại rẫy này ít cỏ, dễ phát cho năng suất cao và ổn định. Rẫy rừng già tuy đất tốt nhƣng do có nhiều cây to mất nhiều công phát rẫy. Đặc biệt, ngƣời Chil ít khi chọn rẫy rừng non vì thuật ngữ chỉ loại rẫy này (mir t’pố) trùng với thuật ngữ chỉ rẫy đ bỏ hóa.

Quy trình canh tác nương rẫy

Quy trình canh tác nƣơng rẫy của ngƣời Chil cơ bản giống các nhóm cƣ dân địa phƣơng Trƣờng Sơn – Tây Nguyên. Đó là loại hình canh tác du canh luân khoảnh với các công đoạn: chọn rẫy, phát rẫy, phơi khô, đốt rẫy, gieo trồng, làm hàng rào, làm cỏ, thu hoạch g n với hệ thống nông lịch của ngƣời Chil. Trong quá trình canh tác, trƣớc khi biết áp dụng tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại, ngƣời Chil thƣờng sử dụng tri thức địa phƣơng của mình vào trong quá trình chọn đất rẫy, chọn giống, đoán định thời tiết qua các hiện tƣợng tự nhiên,…..

Thông thƣờng, khi di cƣ đến bon mới, việc đầu tiên ngƣời Chil tiến hành là chọn đất canh tác. Nơi đất rẫy đƣợc chọn nằm trong phạm vi ranh giới của bon. Công việc chọn rẫy thƣờng do ngƣời đàn ông đảm nhiệm và thƣờng là già làng, ngƣời lớn tuổi vì những ngƣời này có nhiều kinh nghiệm. Theo ký ức của Lơ Mu Ha Thai (92 tuổi, Đƣng K’nớ), “Những vùng rừng có đất tốt, ổn định cho năng suất cao thường có cây Ha Piêng sinh sống. Hàng năm, vào tháng giêng, họ mang heo, gà tới nhà chủ rừng (Tombri) để cúng và chọn rừng”. Sau khi chọn đƣợc đám đất rẫy vừa ý, ngƣời Chil phát quang một đám để đánh dấu quyền sở hữu. Đến đầu

47

tháng 1 theo lịch ngƣời Chil (tháng 2 theo Âm lịch của ngƣời Kinh), ngƣời Chil b t đầu tiến hành phát rẫy. Trƣớc khi phát rẫy họ chặt một khúc cây để ở đầu giƣờng, sau 8 ngày khi khúc cây đ khô ngƣời Chil mới b t đầu phát phần bao quanh rẫy để khi đốt lửa không cháy lan ra rừng.

Phát rẫy là công đoạn vất vả, cần sự chung tay của nhiều ngƣời trong gia đình, thậm chí là cả những ngƣời trong dòng họ. Đây là hình thức “cộng đồng trách nhiệm, hợp tác sản xuất” đầu tiên và dễ thấy nhất ở ngƣời Chil. Việc phát rẫy đƣợc phân công theo giới tƣơng đối chặt chẽ: đàn ông dùng rìu và xà gạc chặt cây phía trƣớc, phụ nữ và trẻ em theo sau dùng dao phát những bụi cây nhỏ và chặt cành ra khỏi cây to đ đổ phía sau. Để lựa chiều cho cây dễ đổ ngƣời Chil thƣờng phát rẫy từ thấp lên cao. Với những cây quá to, họ sẽ chặt sâu một đƣờng quanh cây sau đó để cây khô chết dần. Thời gian phát rẫy thƣờng k o dài trên dƣới một tháng. Phát xong, ngƣời Chil rải đều cây ra trên rẫy và phơi khô khoảng từ một tháng đến tháng rƣỡi thì b t đầu đốt. Sau khi đốt, lớp than tro đƣợc sử dụng làm phân bón tại chỗ. Việc đốt rẫy thƣờng đƣợc tiến hành trƣớc những cơn mƣa đầu mùa khoảng 3 – 4 ngày mục đích là để lớp tro than không bị gió cuốn bay làm ảnh hƣởng đến năng suất cây trồng. Việc đốt rẫy đƣợc tiến hành vào đầu giờ chiều vì lúc này n ng to, cây đang khô nỏ sẽ cháy lớn, nhanh. Để cho lửa khỏi cháy lan sang những đám rừng khác, ngƣời Chil đốt từ nhiều điểm xung quanh và cho cháy vào giữa, đồng thời tránh đốt theo chiều gió. Sau khi lửa đƣợc châm, những ngƣời trong gia đình đi xung quanh đám rẫy canh chừng và dập những đám cháy nhỏ, cháy lan.

Muốn biết khi nào trời s p mƣa, ngƣời Chil thƣờng dựa vào các hiện tƣợng tự nhiên nhƣ nhìn vị trí các chòm sao, xem lá cây rừng, tiếng kêu của các con vật,… Tƣơng tự vậy, để biết đƣợc các thời điểm gieo trồng, thu hoạch, ngƣời Chil cũng dựa vào các hiện tƣợng tự nhiên nhƣ: “Bắt đầu từ sau mùa thu hoạch, vào lúc chập tối, nếu sao nằm giữa đỉnh đầu: phát rẫy, hơi chếch sang Tây: sắp có mưa, chuẩn bị trỉa lúa, sắp lặn về tây: ngưng trỉa; vào mùa tháng 4, thấy lá quế rừng chuyển từ màu xanh sang màu nâu sậm là sắp có mưa, thấy con ve sầu kêu là trời sắp có mưa. Ngoài ra, giống như người Ba Na, Xơ Đăng và nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên,

48

người Cơ Ho cũng thành thạo trong việc theo dõi sự biến đổi của hoa cây gạo để biết các công đoạn phải làm trong chu trình nương rẫy. Theo đó khi hoa gạo ra hoa: phát rẫy, hoa gạo rụng: trỉa lúa, ra quả bông: trỉa xong ”[35; 69-71]. Những kinh nghiệm đoán định thời tiết nhƣ thế này đƣợc ngƣời Chil đúc kết qua bao nhiêu thế hệ và đƣợc truyền từ đời này sang đời khác. Nhờ những kinh nghiệm này mà họ tránh đƣợc những rủi ro do thời tiết đƣa lại.

Khoảng đầu tháng 3 theo lịch của ngƣời Chil, khi b t đầu mùa mƣa ngƣời Chil tiến hành gieo trồng và làm hàng rào để tránh thú rừng phá hoại mùa màng. Việc gieo trồng đúng và kịp thời vụ luôn đƣợc ngƣời Chil chú ý. Để tiện làm cỏ, chăm sóc mùa màng và xua đuổi thú rừng ngƣời Chil thƣờng làm một ngôi nhà tạm trên rẫy để ở lại. Thu hoạch là công đoạn cuối cùng của quy trình canh tác. B p đƣợc thu hoạch sớm, khoảng đầu tháng 8 và tháng 9, tháng 10 (lịch của ngƣời Chil) thu hoạch lúa. Nhƣ vậy, mỗi năm ngƣời Chil chỉ canh tác một mùa vụ, kéo dài 10 tháng b t đầu từ tháng 1 đến tháng 10 tính theo lịch của ngƣời Chil. “Từ tháng 2 đến tháng 11 tính theo âm lịch, từ tháng 3 đến tháng 12 theo dương lịch hay từ tháng 1 đến tháng 10 tính theo lịch người Cơ Ho”[35; 67]. B t đầu từ tháng 11 đến tháng 12 là thời gian nông nhàn. Thời gian này ngƣời Chil thƣờng đi săn, dệt vải, làm nhà, cƣới hỏi, thăm hỏi ngƣời thân,…

Do phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, không có hệ thống tƣới tiêu, không sử dụng phân bón nên sau một thời gian canh tác nhất định ngƣời Chil phải cho đất nghỉ ngơi nhằm phục hồi độ màu mỡ của đất. Thông thƣờng, rẫy của các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên đƣợc canh tác trong khoảng 10 năm thì bỏ hóa. Riêng ngƣời Chil do sống trên các triền dốc cao đất nhanh bạc màu nên vòng quay của rẫy thƣờng ng n hơn thƣờng là 5-7 năm. “Nhóm Chil, do sinh sống trên cao, đất dốc, nhanh bạc màu, tốc độ du cư mau hơn, khoàng 5-7 năm một lần”[35; 69].

Giống cây trồng

Do đặc điểm địa hình nên cây trồng chính của ngƣời Chil là cây b p, tiếp đến mới là cây lúa. Lúa và b p (ngô) đƣợc ngƣời Chil trồng xem kẽ, khi đƣợc khoảng 3 tháng họ thu hoạch b p trƣớc và lúc này lúa đ lên tốt và chuẩn bị trổ bông. Ngoài

49

b p, lúa cây trồng trên rẫy còn có các loại rau màu: bí (tơ pâu), bầu (pe ning), thuốc lá (rơ pao), bông dệt vải (đíc),… nhằm đáp ứng nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm cho gia đình theo hƣớng tự cung tự cấp. Ngƣời Chil có 3 giống b p chính: b p đá (Mpô ); b p nếp (Mpô liêng); b p đỏ (Mpô Brông). Đối với mỗi loại b p ngƣời Chil có các chu kỳ trồng và thu hoạch khác nhau. B p nếp, b p đỏ thƣờng đƣợc ngƣời Chil trồng vào tháng 4 và thu hoạch vào tháng 8, b p đá trồng tháng 4 và thu hoạch tháng 9. Trong 3 giống b p trên, ngƣời Chil thích nhất là b p đá vì năng suất cao và khi sử dụng cũng có lợi hơn do lúc nấu b p sẽ bung nở nhiều. Nói chuyện với chúng tôi về giống cây trồng trên rẫy trong truyền thống của ngƣời Chil nói chung, của gia đình mình nói riêng chị K’Doang (50 tuổi, TT Lạc Dƣơng) cho biết “Hồi nhỏ ở với bố mẹ trong làng Mận (làng cũ) phát rừng làm rẫy. Trên rẫy chủ yếu trồng bắp, ngoài ra cũng có trồng thêm một số cây khác làm như bầu bí, thuốc lá, bông,… Nguồn thực phẩm chính là bắp chứ không phải là gạo như bây giờ”.

Thông thƣờng năm đầu tiên, ngƣời Chil trồng b p và trồng xen canh các loại cây khác. Đến năm thứ 2, 3 khi đất đ bớt màu mỡ ngƣời Chil chỉ trồng b p. B p ngoài sử dụng làm lƣơng thực chính, ngƣời Chil còn dùng b p để nấu rƣợu, cám b p dùng để chăn nuôi.

Kỹ thuật canh tác

Kỹ thuật canh tác của ngƣời Chil ở giai đoạn này rất thô sơ, thủ công chủ yếu là dùng sức ngƣời. Công cụ sử dụng trong sản xuất nƣơng rẫy của ngƣời Chil bao gồm: gùi, rựa, cuốc, đặc biệt là chà gạc - đây là công cụ chặt rất phổ biến, hiệu quả của cƣ dân Trƣờng Sơn – Tây Nguyên. Khi thu hoạch, ngƣời Chil dùng tay. Đối với b p thì bẻ từng quả bỏ vào gùi, đối với lúa thì dùng tay tuốt bỏ vào gùi nhỏ có dây đeo quanh bụng. Khi nào thu hoạch đầy gùi họ đem đổ vào kho cạnh rẫy hoặc chuyển sang gùi to mang về kho đặt tại đầu làng. B p sau khi thu hoạch sẽ đƣợc buộc lại thành chùm và treo trên gác bếp tránh mối mọt và làm giống cho mùa vụ sau.

Các nghi lễ

Do sống phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên nên ngƣời Chil có rất nhiều kiêng kỵ, nghi lễ, thờ cúng đa thần. Ngƣời Chil quan niệm thế giới có ba tầng: tầng trời,

50

tầng ngƣời sống và tầng ngƣời chết. Tầng trời là nơi cƣ ngụ của các thần linh, tầng ngƣời sống là nơi cƣ ngụ của con ngƣời, cỏ cây và muông thú, tầng ngƣời chết là nơi linh hồn những ngƣời đ chết cƣ ngụ. Do quan niệm nhƣ vậy, nên trong quá trình làm rẫy ngƣời Chil thƣờng có rất nhiều nghi lễ cúng các thần linh mong đƣợc che chở, bảo vệ cho mƣa thuận gió hòa, mùa màng tốt tƣơi. Các nghi lễ liên quan đến cầu mùa gồm có cúng chọn đất, phát rẫy, đốt rẫy, gieo trồng, cầu cho lúa ra nhiều bông, rƣớc lúa về nhà,...

Trước kia, người Chil có rất nhiều nghi lễ liên quan đến làm rẫy như chọn đất, phát rẫy, gieo hạt, lúa trổ bông, rước lúa về nhà,…Những nghi lễ này thường được tổ chức tập thể, sau khi cúng xong mọi người cùng nhau ăn uống vui vẻ. [PVS Rơ Ông KDông, 63 tuổi, Đƣng K’nớ]

Thời cha mẹ khi làm rẫy có rất nhiều nghi lễ để cúng cầu mong các thần linh che chở, cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Bây giờ thì hết rồi, chỉ có đi nhà thờ cầu nguyện Chúa. Sau khi thu hoạch dâng một phần thành quả lên Chúa chứ không cúng, không làm nghi lễ gì hết. [PVS Rả Ông Ha Tiên, 65 tuổi, TT Lạc Dƣơng]

Nghi lễ cúng trƣớc khi chọn đất làm rẫy thƣờng diễn ra ở nhà già làng và mời những ngƣời có uy tín trong bon đến dự. Lễ vật cúng bao gồm một con gà, cơm, trứng. Đầu gà và trứng đƣợc chẻ đôi, cơm đƣợc dàn thành mặt phẳng trong nia. Thầy cúng đọc bài cúng, đặt đầu gà và trứng lên bàn tay sau đó úp xuống nia cơm. Nếu một trong hai úp là điềm báo tốt, thần linh cho phép làm. Sau khi cúng mọi ngƣời tập trung ăn uống vui vẻ.

Vào khoảng tháng 2 đến tháng 3 theo lịch ngƣời Chil, trƣớc khi chính thức phát rẫy, ngƣời Chil chuẩn bị lễ vật để cúng thần lửa. Lễ vật bao gồm một con gà và một ch rƣợu. Trong lời cúng có đoạn: “Lửa đừng có cháy rừng, cây khô thì lửa ăn, cây xanh lửa để lại”. Sau khi hoàn thành nghi lễ ngƣời Chil mới tiến hành phát rẫy. Cũng nhƣ chọn, phát và đốt rẫy, trƣớc khi gieo trồng ngƣời Chil tiến hành nghi lễ cầu mong cho mƣa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ vật cúng trong nghi

51

lễ này là những loại bánh đƣợc làm từ bột gạo trộn lẫn vỏ chuối và đốt thành tro ngƣời Chil gọi là Piêng Pul.

Khi lúa b t đầu trổ bông ngƣời Chil tiến hành làm lễ cầu cho lúa ra nhiều bông cho nhiều thóc…. Nghi lễ đƣợc tiến hành tại ng 3 đƣờng: nơi đi vào rẫy, do thầy cúng tiến hành. Trong bon, nhà nào có phần rẫy đi qua đƣờng này đều phải mang lễ vật ra cúng, tùy theo điều kiện gia đình mà lễ vật có thể nhiều hay ít. Trƣớc khi tiến hành nghi lễ, ngƣời Chil đặt cây nêu lớn giữa ng ba đƣờng cùng lễ vật là một con gà trống, trong lời khấn có đoạn:“Ơ Yàng! Trời đổ mưa xuống, hạt giống nảy mầm, bây giờ xanh tươi, nay mai trổ bông kết trái, mong cho lúa chắc hạt thu về đầy nhà, con cháu ăn uống thỏa thuê”. Cúng xong, lễ vật của ai mang về nhà ấy.

Khi lúa s p chín, những ngƣời Chil trong bon làm lễ phát đƣờng lên rẫy để rƣớc lúa về. Trƣớc khi đƣa lúa về nhà, ngƣời Chil làm lễ cúng gọi là cúng rƣớc lúa về nhà. Lời cúng có đoạn: “Ơ Yàng… ăn cơm dẻo, cơm ngon, rượu đầy chóe. Yàng hãy uống đi, xin Yàng phù hộ cho nhà ấm no hạnh phúc”. Sau khi cúng họ lấy một ít lúa mang về nhà rang lên rồi giã thành cốm đặt lên bàn thờ cúng. Sau nghi lễ này khoảng 2 tuần ngƣời Chil mới tiến hành thu hoạch lúa để vào kho thóc dùng tới mùa rẫy sau.

Nhƣ vậy, canh tác nƣơng rẫy của ngƣời Chil thời kỳ này mang tính chất tự cung tự cấp là chính chứ không có sản phẩm dƣ thừa để trao đổi. Hình thức canh tác luân khoảnh là loại hình thích ứng tốt với điều kiện tự nhiên vùng rừng núi, không thuận lợi cho việc tƣới tiêu. Đây cũng là loại hình canh tác thân thiện môi trƣờng vì không sử dụng phân bón hóa học. Tuy nhiên, do phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên nên năng suất không ổn định. Và để cầu mong cho mƣa thuận gió hòa, sức khỏe ngƣời Chil thƣờng tổ chức các nghi lễ, thờ cúng các thần linh. Ngƣời Chil quan niệm, cũng nhƣ con ngƣời, mọi vật đều có linh hồn và những linh hồn đó luôn theo dõi, ảnh hƣởng đến cuộc sống con ngƣời. Từ đó, ngƣời Chil có những kiêng kỵ, thờ cúng nên cuộc sống của ngƣời Chil trong truyền thống rất êm ả, bình yên.

52

Một phần của tài liệu Sinh kế của người chil ở khu dự trữ sinh quyển lang biang, tỉnh lâm đồng truyền thống và biến đổi (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)