Nghề thủ công

Một phần của tài liệu Sinh kế của người chil ở khu dự trữ sinh quyển lang biang, tỉnh lâm đồng truyền thống và biến đổi (Trang 61 - 63)

7. Kết cấu của luận án

2.2.3. Nghề thủ công

Đối với nhiều dân tộc, thủ công là ngành nghề chính trong cơ cấu sinh kế, đƣa lại thu nhập ổn định đối với đời sống kinh tế. Do đó, nó đƣợc xem là nghề phi nông nghiệp. Tuy nhiện đối với ngƣời Chil, nghề thủ công truyền thống chỉ là ngành nghề bổ trợ, sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đáp ứng cuộc sống của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Họ tiến hành công việc này những lúc rảnh rỗi, nông nhàn và là tiêu chí đối với những ngƣời Chil trƣởng thành. Do đó, nghề thủ công truyền thống của ngƣời Chil là sinh kế có thể xếp vào hoạt động sản xuất chứ không phải là một sinh kế độc lập.

Đan lát

Đan lát là công việc phổ biến trong cộng đồng ngƣời Chil. Ngƣời đảm nhận công việc này là đàn ông và là tiêu chí b t buộc đối với thanh niên khi đến tuổi trƣởng thành. Đan lát thƣờng đƣợc tiến hành vào những tháng nông nhàn. Các sản phẩm phổ biến là gùi, rổ, rá, dụng cụ đánh b t cá, chiếu lá, dụng cụ đi săn,... Do có nhiều mục đích khác nhau nên ngƣời Chil thƣờng đan gùi theo nhiều kích cỡ khác nhau nhƣ gùi để lấy nƣớc, gùi đeo khi làm rẫy, gùi nhỏ đeo quanh lƣng dùng trong trỉa lúa, b p và tuốt lúa, gùi lớn để vận chuyển lúa,…

Tùy từng sản phẩm mà ngƣời Chil áp dụng kỹ thuật đan khác nhau. Đối với ngƣời Chil gùi là sản phẩm đặc trƣng nên kỹ thuật đan cũng đƣợc chú trọng. Đối với những sản phẩm cần độ bền, ch c ngƣời Chil thƣờng sử dụng kỹ thuật đan nong mốt, với những sản phẩm cần độ thoáng, nhẹ thì đan nong đôi, nong ba. Dụng cụ sử dụng trong đan lát bao gồm dao lớn để chẻ tre, dao nhỏ để vót nan, dùi s t để đục lỗ,… Sống trông rừng già nên nguyên liệu phục vụ cho đan lát rất phong phú, đa dạng và luôn có sẵn nhƣ: lồ ồ, tre, mây, song, các loại lá rừng,… Nguyên t c khai thác các nguyên vật liệu dùng theo hƣớng không tận diệt.

Dệt vải

Dệt vải là công việc của phụ nữ. Cũng nhƣ đan lát là tiêu chuẩn đối với thanh niên thì dệt vải là tiêu chuẩn b t buộc đối với các cô gái. Sản phẩm dệt phổ biến của ngƣời Chil là tấm ui (một loại chăn đa công dụng). Tấm ui này có thể sử dụng vào

55

nhiều mục đích khác nhau, nó có thể sử dụng làm chăn đ p, áo choàng truyền thống, hoặc sử dụng để trao đổi các hàng hóa khác giữa các nhóm Cơ ho với nhau. Đặc biệt, tấm ui là lễ vật không thể thiếu của họ nhà gái đối với họ nhà trai trong các đám cƣới.

Công việc dệt vải đƣợc tiến hành quanh năm nhƣng nhộn nhịp nhất là những tháng nông nhàn. Thƣờng những lúc rảnh rỗi những ngƣời phụ nữ trong nhà sẽ tập trung quanh khung cửi, ngƣời lớn thì dệt vải còn trẻ gái nhỏ thì học dệt vải. Ngƣời Chil thƣờng dệt những tấm khăn lớn gọi là ui với bề ngang khoảng 1,2m, chiều dài 2m. Ngoài việc làm tấm choàng, chăn đ p, khăn trải bàn, tấm ui còn có thể đƣợc c t may thành những bộ trang phục truyền thống mặc trong các lễ hội quan trọng hoặc may thành váy, khố, khăn, … Nói chúng, tùy vào mục đích mà ngƣời Chil có thể biến tấu từ tấm ui.

Nguyên liệu để dệt vải bao gồm sợi bông và chỉ màu. Để có nguyên liệu ngƣời Chil phải tự mình trải qua các công đoạn nhƣ trồng bông, hái bông, cán bông, bật bông, xe chỉ, cuốn chỉ, nhuộm màu và cuối cùng mới dệt. Bông thƣờng đƣợc ngƣời Chil trồng trên rẫy. Để có tấm vải màu, ngƣời Chil nhuộm sợi trƣớc rồi mới dệt. Nguyên liệu để nhuộm màu đƣợc khai thác từ cây cỏ trong rừng, tùy vào màu chỉ mà có những nguyên liệu tƣơng ứng.

Nghề rèn

Nghề rèn có ở hầu hết các bon và do ngƣời đàn ông đảm nhiệm. Tuy nhiên, mỗi bon chỉ có một hoặc hai ngƣời làm thợ rèn. Công việc chính của ngƣời thợ rèn là sửa chữa nông cụ và gia cụ nhƣ dao, rìu, cuốc, liềm gặt lúa, cày, bừa,… Do nhu cầu chỉ bó hẹp trong việc sửa chữa nông cụ s t, nghề rèn chƣa mang tính chuyên nghiệp. Thƣờng thì ngƣời thợ rèn chỉ làm một tháng trƣớc mùa làm nông, thời gian còn lại, họ cũng làm nƣơng rẫy. Do chỉ phục vụ trong bon nên dụng cụ của ngƣời thợ rèn cũng đơn giản, bao gồm bễ thổi lửa, lò than, đe, kìm và búa bằng s t. Ngƣời Chil thƣờng trả công cho ngƣời thợ rèn bằng hiện vật nhƣ rƣợu, gà hoặc đổi bằng công lao động trên nƣơng rẫy hay ở nhà tùy vào thỏa thuận. Do tính chất công việc cũng nhƣ sự khan hiếm thợ nên những ngƣời thợ rèn rất đƣợc coi trọng vì công việc

56

của họ đem lại sự tốt đẹp cho mọi ngƣời. Nhờ có những ngƣời thợ rèn mà ngƣời Chil có công cụ phục vụ cho trồng trọt.

Mặc dù không đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sinh kế, nhƣng các nghề thủ công có vai trò quan trọng trong đời sống của ngƣời Chil. Đó là cung cấp các sản phẩm phục vụ sản xuất, nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cho ngƣời Chil.

Một phần của tài liệu Sinh kế của người chil ở khu dự trữ sinh quyển lang biang, tỉnh lâm đồng truyền thống và biến đổi (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)