3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp
3.1.2 Phương hướng và mục tiêu về thị trường
Ngày nay, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, và được xem là “Con gà đẻ trứng vàng” của quốc gia.Ngành du lịch Việt Nam đang ngày càng tiến thoái kinh tế thế giới, thiên tai và dịch bệnh. Với tiềm năng du lịch hiện có, du lịch Việt Nam đang ngày càng khởi sắc và phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch quốc gia, du lịch của thành phố Đà Nẵng cũng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trên cơ sở đó, ngành du lịch Đà Nẵng đã xác định phương hướng phát triển bền vững, ưu tiên phát triển du lịch biển, núi là hướng chủ yếu, đồng thời phát triển du lịch văn hóa-lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch công vụ theo hướng xây dựng sản phẩm đặc thù và có sức cạnh tranh cao ở trong nước và khu vực. Phát triển du lịch Đà Nẵng gắn với quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế- xã hội thành phố và quy hoạch tổng thể du lịch cả nước, liên kết chặt chẽ với du lịch miền Trung – Tây Nguyên và cả nước, đặc biệt là với tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế.
Với mục tiêu là số lượt khách đến Đà Nẵng đến năm 2015 ước đạt khoảng 3,5 triệu lượt khách và đến năm 2020 đạt 8,1 triệu lượt khách, tốc độ tăng trung bình hàng năm giai đoạn 2011 - 2020 đạt 18,37%. Trong đó, khách quốc tế khoảng 700 ngàn lượt khách vào năm 2015 và 1,4 triệu lượt khách vào năm 2020/
Doanh thu chuyên ngành du lịch đạt 3,1 ngàn tỷ đồng vào năm 2015 và đến năm 2020 tăng lên đến 10,1 ngàn tỷ đồng. Giá trị tăng thêm lĩnh vực du lịch vào năm 2010 đạt 1,5 ngàn tỷ đồng; đến năm 2020 đạt 13,86 ngàn tỷ đồng, chiếm 9,25% GDP của thành phố, với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt từ 17-18%/ năm. Đến năm 2015 tạo thêm khoảng 6,7 ngàn việc làm trực tiếp trong ngành du lịch và khoảng hơn 9 ngàn việc làm vào năm 2020.
Với mục tiêu như trên thì du lịch Đà Nẵng đã đưa ra các giải pháp nhằm đưa du lịch thành phố phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn sắp tới. Mở rộng và khai thác có hiệu quả quy mô các thị trường khách du lịch hiện có. Bên cạnh đó, chú trọng tìm kiếm và phát triển các thị trường mới, đặc biệt là các thị trường Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Ấn Độ. Phát triển du lịch Đà Nẵng theo 3 hướng chính:
-Du lịch biển, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái:
+ Phát triển du lịch biển tại cả 3 vùng du lịch: Non Nước - Ngũ Hành Sơn - Bắc Mỹ An; Mỹ Khê - Sơn Trà; Xuân Thiều - Nam Ô - Hải Vân. Bên cạnh đó, cần chú trọng các dịch vụ khác như thuyền buồm, lướt ván, câu cá thể thao trên biển, lặn biển, du thuyền ban đêm... hình thành các khu nghỉ dưỡng ven biển quy mô lớn, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Xem đây là là hướng đột phá để xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. + Tăng cường đầu tư, xây dựng Khu du lịch Bà Nà và vùng phụ cận trở thành khu nghỉ dưỡng núi đặc trưng, riêng có của thành phố. Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái vùng Sơn Trà, Hải Vân, Đồng Nghệ - Phước Nhơn kết hợp với vùng Bạch Mã, Cù Lao Chàm tạo thành liên vùng du lịch sinh thái đa dạng và đặc sắc.
- Du lịch văn hóa, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề:
+ Tiếp tục nâng cấp Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Thành Điện Hải, Bảo tàng Đà Nẵng, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, nâng cấp hệ thống đường kết hợp xây dựng Khu du lịch sinh thái sông Cổ Cò gắn với văn hoá Phật giáo tại đây. Ngoài ra, phát triển du lịch văn hoá cần gắn với di tích văn hoá, lịch sử của các vùng phụ cận như: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn
+ Khai thác thế mạnh của các làng nghề, làng quê phía Nam và phía Tây thành phố Đà Nẵng, sông Hàn, sông Trường Định..., tạo thêm sự phong phú hấp dẫn cho các chương trình du lịch tại Đà Nẵng.
- Du lịch công vụ, mua sắm, hội nghị - hội thảo: Đây là loại hình du lịch mới mà Đà Nẵng có lợi thế để phát triển nhằm thu hút nguồn khách công vụ trong và
ngoài nước đến tổ chức, tham gia hội nghị, hội thảo, triển lãm kết hợp tham quan, nghỉ mát.